intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" trình bày về vấn đề văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay đang là nỗi lo cho các cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường. Cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của các hành vi ứng xử, giúp các em học sinh luôn ý thức rõ về bổn phận, trách nhiệm với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác tạo nên cách ứng xử có văn hóa trong nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

  1. XÂY DỰNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thị Hiền1 1. Khoa Sư phạm. Email: hiennt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Văn hoá ứng xử là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Trong tất cả các mối quan hệ trong xã hội chúng ta đều phải giao tiếp, ứng xử với nhau. Văn hoá ứng xử trong nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên vấn đề văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay đang là nỗi lo cho các cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường. Cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của các hành vi ứng xử, giúp các em học sinh luôn ý thức rõ về bổ phận, trách nhiệm với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác tạo nên cách ứng xử có văn hoá trong nhà trường. Từ khoá: Giáo viên, học sinh, trung học phổ thông, văn hoá ứng xử, xây dựng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục là phương thức bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp, tri thức văn hóa xã hội. Văn hóa ứng xử trong nhà trường ngày càng thu hút sự quan tâm của ngành giáo dục nói riêng và dư luận xã hội nói chung. Một trường học phát triển bền vững là khi nhà trường đó có thể khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho đơn vị mình công tác. Những giá trị mà cá nhân và tập thể của nhà trường mang lại sẽ hình thành nên hệ thống giá trị văn hóa nhà trường. Ngày 12/4/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/TT-BGD ĐT về Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019), tiếp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành Kế hoạch triển khai Đề án theo Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2019 với mục đích triển khai Đề án trong toàn Ngành giáo dục đảm bảo kịp thời, hiệu quả (Bộ Giáo dục và Đào tạo - Kế hoạch triển khai Đề án, 2019). Theo đó, 100% trường học phải xây dựng bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử. Thực tế, trong những năm gần đây việc thực hiện giáo dục đạo đức lối sống, xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh các trường Trung học phổ thông (THPT) ở thành phố Thủ Dầu Một nói riêng, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung chưa thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học cho học sinh chưa đồng bộ, đã làm giảm hiệu quả giáo dục của mỗi bên. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, Internet và các mạng xã hội đã gây ra không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức, văn hóa ứng xử cho các em học sinh. 748
  2. Trước những thực tế bất cập trên, đòi hỏi phải có những biện pháp để xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đó chính là lý do để tác giả chọn nghiên cứu vấn đề này trong bài tham luận của mình. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Văn hoá Văn hoá là những cái xung quanh chúng ta do con người tạo nên (Vũ Dũng, 2002). Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại, là kinh nghiệm của lịch sử xã hội loại người đã được hệ thống hoá, tích luỹ lại qua nhiều thế kỷ và có thể truyền lại cho các thế hệ sau (Thái Duy Tuyên, 2009). Theo Edward Burnett Tylor, Văn hoá là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội” (Edward Burnett Tylor, 1965). 2.2. Văn hoá nhà trường Văn hoá nhà trường là những giá trị tốt đẹp nhất được hình thành bởi một tập thể và được mỗi cá nhân trong nhà trường chấp nhận. Khi đó, nếu văn hoá nhà trường tốt đẹp thì hướng đến chất lượng cao (Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt , 2017). Văn hoá nhà trường còn được hiểu là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường, là cách sống văn minh, lịch sự của các thành viên trong nhà trường (Vũ Dũng, 2009). 2.3. Văn hoá ứng xử trong trường trung học phổ thông Văn hoá ứng xử là một biểu tượng của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau (Trần Đăng Huy, 2019). Văn hoá ứng xử trong trường THPT là lối sống văn minh, hành vi giao tiếp ứng xử lịch sự, cử chỉ, cách nói năng chuẩn mực giữa người giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với đồng nghiệp và với lãnh đạo của nhà trường. 2.4. Xây dựng và phát triển văn hoá ứng xử trong trường trung học phổ thông Xây dựng và phát triển văn hoá ứng xử trong trường THPT là hình thành các giá trị tinh thần, lối sống văn minh, hành vi giao tiếp lịch sự, cử chỉ, cách giao tiếp chuẩn mực giữa người giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với đồng nghiệp và với cán bộ quản lý nhà trường. Những hành vi, cử chỉ, thái độ này được giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh trong nhà trường THPT gìn giữ, chọn lọc và phát triển qua từng giai đoạn để trở thành khuôn mẫu nền nếp, truyền thống của nhà trường. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng về văn hoá ứng xử trong các trường THPT tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, tác giả đã tiến hành khảo sát 140 cán bộ quản lý và giáo viên tại 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 749
  3. Gồm các trường: THPT Võ Minh Đức, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT An Mỹ, THPT Bình Phú, THPT Việt Anh. Kết quả khảo sát thu được như sau: 3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hoá ứng xử trong trường THPT tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Mức độ nhận thức: 1. Hoàn toàn không quan trọng; 2. Không quan trọng; 3. Bình thường; 4. Quan trọng; 5. Rất quan trọng) Kết quả đánh giá TT Tầm quan trọng xây dựng văn hóa ứng xử ĐTB ĐLC XL MĐ 1 Nhận thức về ứng xử văn hoá trong nhà trường 3.89 0.319 4 Quan trọng 2 Xây dựng văn hoá trong trường học 3.54 0.762 4 Quan trọng 3 Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 3.73 0.785 4 Quan trọng Theo kết quả thống kê từ bảng trên cho thấy, “Nhận thức về ứng xử văn hoá trong nhà trường” có điểm trung bình trong đánh giá của giáo viên và các cán bộ quản lý trong các trường THPT tham gia khảo sát là 3.89 điểm, ứng với mức 4, mức độ quan trọng. Độ lệch chuẩn thấp thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát giữa các trường. “Xây dựng văn hóa trong trường học” và “nâng cao chất lượng dạy và học” cũng được đánh giá cao với điểm trung bình dao động từ 3.54 điểm đến 3.73 điểm, đạt mức 4, mức độ quan trọng. Qua đó, các cán bộ quản lý và giáo viên đã quan tâm và nhận thức đúng về ứng xử văn hóa trong nhà trường, cũng như thực hiện việc xây dựng văn hóa trong trường học và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường là điều quan trọng của hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. 3.2. Thực trạng thực hiện văn hóa ứng xử của giáo viên trong trường THPT tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Mức độ thực hiện: 1. Không thực hiện; 2. Ít thực hiện; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên) Kết quả đánh giá TT Văn hóa ứng xử của giáo viên ĐT ĐTB ĐLC XL MĐ Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê GV Thường 1 4.06 0.863 4 bình phù hợp với hoàn cảnh học sinh CBQL xuyên Thái độ tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, GV Ít thực 2 1.96 0.186 2 lắng nghe và động viên, khích lệ người học CBQL hiện Phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh GV Thường 3 3.99 0.869 4 đạo theo quy định CBQL xuyên Biết bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng GV Thường 4 3.98 0.885 4 nghiệp, nhân viên CBQL xuyên Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, trù dập, định GV Thường 5 3.94 0.766 4 kiến, bạo hành, xâm hại đối với người học CBQL xuyên Từ kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy, các nội dung đánh giá về biểu hiện văn hóa ứng xử của giáo viên trong nhà trường THPT phần lớn được giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá cao với điểm trung bình ở mức 4, mức độ thường xuyên thực hiện. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá của các đối tượng giữa các trường THPT tham gia khảo sát. Như vậy, trong văn hóa ứng xử của giáo viên trong nhà trường tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có những biệu hiện tích cực cần được biểu dương, khen thưởng và phát huy để nâng cao kết quả trong xây dựng văn hóa ứng xử cho nhà trường. 750
  4. Tuy nhiên, về biểu hiện “Thái độ tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học” có điểm trung bình trong đánh giá của các đối tượng tham gia là 1.96 điểm và 2.26 điểm đạt mức 2 mức độ ít thường xuyên. Độ lệch chuẩn từ thấp (không quá 1) thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá của các đối tượng. 3.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung văn hóa ứng xử các trường THPT tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Mức độ thực hiện: 1. Không thực hiện; 2. Ít thực hiện; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên) Kết quả đánh giá TT Nội dung xây dựng văn hóa ứng xử ĐTB ĐLC XL MĐ 1 Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa cán bộ quản lý và giáo viên 1.96 0.314 2 Ít thực hiện 2 Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa giáo viên và giáo viên 3.02 0.145 3 Thỉnh thoảng 3 Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh 3.78 0.417 4 Thường xuyên 4 Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa học sinh và học sinh 1.98 0.188 2 Ít thực hiện Các nội dung về văn hóa ứng xử ở các trường THPT tại thành phố Thủ Dầu Một chưa được thực hiện đồng bộ, cụ thể: nội dung “Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa cán bộ quản lý và giáo viên” và “Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa học sinh và học sinh” có điểm trung bình trong đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý là 1.96 và 1.98 điểm đạt mức 2, mức độ ít thường xuyên, độ trung bình cũng thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá của các đối tượng. Qua phân tích các biểu hiện văn hóa ứng xử của giáo viên, cán bộ quản lý cho thấy, các đối tượng còn hạn chế nhiều trong thực hiện văn hóa ứng xử giữa CBQL với giáo viên và giữa học sinh với nhau. Như vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hình thành văn hóa ứng xử tốt đẹp tại trường, nhà trường cần phải quan tâm hơn và thường xuyên thực hiện tốt các nội dung văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa cán bộ quản lý, giáo viên, đồng nghiệp, giữa học sinh với nhau thông qua các hoạt động giáo dục tập thể phù hợp, hay những chính sách động viên, khích lệ tinh thần cùng chung tay xây dựng văn hóa ứng xử nhà trường đáp ứng mục tiêu giáo dục chất lượng cao nhà trường. 4. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP 4.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn Các biện pháp đề xuất trong công tác quản lí xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương phải dựa trên cơ sở kết quả đánh giá từ thực tiễn về mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử ở các trường THPT, cũng như thực tiễn trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục nhà trường. Đồng thời, kết quả phân tích đánh giá thực tiễn phải thể hiện cụ thể những hạn chế thiếu sót của quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trường. 4.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi và vừa sức Tính khả thi và vừa sức trong các biện pháp đề xuất về quản lý xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được thực hiện trong phạm vi, điều kiện nguồn lực, vật lực, tài lực của nhà trường THCS. Đồng 751
  5. thời, biện pháp phải xây dựng trên khả năng, biệu hiện văn hóa ứng xử giữa các lực lượng giáo dục nhà trườn, văn hóa nhà trường THPT, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, văn hóa xã hội địa phương. Các biện pháp phải vận dụng hiệu quả trong thực tiễn tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 5. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP Từ kết quả phân tích thực trạng, tác giả đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng văn hoá ứng xử tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý trong xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử tại trường trung học phổ thông * Mục đích của biện pháp: Biện pháp thực hiện nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường THPT nâng cao khả năng quản lý cũng như thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển văn hóa trong trường học, giúp họ hình thành những hành vi, ngôn ngữ chuẩn mực, có tinh thần toàn kết, có thái độ làm việc với nhau hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường làm việc sư phạm trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. * Nội dung biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong trường học được tập trung vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hiểu biết và nắm vững nội dung trong xây dựng văn hóa ứng xử giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với nhau, giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh trong nhà trường THPT, khả năng nhận thức đầy đủ về mục tiêu, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong trường THPT. Bồi dưỡng khả năng giao tiếp, tình cảm, sự quan tâm chia sẻ, cách bày tỏ lòng trung thực trước những tình huống trong công việc, trong đời sống thực tiễn. Đối với giáo viên: cần phải được quan tâm bồi dưỡng nâng cao khả năng về: thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học Đối với cán bộ quản lý cần được bồi dưỡng nâng cao khả năng về: thực hiện ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khính lệ, động viên giáo viên và nhân viên, nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc với đồng nghiệp, giáo viên và nhân viên. * Cách thực hiện biện pháp: Hiệu trưởng các trường THPT phải quan tâm hơn trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch về các khoá bồi dưỡng phù hợp và dựa trên nhu cầu, điều kiện của giáo viên và điều kiện của nhà trường Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các Tổ chuyên môn khảo sát thông tin về nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện của từng giáo viên, từng cán bộ quản lý xác định chính xác giáo viên nào, cán bộ quản lý nào có thể tham gia khoá bồi dưỡng, và lựa chọn hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp 752
  6. Chủ động liên kết với các trường có uy tín để lựa chọn hình thức tổ chức bồi dưỡng tập trung hay từ xa tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường và các đối tượng tham gia Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo, quan tâm trong quá trình tổ chức bồi dưỡng về thời gian và địa điểm tổ chức đào tạo bồi dưỡng, thời gian và địa điểm phải thuận lợi và không làm ảnh hưởng đến công việc trên lớp của giáo viên, cán bộ quản lý 5.2. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử qua việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường THPT * Mục đích của biện pháp: Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng kế hoạch về xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử gắn liền với thực tiễn, phù hợp với văn hóa nhà trường, văn hóa địa phương, nâng cao khả năng ứng xử của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, cũng như khả năng nhận thức về mục tiêu, vai trò trong xây dựng và phát triển văn hoá ứng xử tại trường, hình thành hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói chuẩn mực giữa các mối quan hệ trong nhà trường. * Nội dung biện pháp: Tập trung vào việc xây dựng kế hoạch về công tác xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong trường THPT. Xây dựng văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ giữa giáo viên với cán bộ quản lý, giữa học sinh với học sinh thông qua phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường (Nguyễn Thị Tuyết Hạnh , 2015): - Xác định biểu hiện văn hóa ứng xử của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý; Xác định thực trạng nhận thức giáo viên, cán bộ quản lý về mục tiêu, vai trò xây dựng và phát triển văn hoá ứng xử tại trường - Xác định khả năng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói chuẩn mực trong văn hóa ứng xử giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh thông qua phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. - Lập kế hoạch thể hiện sự phối hợp, hợp tác với các bộ phận, cá nhân trong nhà trường, các tổ chức, hội cha mẹ học sinh, cơ quan, đơn vị địa phương thống nhất về mục tiêu, nội dung, và cách thức thực hiện. * Cách thực hiện biện pháp: Hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường thực hiện phối hợp hiệu quả trong việc thu thập, đánh giá xác định chính xác về thông tin biểu hiện hành vi, thái độ ứng xử có văn hóa giữa các mối quan hệ trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, bộ phận liên quan tham gia tích cực trong việc xây dựng văn hóa và phát triển văn hóa tốt đẹp trong nhà trường Nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch xác định biểu hiện văn hóa ứng xử của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý thường xuyên, định kỳ. Xây dựng kế hoạch xác định thực trạng nhận thức giáo viên, cán bộ quản lý về mục tiêu, vai trò xây dựng và phát triển văn hoá ứng xử tại trường. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường thường xuyên, tạo sự liên tục trong công tác quản lí xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong các trường THPT. Các kế hoạch được thực hiện định kỳ hằng năm, theo tháng, tuần và được lồng ghép trong các kế hoạch hoạt động giáo dục, phong trào thi đua nhà trường phù hợp với điều kiện nhà trường. 753
  7. 5.3. Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên và học sinh trung học phổ thông * Mục đích của biện pháp: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khắc phục những hạn chế trong giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa học sinh với học sinh trong nhà trường, cũng như chất lượng trong tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương ngày càng được nâng cao, và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường. * Nội dung của biên pháp: Xây dựng và phát triển văn hoá ứng xử trong các môn học, trong lớp học, tích hợp với các nội dung môn học, với các hoạt động ngoại khoá, tham quan, du lịch, chuyên đề, hội thảo với sự tham gia từ nhiều bộ phận trong và ngoài nhà trường. Tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo, giao lưu giữa các lực lượng; xây dựng tình thần đoàn kết, quyết tâm giữa các lực lượng tại trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. * Cách thực hiện biện pháp: Hiệu trường triển khai các biện pháp, kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng, khích lệ tinh thần đoàn kết, thống nhất làm việc trong các cá nhân, bộ phận trong nhà trường và phụ huynh, cơ quan chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động, chuyên đề, giao lưu. Hiệu trường tổ chức phân công trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận phụ trách theo dõi, xây dựng bộ quy tắc ứng xử, phản hồi thông tin về tình hình, khả năng đáp ứng các tiêu chi trong bộ quy tắc ứng xử để kịp thời phối hợp, bổ sung, điều chỉnh. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi trong việc bồi dưỡng nâng cao ý thức, thái độ, khả năng giao tiếp văn hóa trong các bộ phận, cá nhân, tích tực xây dựng môi trường làm việc sư phạm, duy trì giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp cho nhà trường. Tổ chức thường xuyên các buổi chuyên đề, hội thảo, giao lưu về những vấn đề liên quan đến những giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp của môi trường làm việc sư phạm. 6. KẾT LUẬN Trong thời đại ngày nay, văn hóa ứng xử có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của mỗi con người cũng như toàn xã hội. Văn hóa ứng xử thể hiện thái độ, cách thức quan hệ, hành động giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là nhiệm vụ của nhà trường trong cả nước nói chung và của các trường TPHT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nói riêng, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ. Cần phải duy trì và thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định quy tắc ứng xử do Bộ GDĐT ban hành, phù hợp với điều kiện và đặc trưng vùng miền của mỗi trường (Chính Phủ, 2018). Qua quá trình nghiên cứu thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường TPHT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một cho thấy phần lớn các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 754
  8. đều nhận thức được khái ý nghĩa và vai trò của việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh; các trường đã thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa, ứng xử, giữa các đối tượng đã thể hiện những yêu cầu theo quy tắc ứng xử giữa giáo viên với cán bộ quản lý, giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh trong nhà trường. Nhưng vẫn còn một số giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh còn hạn chế trong thực hiện việc giao tiếp ứng xử, trong xây dựng văn hóa ứng xử. Với một số biện pháp tác giả đã đề xuất được, hy vọng sẽ góp phần khắc phục những thiếu sót để nâng cao chất lượng xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Kế hoạch triển khai Đề án theo Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2019, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Chính Phủ. (2018). Quyết định số 1299/QĐ-TTg, Xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025, NXB Chính Trị, Hà Nội. 4. Edward Burnett Tylor. (1965). Researches into the Early History of Mankind, New YorkHolt, Rinehart and Winston, 1877, tr. 1-6. 5. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh. (2015). Giáo trình khoa học quản lí giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt. (2017). Giáo trình văn hóa tổ chức vận dụng vào phân tích văn hóa nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 7. Thái Duy Tuyên. (2009). Tìm hiểu tư tưởng văn hoá học đường của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo Hội Tâm lí - Giáo dục, Tạp chí Giáo dục, Hà Nội. 8. Trần Đăng Huy. (2019). Văn hoá ứng xử và hành vi ứng xử có văn hoá trong học sinh, Tạp chí giáo dục, Hà Nội. 9. Vũ Dũng. (2002). Tâm lý học dân tộc, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 10. Vũ Dũng. (2009). Văn hoá học đường - Nhìn từ khía cạnh lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo, Tạp chí Giáo dục, Hà Nội. 755
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2