Một số vấn đề lý luận quản lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở
lượt xem 3
download
Thông qua việc làm rõ các nội dung cơ bản của khái niệm và nội hàm công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở, bài viết góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về công tác quản lý đặc thù này trong nhà trường trung học cơ sở.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề lý luận quản lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SOME THEORETICAL ISSUES ABOUT OPERATIONS MANAGEMENT BUILDING A CULTURE OF BEHAVIOR IN SECONDARY SCHOOL PHẠM ĐÀO TIÊN(*), ĐỖ THỊ TUYẾT NHUNG(**) (*) Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, pdtien@iemh.edu.vn (**) Học viên cao học – Trường Đại học Vinh THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 25/5/2022 Hiện nay, trước thực trạng giới trẻ, đặc biệt trong độ tuổi ở bậc Ngày nhận lại: 28/5/2022 học trung học cơ sở, ngày càng có nhiều những biểu hiện lệch Duyệt đăng: 15/6/2022 chuẩn trong giao tiếp ứng xử, sa sút về đạo đức thì công tác Mã số: TCKH-S02T6-B13-2022 quản lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử trong các nhà ISSN: 2354 – 0788 trường nói chung và bậc học trung học cơ sở nói riêng trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thông qua việc làm rõ các nội dung cơ bản của khái niệm và nội hàm công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở, bài viết góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về công tác quản lý đặc thù này trong nhà trường trung học cơ sở. Từ khóa: quản lý, hoạt động xây dựng văn ABSTRACT hóa ứng xử, trường trường trung Currently, in the face of the situation of young people, especially học cơ sở. children of the age of the secondary school, there are more and Key words: more standard deviations in communication and moral decline, management, culture-building the management of activities to build a culture of behavior in activities, junior high schools. schools in general and middle school level, in particular, becomes an extremely difficult task as well as Important in the educational activities of the school. By clarifying the basic contents of the concept and the content of management of behavior-building activities in middle school, the theoretical issues of this specific management in the middle school. 21
- PHẠM ĐÀO TIÊN – ĐỖ THỊ TUYẾT NHUNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ không có khái niệm văn hóa ứng xử. Khái niệm Xu hướng hội nhập quốc tế đã và đang có lối sống hay văn hóa lối sống là tương đương với nhiều tác động tích cực đến đời sống xã hội cũng phạm trù văn hóa ứng xử. Thuật ngữ văn hóa như giáo dục của nước ta. Mặt trái của nền kinh ứng xử xuất hiện như là kết quả của quá trình cải tế thị trường cũng đã có những tác động tiêu cực biến xã nói chung và xây dựng con người mới, đến các vấn đề về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng văn hóa mới nói riêng” [4]. xử của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó đặc Như vậy, có thể hiểu văn hóa ứng xử là biệt là đội ngũ học sinh bậc trung học cơ sở - lứa những chuẩn mực xã hội về ứng xử có tác dụng tuổi mà nhận thức “đúng/sai” chưa cao, cần định hướng cho thái độ, hành vi của con người được rèn luyện và giáo dục nhiều về các hành vi trong những tình huống ứng xử nảy sinh với bản ứng xử lệch chuẩn. Một bộ phận cán bộ, giáo thân, với người khác, với thế giới xung quanh. viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục chưa Hay có thể nói, văn hóa ứng xử là một nội dung chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, xảy ra tình của văn hóa lối sống, thể hiện trình độ đạo đức, trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, có hành vi và thẩm mỹ, diện mạo nhân cách của một cá nhân thái độ ứng xử thiếu kiềm chế, xúc phạm tinh trong tập thể, cộng đồng, một quốc gia, dân tộc. thần, thể chất học sinh… đã để lại những hậu quả Nói cách khác, văn hóa ứng xử thể hiện trình độ đáng tiếc, gây bức xúc trong xã hội. Chính vì phát triển của con người, của xã hội. vậy, xây dựng văn hóa ứng xử văn hóa trong nhà 2.1.2. Hoạt động xây dựng văn hoá ứng xử ở trường trung học cơ sở là một nhiệm vụ quan trường trung học cơ sở trọng mà các nhà quản lý bậc học này cần phải Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong quan tâm. Quản lý tốt hoạt động xây dựng văn trường học giai đoạn 2018 - 2025" tại phần I mục hóa trong nhà trường trung học cơ sở sẽ tạo ra 1 đưa ra mục tiêu chung cho các trường học là một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn tạo “Tăng cường văn hóa ứng xử trong trường học điều kiện thuận lợi giáo dục, rèn luyện học sinh nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa phát triển, hoàn thiện nhân cách, đảm bảo mục của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học tiêu giáo dục toàn diện. sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện 2. NỘI DUNG nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa 2.1. Một số khái niệm trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất 2.1.1. Văn hóa ứng xử lượng giáo dục, đào tạo..." [6]. Khái niệm văn hóa ứng xử được tập thể tác Quy định về quy tắc ứng xử trong cơ sở giả trong công trình nghiên cứu “Văn hóa ứng giáo dục cũng xác định tại Điều 2 là “Điều chỉnh xử của người Hà Nội với môi trường thiên cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo nhiên” do Nguyễn Viết Chức (202) cho rằng: dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần “Văn hóa ứng xử gồm: Cách thức quan hệ, thái phong mĩ tục của dân tộc.... xây dựng văn hóa độ và hành động của con người đối với môi học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an trường thiên nhiên, xã hội và đối với người toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo khác” [11]. Theo các tác giả văn hóa ứng xử gồm lực học đường" [6]. ba chiều quan hệ đó là: với thiên nhiên, với xã Như vậy, có thể hiểu hoạt động xây dựng hội và với bản thân. Văn hóa ứng xử gắn với các văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở là các thước đo mà xã hội dùng để ứng xử. Đó là các hoạt động mà trường trung học cơ sở thực hiện chuẩn mực xã hội. để tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn (2008) cho trong các mối quan hệ của cán bộ quản lý, giáo rằng: “Trong nền văn hóa Việt Nam cổ truyền, viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh phù 22
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần Chức năng chỉ đạo: là phương thức tác phong mỹ tục của dân tộc, góp phần xây dựng động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, thân chức vận hành đúng kế hoạch, thực hiện được thiện, phòng, chống bạo lực học đường. mục tiêu quản lý. 2.1.3. Quản lý Chức năng kiểm tra: là phương thức tác Khái niệm quản lý đã được một số học giả, động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhà khoa học đề cập từ những góc độ khác nhau. nhằm thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và Đối với Fayol (1949), "Quản lý là một hoạt động xử lý các kết quả vận hành của tổ chức, từ đó ra mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính các quyết định điều chỉnh nhằm thực hiện được phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế mục tiêu đề ra. hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. 2.1.4. Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ xử ở trường trung học cơ sở đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [3]. Từ những phân tích trên, có thể cho rằng quản Theo tác giả Hard Koont (1998), "Quản lý lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp trung học cơ sở là sự tác động có định hướng, có con người hoàn thành một cách hiệu quả mục mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản tiêu đã định" [2]. lý tới khách thể quản lý nhằm tạo ra hoặc gìn giữ, Từ điển Bách khoa Việt Nam (2008) định phát triển các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần nghĩa: Quản lý là tổ chức, điều khiển các hoạt của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục và động theo những yêu cầu nhất định [9]. truyền lại cho các thế hệ sau. Theo tác giả Trần Kiểm (2014) định nghĩa: 2.2. Sự cần thiết quản lý hoạt động xây dựng Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, văn hoá ứng xử ở trường trung học cơ sở sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành (1) Đảm bảo cho hoạt động xây dựng văn hóa thành tựu của xã hội [8]. ứng xử trong nhà trường thực hiện theo kế Tóm lại: Quản lý là sự tác động có ý thức của hoạch, đúng định hướng chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn Hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở các quá trình xã hội, hành vi, hoạt động của con trường trung học cơ sở rất cần vai trò định hướng người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà của người quản lý. Định hướng của người quản quản lý, phù hợp quy luật khách quan. lý được truyền tải thông qua kế hoạch xây dựng Các chức năng của quản lý cũng được các văn hóa ứng xử của nhà trường do hiệu trưởng nhà nghiên cứu xác định có 4 chức năng cơ bản, ban hành. Kế hoạch này được phổ biến đến các đó là: bộ phận, cá nhân trong nhà trường để cùng thực Chức năng kế hoạch: là công tác xác định hiện. Việc giám sát, kiểm tra trong quá trình trước mục tiêu của tổ chức, đồng thời chỉ ra các quản lý sẽ giúp điều chỉnh kịp thời các sai sót phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu, nếu có nhằm đảm bảo các hoạt động xây dựng trong điều kiện biến động của môi trường. Thực văn hóa ứng xử trong nhà trường được thực hiện hiện chức năng kế hoạch là trả lời các câu hỏi: theo đúng kế hoạch, đúng định hướng, đạt mục Hiện nay chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn tiêu đã đề ra. đi đến đâu? Cần phải làm gì để đi đến đó?. (2) Đảm bảo cho hoạt động xây dựng văn hóa Chức năng tổ chức: là việc sắp xếp, phân ứng xử trong toàn trường được thực hiện đồng công các nhiệm vụ, các nguồn lực một cách tối bộ, thống nhất. ưu, nhằm làm cho tổ chức vận hành theo kế Hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử được hoạch, đạt được mục tiêu đề ra. thực hiện bởi nhiều bộ phận và cá nhân trong nhà 23
- PHẠM ĐÀO TIÊN – ĐỖ THỊ TUYẾT NHUNG trường và sự hỗ trợ phối hợp các đối tượng bên động, các quy định, cách thức và bước đi cụ thể ngoài nhà trường. Việc quản lý sẽ giúp cho các trong một thời hạn nhất định, trách nhiệm của bộ phận và cá nhân biết rõ nhiệm vụ, trách các đơn vị và cá nhân trong tổ chức và các điều nhiệm, quyền hạn trong công việc, cùng phối kiện để triển khai các hoạt động nhằm đạt được hợp thực hiện, không xảy ra tình trạng trùng lắp những mục tiêu đề ra [5]. công việc hay thực hiện không thống nhất. Có Lập kế hoạch là hoạt động đầu tiên trong sự quản lý của hiệu trưởng nhà trường sẽ đảm công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa bảo cho hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ứng xử ở trường trung học cơ sở. Lập kế hoạch được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, xây dựng văn hóa ứng xử là quá trình phân tích thống nhất trong toàn trường theo kế hoạch. thực trạng, thiết lập các mục tiêu, hệ thống hóa (3) Đảm bảo sự phối hợp của các nguồn lực các nội dung, biện pháp tiến hành, phân công trong và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa người thực hiện, thời gian thực hiện và các điều ứng xử trong nhà trường kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu xây dựng Để hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở. Hiệu trong nhà trường đạt hiệu quả cần sự chung tay, trưởng – chủ thể quản lý của nhà trường khi lập đoàn kết thực hiện của cán bộ quản lý, giáo viên, kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử ở trường nhân viên trong nhà trường và sự hợp tác, hỗ trợ trung học cơ sở cần thực hiện các công việc sau: là các lực lượng bên ngoài nhà trường như chính Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ quyền địa phương, các tổ chức xã hội ngoài nhà Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường, cha mẹ học sinh. Với vai trò quản lý, Phòng Giáo dục và Đào tạo về xây dựng văn hóa hiệu trưởng nhà trường xây chế cơ chế phối hợp ứng xử trong nhà trường, đặc trưng văn hóa - phù hợp, đảm bảo cho hoạt động xây dựng văn chính trị - xã hội tại địa phương làm cơ sở xác hóa ứng xử có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ định mục tiêu, nội dung xây dựng văn hóa ứng phận và cá nhân trong trường và sự phối hợp của xử ở trường trung học cơ sở. Phân tích đánh giá nhà trường với các lực lượng ngoài trường. Sự thực trạng văn hóa ứng xử trong nhà trường, xác quản lý tập trung sẽ giúp công tác phối hợp được định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao. thức của nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng 2.3. Công tác quản lý hoạt động xây dựng văn xử. Xác định mục tiêu, nội dung xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở hóa ứng xử trong nhà trường phù hợp với pháp 2.3.1. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử ở luật, định hướng phát triển văn hóa - xã hội của trường trung học cơ sở đất nước trong bối cảnh hiện tại và tình hình địa Theo tác giả Trần Kiểm (2014) “Lập kế phương. Xác định các nguồn lực (nhân lực, vật hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động lực, tài lực…) phục vụ cho việc xây dựng văn tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác hóa ứng xử trong nhà trường. định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn Đưa ra các phương án cụ thể để xây dựng lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông văn hóa ứng xử cho học sinh trong nhà trường. tin) đã có và sẽ khai thác" [8]. Xác định các biện pháp, cách thức, phương pháp Theo Phan Văn Kha (2007) “Lập kế hoạch cụ thể xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng trường; phân công người thực hiện, bộ phận thực quản lý, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và hiện và dự kiến thời gian, tiến độ hoàn thành. phát triển của mỗi hệ thống nói chung và các Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát thực hoạt động cụ thể nói riêng. Kế hoạch là văn bản, hiện và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng trong đó xác định những mục tiêu, các hoạt văn hóa ứng xử trong nhà trường. 24
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 Căn cứ vào các nội dung của hoạt động xây được cơ cấu bộ máy thực hiện với vai trò và dựng văn hóa ứng xử trong trường trung học cơ trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận và cá nhân; sở, hiệu trưởng cần lập các kế hoạch như: Kế xác định rõ các mối quan hệ quản lý và phối hợp hoạch hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận trong thực hiện nhiệm vụ xây dụng văn hóa ứng thức về xây dựng văn hóa ứng xử. Kế hoạch hoạt xử trong nhà trường. động xây dựng và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử Các hoạt động tổ chức xây dựng văn hóa trong trường trung học cơ sở. Kế hoạch hoạt ứng xử ở trường trung học cơ sở bao gồm: động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. Kế Thành lập bộ phận chỉ đạo hoạt động xây hoạch hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường: Hiệu ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa trưởng nhà trường thành lập Ban chỉ đạo trong ứng xử cho tập thể sư phạm nhà trường. Kế nhà trường thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng hoạch hoạt động phối hợp của nhà trường với gia văn hóa ứng xử trong nhà trường. Việc hình đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử. thành một bộ phận riêng biệt chịu trách nhiệm Việc lập kế hoạch thực hiện hoạt động xây dựng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường giúp văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở được đảm bảo tính tập trung và trách nhiệm của các chủ thể quản lý lập kế hoạch theo giai đoạn, năm thành viên tham gia vào hoạt động này, từ đó học. Kế hoạch cần được thảo luận, lấy ý kiến của nâng cao hiệu quả tổ chức xây dựng văn hóa ứng tập thể trước khi ban hành. Đồng thời, để đảm xử trong nhà trường. Các thành viên trong Ban bảo tính pháp lý của văn bản kế hoạch và nâng chỉ đạo thường bao gồm: một thành viên trong cao hiệu lực của công tác quản lý, văn bản kế cán bộ quản lý nhà trường, cán bộ quản lý các tổ hoạch thường được trình lên các cấp có thẩm chuyên môn, văn phòng, Đoàn Thanh niên, Đội quyền để thẩm định, phê duyệt. Thiếu niên, Đại diện Hội cha mẹ học sinh. Ngoài 2.3.2. Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa ra, trong mỗi hoạt động cụ thể, hiệu trưởng có ứng xử ở trường trung học cơ sở thể thành lập các ban giúp việc như: Ban tuyên Tác giả Phan Văn Kha (2007) quan niệm truyền về xây dựng văn hóa ứng xử để thực hiện “Tổ chức là quá trình xác định cấu trúc của hệ nhiệm vụ tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử, thống theo các đơn vị trực thuộc với các chức Ban soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử để xây dựng năng, nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân rõ ràng Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, Ban kiểm và cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo thực thi các tra để kiểm tra việc thực hiện hoạt động xây chức năng, nhiệm vụ hướng tới mục tiêu chung dựng văn hóa ứng xử của các các nhân, bộ phận của toàn hệ thống, đồng thời tổ chức triển khai trong nhà trường. các công việc nhằm đạt được các mục tiêu của Phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho từng các hoạt động một cách có hiệu quả" [5]. thành viên, từng bộ phận trong từng nội dung Tác giả Trần Kiểm (2014) cho rằng: “Tổ xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Tùy chức là quá trình tạo lập các thành phần, cấu theo năng lực của từng người, tùy theo vị trí, nội trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các dung công việc mà hiệu trưởng phân công nhiệm bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực vụ phù hợp. Bên cạnh giao việc, hiệu trưởng cần hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục giao quyền để các bộ phận, cá nhân có thể chủ tiêu tổng thể của tổ chức" [8]. động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Từ các quan điểm về tổ chức nêu trên, có văn hóa ứng xử trong nhà trường được giao đạt thể hiểu, để thực hiện chức năng tổ chức trong hiệu quả cao nhất. quản lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử chủ thể quản lý trường trung học cơ sở phải xây dựng 25
- PHẠM ĐÀO TIÊN – ĐỖ THỊ TUYẾT NHUNG Xác lập trách nhiệm và tổ chức cơ chế phối đề ra [1]. hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà Chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử tại trường trường tham gia giáo dục văn hóa ứng xử trong trung học cơ sở, hiệu trưởng nhà trường tập nhà trường: trung vào một số nội dung sau: Các lực lượng trong nhà trường: Xây dựng Ra quyết định triển khai các nội dung của môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh hoạt động xây dựng văn hoá ứng xử trong nhà và phòng chống bạo lực học đường; xây dựng kế trường. Các quyết định chỉ đạo có thể triển hoạch và tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học khai trực tiếp thông qua các cuộc họp hoặc ban sinh; ban hành và triển khai bộ quy tắc ứng xử theo hành bằng văn bản và chuyển đến các bộ phận, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của địa cá nhân thực hiện. phương; phối hợp với các cơ quan đoàn thể tại địa Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận phương, đoàn thể trong trường. và cá nhân trong trường hiểu rõ hiểu rõ nhiệm Gia đình: Có trách nhiệm chính giáo dục vụ cần thực hiện, nắm vững kỹ năng, cách thức văn hóa ứng xử, mẫu mực trong văn hóa ứng xử thực hiện nhiệm vụ. Hiệu trưởng cần chỉ đạo, tại gia đình và cộng đồng, làm gương cho học hướng dẫn về: Đối tượng, nội dung và hình thức sinh noi theo; phối hợp với nhà trường trong quá tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng trình giáo dục các con, tạo điều kiện cho các con văn hóa ứng xử trong nhà trường. Quy trình, tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường, cách thức và nội dung soạn thảo; quy trình và đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến ứng cách thức triển khai Bộ quy tắc ứng xử trong nhà xử văn hóa học đường… trường. Nội dung, phương pháp và hình thức Chính quyền địa phương: Tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. Cách thực vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, hiện các nội dung và hình thức bồi dưỡng nâng tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo học sinh tại cộng đồng; đưa nội dung xây dựng dục văn hóa ứng xử cho tập thể nhà trường. Các văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn đối tượng cần phối hợp, cách thực hiện các nội thành một trong các nội dung công tác của đơn dung và hình thức phối hợp mà nhà trường cần vị và được tổng kết, đánh giá hằng năm. Tổ chức thực hiện. Động viên, khuyến khích các lực thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa ứng lượng tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong xử trong nhà trường; có hình thức động viên nhà trường, tạo động lực cho mọi người thực khen thưởng các trường học làm tốt; xử lý đối hiện một cách chủ động, tự giác đem lại hiệu với các đơn vị để xảy ra các vấn đề về bạo lực quả. Điều khiển, giám sát quá trình thực hiện học đường, ứng xử thiếu văn hóa... nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận trong việc 2.3.3. Chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa ứng thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở xử đã xác định trong kế hoạch, kịp thời uốn nắn Theo Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích và điều chỉnh khi có sai sót. Hiền và cộng sự (2015), “Các chỉ thị, yêu cầu, 2.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng chỉ đạo các hoạt động cụ thể được đưa ra bởi các văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở chủ thể quản lý có thể bằng văn bản, bằng lời nói Theo tác giả Trần Kiểm, Nguyễn Xuân hoặc bằng các kênh truyền đạt thông tin khác". Thức (2012): “Kiểm tra là quá trình áp dụng Có thể hiểu, chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa những cơ chế và phương pháp để đảm bảo rằng ứng xử trong trường trung học cơ sở là sử dụng những hoạt động và thành quả đạt được phù hợp quyền lực quản lý để tác động đến các thành viên với các mục tiêu, kế hoạch và chuẩn mực của tổ nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch đã chức” [7]. 26
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 Kiểm việc xây dựng văn hóa ứng xử trong chức, chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc trường trung học cơ sở là quá trình hiệu trưởng thực hiện của từng thành viên trong nhà trường nhà trường theo dõi, đánh giá tiến trình và kết nhằm huy động, phối hợp tối đa sức mạnh của quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận và cá các thành viên trong xây dựng văn hóa ứng xử nhân được phân công trong hoạt động này. và phối hợp tốt với các tổ chức bên trong và bên Kiểm tra việc xây dựng văn hóa ứng xử ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử. trong trường trung học cơ sở là kiểm tra việc (2) Quản lý cơ sở vật chất và tài chính thực hiện các nội dung xây dựng văn hóa ứng xử Để quản lý cơ sở vật chất và tài chính phục đã xây dựng trong kế hoạch: Kiểm tra việc cán vụ hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử, người bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện hoạt hiệu trưởng cần lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo động tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng tài chính và dựng văn hóa ứng xử. Kiểm tra việc cán bộ quản đầu tư cơ sở vật chất nhằm tạo được các điều lý, giáo viên, nhân viên thực hiện quy trình xây kiện thuận lợi nhất để xây dựng văn hóa ứng xử dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử. Kiểm tra trong nhà trường như: tu sửa cổng trường, sân việc cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực trường, lớp học khang trang; trang trí các góc hiện giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. tuyên truyền văn hóa ứng xử đẹp, ưa nhìn; in ấn Kiểm tra việc cán bộ quản lý, giáo viên, tờ rơi, tài liệu về chủ đề văn hóa ứng xử; tổ chức nhân viên thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho học cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo sinh; tổ chức các hội thảo, chuyên để cho giáo dục văn hóa ứng xử. Kiểm tra việc cán bộ quản viên, học sinh, cha mẹ học sinh... lý, giáo viên. nhân viên thực hiện hoạt động phối 3. KẾT LUẬN hợp với gia đình và địa phương, các tổ chức bên Công tác quản lý hoạt động xây dựng văn ngoài nhà trưởng về xây dựng văn hóa ứng xử. hóa ứng xử là một nhiệm vụ quan trọng gắn liền Để thực hiện tốt nội dung kiểm tra, đánh giá với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường, diện ở các trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiệu trưởng cần: xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để hiện nay. Hiệu trưởng các trường trung học cơ phục vụ cho kiểm tra, giám sát và đánh giá. Phân sở cần phải tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu công, phân cấp kiểm tra, giám sát, đánh giá theo quả nhằm xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà khung kiểm tra, giám sát, đánh giá đã xây dựng trường đảm bảo mục tiêu Đề án "Xây dựng văn trong kế hoạch. Xây dựng kênh thông tin hai hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - chiều và quy định kỳ báo cáo/nội dung báo cáo. 2025” của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: Xử lý thông tin (đo đạc, đánh giá,…) và điều “Nhằm hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, chỉnh kế hoạch (nếu cần). Tổ chức sơ kết, tổng tạo chuyển biến sâu sắc về ứng xử văn hóa của kết để đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh; cho chu kỳ quản lý tiếp sau. xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong 2.3.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ xây dựng văn nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục đào hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam (1) Quản lý nhân lực nhân ái, nghĩa tình, trách nhiệm, trung thực và Để quản lý nguồn nhân lực của hoạt động sáng tạo" [6]. Hy vọng những vấn đề trình bày xây dựng văn hóa ứng xử, người hiệu trưởng cần trong bài viết sẽ giúp các nhà quản lý có thêm cơ thực hiện tốt công tác tuyên truyền năng cao sở lý luận để quản lý tốt hoạt động xây dựng văn nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà hóa ứng xử tại trường trung học cơ sở hiện nay. trường; thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, tổ 27
- PHẠM ĐÀO TIÊN – ĐỖ THỊ TUYẾT NHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Harold Koontz, Cyril Odonnell & Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. [3] Henri Fayol (1949), Quản lý công nghiệp và tổng quát (Administration industrielle et générale) Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [4] Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa. [5] Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia. [6] Thủ tướng Chính phủ (2018), Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025, Ban hành theo Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018. [7] Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012), Đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, Nzb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [8] Trần Kiểm (2014), Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [9] Từ điển Bách khoa Việt Nam (2008), Nxb Tự điển Bách Khoa, Hà Nội. [10] Nguyễn Viết Chức (2002), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 28
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
0 p | 509 | 30
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong mâu thuẫn: Phần 2
116 p | 107 | 20
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam về xung đột xã hội: Phần 1
167 p | 109 | 20
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong mâu thuẫn: Phần 1
157 p | 104 | 18
-
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 p | 50 | 17
-
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 1
167 p | 39 | 15
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về an sinh xã hội: Phần 1
119 p | 84 | 12
-
Liên minh châu Âu và một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự: Phần 1
189 p | 74 | 10
-
Giáo dục chuyên nghiệp và một số vấn đề lý luận đổi mới phương pháp dạy - học: Phần 1
187 p | 116 | 8
-
Ebook Một số vấn đề lý luận chính trị ở Việt Nam: Phần 1
112 p | 19 | 7
-
Bài giảng Một số vấn đề lý luận về tranh luận ở Quốc hội - GS.TS. Trần Ngọc Đường
8 p | 78 | 7
-
Ebook Một số vấn đề lý luận chính trị ở Việt Nam: Phần 2
259 p | 12 | 7
-
An sinh xã hội tam nông, một số vấn đề lý luận cơ bản - Tô Duy Hợp
0 p | 101 | 5
-
Chủ nghĩa đa văn hóa: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
7 p | 66 | 3
-
Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 2
386 p | 12 | 3
-
Một số vấn đề lý luận cơ bản về thích ứng xã hội của các nhóm yếu thế và các chính sách của đảng, nhà nước đối với họ - Lê Minh Thiện
10 p | 95 | 3
-
Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 1
92 p | 13 | 2
-
Con người và phát triển con người ở Hòa Bình: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
6 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn