Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
XÉT NGHIỆM ELISA PHÁT HIỆN KHÁNG NGUYÊN NS1<br />
TRONG CHẨN ĐOÁN SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE<br />
Phan Văn Bé Bảy*, Hoàng Tiến Mỹ**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh truyền nhiễm quan trọng<br />
nhất tại Việt Nam. Xét nghiệm ELISA phát hiện kháng nguyên NS1 của virút Dengue trong huyết thanh<br />
bệnh nhân giúp phát hiện nhiễm virút Dengue trong giai đoạn sớm.<br />
Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của xét<br />
nghiệm ELISA phát hiện kháng nguyên NS1 bằng kít Platelia™ Dengue NS1 Ag.<br />
Phương pháp: Tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: Độ nhạy của xét nghiệm ELISA bằng kít Platelia™ Dengue NS1 Ag là 94,90%, độ đặc hiệu là<br />
100%, giá trị tiên đoán dương là 100% và giá trị tiên đoán âm là 94,44%.<br />
Kết luận: Xét nghiệm ELISA phát hiện kháng nguyên NS1 của virút Dengue có thể ứng dụng rộng rãi<br />
để chẩn đoán sớm sốt Dengue/SXH Dengue.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ELISA TO DETECT NS1 ANTIGEN FOR THE DIAGNOSIS OF DENGUE FEVER<br />
AND DENGUE HAEMORRHAGIC FEVER<br />
Phan Văn Bé Bảy, Hoàng Tiến Mỹ<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 249 - 255<br />
Background: Dengue fever/Dengue haemorrhagic fever is one of the most important emerging<br />
infectious diseases in Vietnam. Recently, detecting NS1 Dengue antigen in patients’ sera has been described<br />
as an alternative method for early diagnosis.<br />
Objectives: Evaluating the sensitivity, the specificity, the positive predictive value and the negative<br />
predictive value of the Platelia™ Dengue NS1 Ag.<br />
Method: Prospective, description, cross-sectional study<br />
Results: The sensitivity, the specificity, the positive predictive value and the negative predictive value<br />
are 94.9%, 100%, 100%, 94.44%, respectively.<br />
Conclusion: Detecting NS1 Dengue antigen can be used in early Dengue fever and Dengue<br />
haemorrhagic fever diagnosis.<br />
vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Có khoảng 2,5-3,0 tỉ người sống trong vùng có<br />
Sốt Dengue (SD)/sốt xuất huyết (SXH)<br />
nguy cơ bị nhiễm bệnh, ước tính số trường<br />
Dengue là bệnh nhiễm virút cấp tính gây ra<br />
hợp mắc hàng năm khoảng 50-100 triệu người,<br />
bởi 4 týp virút Dengue: DEN-1, DEN-2, DEN-3<br />
trong đó hơn 90% trường hợp là trẻ em dưới<br />
và DEN-4. Bệnh được truyền từ người sang<br />
15 tuổi(3,8,23,32,33). Sốt Dengue/SXH Dengue vẫn<br />
người qua trung gian muỗi Aedes aegypti. Bệnh<br />
còn là thách thức cho các nhà dịch tể học lẫn<br />
đang lưu hành trên 100 quốc gia thuộc các khu<br />
thầy thuốc lâm sàng và vẫn chưa có vắcxin<br />
vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ở<br />
phòng bệnh(17).<br />
* Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Đồng Tháp ** Bộ môn Vi Sinh, Đại Học Y Dược TP. HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tại Việt Nam, sốt Dengue/ SXH Dengue là<br />
một trong những bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ<br />
mắc và chết cao nhất ở trẻ em và bệnh đã và<br />
đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng.<br />
Trong năm 2007, trong 20 tỉnh thành khu vực<br />
phía Nam ghi nhận có 87.950 trường hợp mắc<br />
và có 81 trường hợp chết. Đồng Tháp là một<br />
trong những tỉnh có số mắc và chết cao nhất<br />
trong khu vực này với số mắc là 13.012 và có 9<br />
trường hợp tử vong(4,5,6,11).<br />
<br />
xét nghiệm này trên người Việt Nam còn chưa<br />
được ghi nhận đầy đủ.<br />
<br />
NS1 của virus Dengue là 1 glycoprotein,<br />
trọng lượng phân tử 46-50 kD, thể hiện dưới 2<br />
dạng: dạng kết hợp màng (mNS1) và dạng tiết<br />
(sNS1) quyết định tính đặc hiệu nhóm và loài.<br />
Chức năng của NS1 đến nay chưa được xác<br />
định đầy đủ nhưng người ta nhận thấy nó<br />
tham gia vào quá trình sao chép RNA của<br />
virút, cần thiết cho sự tồn tại của virút (20,33).<br />
Lượng NS1 dạng tiết (sNS1) có nồng độ cao<br />
trong huyết thanh bệnh nhân nhiễm virút<br />
Dengue trong giai đoạn sớm khi có biểu hiện<br />
lâm sàng và có liên quan với mức độ virút<br />
trong máu(22).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Nhiễm virút Dengue hiện nay được phát<br />
hiện bằng nhiều xét nghiệm như: phân lập<br />
virút, phản ứng chuỗi polymerase sao chép<br />
ngược (RT-PCR), ELISA phát hiện kháng<br />
nguyên, phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu<br />
(HI), phản ứng miễn dịch hấp phụ gắn men<br />
(MAC-ELISA, GAC-ELISA), thử nghiệm miễn<br />
dịch nhanh (sắc ký miễn dịch). Tuy nhiên một<br />
số xét nghiệm đòi hỏi nhiều thiết bị đắt tiền,<br />
một số thì không phát hiện sớm được bệnh do<br />
đáp ứng kháng thể chậm, khi bệnh nhân đã<br />
qua giai đoạn cấp(1,3,16,23,24,25,28,31,33). Vì vậy, việc<br />
phát hiện sớm và chính xác là một nhu cầu cần<br />
thiết cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.<br />
Gần đây hãng Bio-Rad cung cấp bộ kit<br />
phát hiện kháng nguyên NS1 của virút bằng<br />
kỹ thuật ELISA. Đây là một hứa hẹn khả quan<br />
tại Việt Nam bởi vì xét nghiệm này có thể phát<br />
hiện bệnh sớm trong giai đoạn bệnh nhân còn<br />
sốt hơn nữa không đòi hỏi phương tiện đắt<br />
tiền(2,22,28,29,33,34,35). Tuy nhiên, hiện nay giá trị của<br />
<br />
2<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Xét<br />
nghiệm ELISA phát hiện kháng nguyên NS1<br />
trong chẩn đoán sốt Dengue/sốt xuất huyết<br />
Dengue” nhằm đạt được những mục tiêu: xác<br />
định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán<br />
dương và giá trị tiên đoán âm của xét nghiệm<br />
ELISA phát hiện kháng nguyên NS1 bằng kít<br />
Platelia™ Dengue NS1 Ag.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Nhóm nghiên cứu: 196 mẫu máu được xác<br />
định nhiễm virút Dengue bằng xét nghiệm MACELISA Dengue (mẫu máu lần 1, khi bệnh nhân<br />
mới vào viện, là âm tính và mẫu máu lần 2, từ<br />
ngày sốt thứ 6 trở đi là dương tính).<br />
Nhóm chứng âm: 170 mẫu máu từ người<br />
khỏe mạnh hiến máu tình nguyện, có xét<br />
nghiệm MAC-ELISA Dengue âm tính.<br />
<br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ 29/09/06 đến<br />
29/08/07 tại Khoa Nhiễm và Khoa Vi sinh-Bệnh<br />
viện Đồng Tháp.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Kỹ thuật xét nghiệm: xét nghiệm MACELISA Dengue (bộ kít do Labô Arbovirus Khoa Vi sinh Miễn Dịch - Viện Pasteur Thành<br />
phố Hồ Chí Minh sản xuất), xét nghiệm ELISA<br />
phát hiện kháng nguyên NS1 (bộ kít Platelia™<br />
Dengue NS1 Ag do hãng Bio-Rad<br />
Laboratories, Marnes La Coquette, Pháp sản<br />
xuất). Xác định týp virút Dengue bằng kỹ<br />
thuật TaqMan Real time RT-PCR thực hiện tại<br />
Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng thuộc Đại học<br />
Offord - Anh quốc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt<br />
Đới Thành phố Hồ Chí Minh với các mẫu máu<br />
lấy lần thứ nhất khi bệnh nhân nhập viện.<br />
- Nguyên tắc của kỹ thuật ELISA phát hiện<br />
kháng nguyên NS1: áp dụng nguyên tắc miễn<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
dịch men kiểu sandwich một bước trên plaque.<br />
Bệnh phẩm và chứng được ủ trực tiếp, cùng<br />
lúc với cộng hợp trong các giếng đã gắn với<br />
kháng thể đơn dòng từ chuột (MAb) ở nhiệt<br />
độ 37ºC trong 90 phút. Nếu mẫu có kháng<br />
nguyên sẽ tạo thành phức hợp MAb-NS1MAb/peroxidase. Sau khi rửa, phức hợp miễn<br />
dịch được biểu hiện khi thêm vào giếng dung<br />
dịch sinh màu để khởi đầu cho phản ứng tạo<br />
màu. Sau khi ủ 30 phút ở nhiệt độ phòng,<br />
ngừng phản ứng bằng dung dịch acid. Đọc kết<br />
quả bằng quang phổ kế với bước sóng 450/620<br />
nm. Sự hiện diện kháng nguyên NS1 trong<br />
mẫu được xác định bằng cách so sánh độ hấp<br />
thu của mẫu thử (OD) với độ hấp thu của<br />
ngưỡng phát hiện (CO).<br />
- Thu thập dữ liệu từ bệnh nhân và kết quả<br />
xét nghiệm.<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 8.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Trong 196 mẫu nghiên cứu, có 102 nam<br />
(52,04%) và 94 nữ (47,96%). Độ tuổi trung bình là<br />
11,18 ± 6,36 (2-35). Số trẻ em