intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xót con thì phải "phong bì" cho cô giáo?

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để được cô giáo quan tâm tới con mình nhiều hơn, không ít phụ huynh sẵn này góp phần cải thiện thu nhập cho các cô giáo, nhưng cũng đã ít nhiều làm “hư” giáo viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xót con thì phải "phong bì" cho cô giáo?

  1. Xót con thì phải "phong bì" cho cô giáo? Để được cô giáo quan tâm tới con mình nhiều hơn, không ít phụ huynh sẵn này góp phần cải thiện thu nhập cho các cô giáo, nhưng cũng đã ít nhiều làm “hư” giáo viên. Chậm phong bì, cô giáo không vui!
  2. Chị Hoàng Thị Yến (quận 8, TP.HCM), hàng tháng đều "biếu" 2 cô giáo, mỗi cô 200.000 đồng. “Không biết các lớp khác thế nào, nhưng lớp của con gái tôi thì rất nhiều phụ huynh bồi dưỡng thêm cho cô. Tháng nào gửi chậm là thấy thái độ của cô khác liền”. Chị Nguyễn Hoàng Oanh có con gái đang học lớp mầm tại một trường mầm non công lập ở quận 6 (TP.HCM), hôm nào đưa con đến trường mà không thấy cô giáo niềm nở ra đón hoặc chiều đến đón mà thấy con đứng dựa cột một mình là "biết rồi". Trên diễn đàn webtretho, các mẹ hướng dẫn nhau "bí quyết", "công thức" bồi dưỡng cô giáo. Một thành viên có nick Live to love phàn nàn "chậm một tí là thái độ của cô khác liền "Tháng 1, tháng 2, em bận việc và quên hẳn việc bồi dưỡng. Hai tháng đó, em thật sự mệt mỏi vì sáng nào trước khi ra khỏi giường, cu Bom cũng bảo con không đi học đâu. Sau đó, em lại tiếp tục bồi dưỡng cho cô thì thằng bé trước khi đi học lại phấn khởi, huyên thuyên đủ thứ…”. “Yêu” cô là bổn phận của phụ huynh?
  3. Phụ huynh Live to love cho rằng "vấn đề không phải là tiếc tiền mà cảm thấy khó chịu vì tháng nào cũng phải suy nghĩ nên đưa phong bì như thế nào, đưa vào ngày nào. Thái độ của cô làm tôi cảm thấy cô làm công việc này vì tiền chứ không phải vì con trẻ”. Chị Phương Trâm, nhà ở quận 10, cũng bồi dưỡng mỗi cô 50.000 đồng mỗi tháng. Theo chị, phụ huynh đưa phong bì thì khép nép, lén lút; nhưng cô giáo nhận phong bì rất vô tư. Chị Lệ Huyền (Gò Vấp) cho rằng đã có con đi học mầm non thì phải biết “bổn phận” đối với cô giáo. Nếu không có tiền bồi dưỡng thì con mình không được quan tâm. Và đã bồi dưỡng một lần thì cứ thế mà… theo lao. Thực tế, có nhiều phụ huynh bồi dưỡng cô giáo chỉ vì không muốn con mình bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh khác biếu quà cho cô giáo không phải để "mua" cô, mà vì thấu hiểu và cảm thông với những khó khăn, vất vả của giáo viên. Một bà mẹ tâm sự: “Mình thấy lương của các cô giáo mầm non rất thấp, nên thỉnh thoảng biếu một chút gọi là lời cảm
  4. ơn. Chỉ cần nghĩ mỗi buổi tối về chăm riêng con mình đã mệt phờ, mới thấy các cô vất vả như thế nào". Người mẹ này rất khâm phục khi chứng kiến cảnh sau khi cho trẻ ăn sáng, cô giáo lấy một loạt thuốc phụ huynh gửi, đọc hướng dẫn rồi gọi từng cháu một đứng để nhỏ mũi, nhỏ mắt, cho uống vitamin hay ăn những món gia đình gửi thêm. Có những cháu khóc và giãy giụa, thế là cô khác phải chạy tới giữ giúp. Một vị phụ huynh có con đang học ở quận Thủ Đức nói: “Lương các cô giáo hiện nay chỉ khoảng 1,5 triệu/tháng. Tôi nghĩ, nếu phụ huynh khá giả thì cũng nên động viên các cô để cô phấn khởi, vui vẻ hơn trong công việc". Chị Phan Hồng Duyên, chủ quầy hàng tạp hóa ở chợ Bà Chiểu, nói rằng chị bồi dưỡng cho cô giáo chỉ vì cảm thấy “thông cảm với sự vất vả của các cô, lương lậu chẳng được bao nhiêu, áp lực công việc thì nhiều”. Không có bồi dưỡng, giáo viên vẫn dạy tốt! Cô giáo Phương Linh, đang dạy ở một trường mầm non tư thục tại Bình Thạnh, khẳng định: “Ở trường không cho cô giáo nhận phong bì hay quà cáp của phụ huynh. Một năm,
  5. cô giáo chỉ được nhận quà vào ngày 20/11. Nếu nhà trường phát hiện cô giáo nhận tiền bồi dưỡng của phụ huynh thì sẽ bị đuổi việc”. Cũng như nhiều cô giáo khác, cô Linh vẫn hàng ngày chăm sóc trẻ với nhiệt huyết của mình. Một đồng nghiệp của cô Linh nói: “Nhà trường có quy định như thế, cô giáo chúng tôi không phải chịu áp lực nào từ phía phụ huynh. Và phụ huynh cũng biết trường không cho giáo viên nhận bồi dưỡng nên cũng không phải băn khoăn”. Vị hiệu trưởng của trường này phản đối việc phụ huynh bồi dưỡng cho giáo viên. Theo bà, điều này vô hình trung tạo cho giáo viên sự trông chờ, đòi hỏi vật chất và không công bằng trong đối xử với trẻ. Nếu lần đầu phụ huynh đưa 50.000 đồng, lần sau giáo viên sẽ có tâm lý chờ đợi được bồi dưỡng nhiều hơn. Bà cho biết: “Tôi đã tìm hiểu ở rất nhiều trường, nếu cô giáo nhận tiền bồi dưỡng của phụ huynh thì phải lệ thuộc vào phụ huynh. Có nhiều phụ huynh ngã giá luôn với cô giáo là nhận tiền thì phải có nghĩa vụ chăm sóc con họ như
  6. thế nào. Nếu rơi vào trường hợp như thế, cô giáo còn đâu tâm trí để chăm sóc học sinh”. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, chị Nguyễn Ngọc Q., có con học ở trường mầm non Minh Anh (quận 3), gởi quà cho cô giáo và kèm theo phong bì. Nhưng cô giáo trả lại bằng cách bỏ phong bì vào trong cặp của con chị. Sau khi tìm hiểu, chị Q. biết rằng tất cả các cô giáo ở trường này đều không nhận tiền bồi dưỡng của phụ huynh. Và chị cho biết: “Từ đó đến nay, tôi không quà cáp biếu xén gì nhưng cô giáo vẫn rất thương con tôi. Đến đón con lúc nào cũng thấy con mình đang được cô ẵm”. Lương giáo viên mầm non còn thấp. Đời sống của giáo viên mầm non còn nhiều khó khăn. Do đó, việc chia sẻ những khó khăn vất vả với các cô rất đáng hoan nghênh, nhưng cần thể hiện sao cho lành mạnh để tạo sự bình đẳng giữa phụ huynh và giáo viên. Trên diễn đàn Webtretho, một vị phụ huynh cho biết hội phụ huynh lớp của con mình đã huy động mỗi phụ huynh 50 - 70 ngàn đồng/năm để tặng quà cho giáo viên trong các
  7. dịp lễ. Vì thế, phụ huynh không phải lo lắng đến việc bồi dưỡng riêng cho giáo viên nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2