Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam
lượt xem 7
download
Bài viết "Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam" muốn nhìn khái quát bức tranh tổng thể về xu hướng kinh tế xanh toàn cầu hiện nay thông qua một số nước điển hình trên thế giới và thực tiễn định hướng phát triển xanh ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam
- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Đặng Thị Thu Giang* 1 TÓM TẮT: Khai thác và lạm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, đồng thời gia tăng chóng mặt những chất thải độc hại trong quá trình phát triển của loài người đã làm nảy sinh nhiều hệ lụy và thách thức về ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái, biến đổi khí hậu, thậm chí đang đậm dần nguy cơ hiện hữu đe doạn sự tồn vong của chính xã hội loài người. Kinh tế xanh là một lựa chọn tất yếu có tính thời đại và mang tầm vóc toàn cầu để đối phó với nguy cơ mang tính thảm họa nhân loại này… Bài viết dưới đây muốn nhìn khái quát bức tranh tổng thể về xu hướng kinh tế xanh toàn cầu hiện nay thông qua một số nước điển hình trên thế giới và thực tiễn định hướng phát triển xanh ở Việt Nam Từ khóa: kinh tế xanh, phát triển bền vững, Summary: Over exploitation of natural resources and the disposal of hazardous waste during the process of human development has resulted in huge costs in terms of environment pollution, ecological crisis, climate change and the existence of the whole society. Green economy is a method of economics that supports the attempts to sort out these global risks. The article reviews the global trend of Green economy in typical nations across the globe and current situation of green-oriented economy in Vietnam Keywords: Green economy, Sustainable development. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hai hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc (LHQ), Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Braxin năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi năm 2002, phát triển bền vững (PTBV) đã trở xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới và cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Việt Nam quyết tâm thực hiện. Qua 20 năm PTBV, mô hình phát triển của thế giới vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Gần đây trên phạm vi toàn cầu, lại liên tiếp xảy ra những cuộc khủng hoảng mới, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. Cuộc chiến chống BĐKH còn rất cam go, căng thẳng (nhất là từ sau COP13, 2007) và cho đến nay (tại COP18, 2011), cộng đồng quốc tế vẫn chưa có được những cam kết pháp lý để ứng phó với BĐKH, thay thế cho Nghị định thư Kyoto (KP) đã hết hiệu lực vào năm 2012 (COP18 gia hạn hiệu lực KP đến năm 2020).[5] Trong bối cảnh đó, ở các nước tiên tiến, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế hậu công nghiệp và từng bước chuyển sang kinh tế tri thức. Cùng với nó, các dạng thức kinh tế của thế giới cũng * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm Hà Nội, Việt Nama.Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +8498314246 E-mail address: thugiang.hvtc@gmail.com
- 820 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION đang có xu hướng chuyển dần sắc thái từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh”. Thuật ngữ “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” đã và đang được thừa nhận và phát triển kinh tế xanh đang trở thành mô hình phát triển tiên tiến, được nhiều nước trên thế giới hướng tới, thậm chí đang lan tỏa thành một trào lưu tốt đẹp tăng trưởng phát triển và tạo ra công bằng xã hội. Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa bền vững, đất nước vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, thậm chí hủy hoại và lãng phí tài nguyên thiên nhiên, lãng phí nguồn lực. Để giải quyết những khó khăn, thách thức này, Chính phủ đã ban hành những chiến lược có liên quan đến tăng trưởng xanh, kinh tế xanh rộng khắp trên nhiều lĩnh vực. Bài viết này muốn đưa ra một góc nhìn về xu thế kinh tế xanh trên thế giới và qua đó nhìn nhận về con đường phát triển cho Việt Nam theo xu hướng toàn cầu hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1.Thế giới với xu huớng đổi mầu từ “nâu” sang “xanh” Mô hình phát triển kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay là theo kiểu nền kinh tế “nâu”, đó là một nền kinh tế khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra những tổn hại to lớn cho môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước và đại dương, suy thoái đất, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học. Người ta cho rằng với phương thức phát triển cũ đã phát thải quá nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2, CH4… là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và gây ra tổn thất cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng, đó là phát triển nền kinh tế xanh (Green Economy). Từ năm 2008, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, nhiều tổ chức quốc tế như LHQ, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên hiệp Châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)..., cũng như các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đã triển khai và thúc đẩy các dự án xanh và coi đây là một trong những giải pháp giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng suy thoái hiện nay. Nhận thức về “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” là gì và nội hàm bao gồm những nội dung nào đã được đem ra thảo luận trên rất nhiều diễn đàn. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNEP (United Nations Environment Programe), nền kinh tế xanh là “nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh tháilà nền kinh tế phát thải ít cacbon, tiết kiệm tài nguyên và hướng tới nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”. [6] Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) “Tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hoá sản lượng kinh tế, trong khi giảm thiểu gánh nặng sinh thái”, tìm kiếm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường thông qua thay đổi căn bản trong phương thức sản xuất và tiêu dùng xã hội. [8] Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này. Hoặc có thể nói tăng trưởng xanh là con đường, là cách thức chủ yếu để đạt được kinh tế xanh. Theo Luật khung về Tăng trưởng xanh, ít các bon của Hàn Quốc: “Tăng trưởng xanh là tăng trưởng đạt được sự hài hoà giữa kinh tế và môi trường bằng việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 821 nguyên nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường; đồng thời phát triển nghiên cứu năng lượng sạch và công nghệ xanh để đảm bảo động lực tăng trưởng mới và tạo ra những việc làm mới”. Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng đều quy tụ 3 điểm chính : (i) Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu. (ii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ. (iii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. Về bản chất, phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh là thực hiện sự PTBV trong điều kiện mới, là phải nâng cao GDP, cải thiện chất lượng sống gắn liền với mục tiêu chung là giữ gìn, tái tạo lại môi trường, đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa kinh tế với môi trường, còn chiến lược phát triển và phương thức thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế cho phù hợp từng quốc gia và giai đoạn cụ thể.[3] Nội hàm kinh tế xanh và tăng truởng xanh mang tính mở cao và ngày càng định hình đầy đủ hơn, với các điểm nhấn về “Xanh hoá” bao phủ ngày càng rộng khắp các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng xã hội: “Công nghệ Xanh”; “ Việc làm Xanh”; “Công nghiệp Xanh” “Nông nghiệp Xanh”; “Năng lượng Xanh”; “Giao thông Xanh”; “Đô thị Xanh”; “ Cảng Xanh”; “ Lối sống xanh”; “ Tiêu dùng xanh” ; “Mô hình nhà ở xanh”; “Chi tiêu công xanh”; v.v…Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi theo những chuỗi giá trị cung-cầu xanh, với các dòng chảy mậu dịch và đầu tư được quy định nghiêm ngặt theo những nguyên lý bền vững. Một nền kinh tế xanh được hiểu là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội và ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ sinh thái. Khác với trước đây trong nền kinh tế nâu, đầu tư công trong kinh tế xanh cần phải ưu tiên cho duy trì và phát triển nguồn vốn tự nhiên, nhất là những nguồn tài sản thuộc sở hữu chung, mang lại lợi ích cho mọi người. Sự đầu tư đó cũng cần chú ý tới nhóm người nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu. 1)Thiết lập đủ khuôn khổ thể chế, pháp luật liên quan đến các khía cạnh của nền kinh tế xanh. 2) Hạn chế chi tiêu và trợ cấp của chính phủ trong những lĩnh vực kinh tế nâu 3) Sử dụng các công cụ thuế và thị trường như thế nào để thúc đẩy đầu tư xanh, sáng kiến xanh (VD thuế phí môi trường, thuế carbon, thuế tài nguyên…) 4) Phát triển giáo dục đào tạo và năng lực hành chính để nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế xanh. [2] Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế xanh bao gồm các tiêu chí về chỉ số kinh tế (đầu tư R&D cho kinh tế xanh, thuế nhiên liệu hoá thạch, ngành năng lượng tái tạo, chi tiêu cho thu mua bền vững, sản lượng CO2…); chỉ số môi trường (phát thải CO2, tiêu dùng năng lươngk, rừng, nguồn nước, tỷ lệ bảo tồn đất đai và biển, chất thái, tái chế chất thải…), chỉ số xã hội (chỉ số thu nhập, Gini, tỷ lệ tiếp cận nước sạch, tỷ lệ tiếp cận năng lượng sạch, tỷ lệ chất độc hại trong đồ uống/không khí…., tỷ lệ ung thư…) UNEP phối hợp với các đối tác như OECD và WB để phát triển một bộ các chỉ tiêu mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia. Các chỉ số đang được phát triển này có thể được tạm chia thành ba nhóm sau đây:
- 822 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1) Các chỉ số kinh tế: chỉ số về tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ sản lượng và việc làm trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, chẳng hạn như GDP xanh. 2) Các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (ví dụ như hệ số sử dụng năng lượng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nước/GDP). 3) Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: ví dụ như các chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài định nghĩa hẹp của GDP bình quân đầu người. [7] Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) cũng có bộ tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh nhưng chỉ đóng vai trò định hướng cho các nước trong việc tự xây dựng bộ chỉ tiêu cho chính mình, bởi mỗi nước có trình độ phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên, môi trường, trình độ dân trí khác nhau. Bên cạnh đó, trong từng giai đoạn của nền kinh tế, mỗi chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh có mức tác động khác nhau đối với chính sách trong ngắn hạn, dài hạn của Chính phủ. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu “Hướng tới nền kinh tế xanh” do Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố năm 2011, mô hình kịch bản đầu tư xanh với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (khoảng 1300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tư của tổng số (0,5% GDP) tương đương với số tiền 350 tỷ USD được đầu tư cho các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn tự nhiên như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nước sạch và thủy sản. Trong mô hình kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đã tính toán và chỉ ra rằng, xét trong dài hạn, đầu tư vào nền kinh tế xanh sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu. Mặt khác, sự đầu tư đó sẽ đem lại hiệu quả trong việc phục hồi các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, giảm thiểu những rủi ro môi trường và tái thiết sự thịnh vượng cho tương lai. Như vậy, xây dựng một nền kinh tế xanh cũng không thay thế và mâu thuẫn với phát triển bền vững, vì phát triển bền vững thực chất là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai, phát triển bền vững nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn (mục tiêu thiên niên kỷ), còn xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích của phát triển bền vững.[6] Tựu chung lại, về bản chất, kinh tế xanh là nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng giữa ba yếu tố là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Còn tăng trưởng xanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau. 2.2. Kinh tế xanh xu hướng phát triẻn của một số nước trên thế giới 2.2.1 Mỹ, tập trung phát triển kỹ thuật sản xuất xanh Ở Mỹ, kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 đang có một sự xem xét lại và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, áp dụng chiến lược “tái công nghiệp hóa”. Tháng 11 năm 2009 tổng thống Obama tuyên bố Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững. Trong chiến lược tái công nghiệp hóa cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Mỹ muốn trở thành nước đi đầu trong công nghệ sạch. Hướng tiếp cận mới theo cách “kinh tế các-bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính được thể hiện trong một số đạo luật đang được đưa ra bàn thảo để đi đến quyết định ban hành, như đạo luật AB 32 liên quan đến tiêu chuẩn môi trường, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm và phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Cách tiếp cận ở Mỹ luôn lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ, thực thi bảo vệ môi trường có khoa
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 823 học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực hiện theo chương trình kế hoạch đã có. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc trưng từng vùng có kế hoạch khác nhau, ví dụ vùng cần bảo vệ nguồn nước có chương trình riêng của lĩnh vực này, bảo vệ đất hay duy trì đa dạng sinh học có chương trình cụ thể thích hợp cho từng loại đất. Trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hữu cơ và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trang trại sản xuất được chủ trang trại phát huy cao độ. Cây trồng vật nuôi được kết hợp và phù hợp với đặc điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượng đất. Tại trang trại sản xuất nông nghiệp, xu hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến. Chủ trang trại luôn tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ thông qua việc hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch đến đóng gói, đưa trực tiếp sản phẩm tới các siêu thị để đến người tiêu dùng nhanh nhất, hạn chế chi phí qua trung gian, tăng lợi nhuận. Việc sử dụng hầm Biogas, trợ cấp cho năng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô lớn. Cơ quan dịch vụ sản xuất nông trại - FSA (Farm Service Agency) khuyến khích trang trại không sử dụng hoá chất diệt côn trùng và các dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác. Trong công nghiệp, vấn đề được chú trọng nhất là tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Để quyết định lựa chọn theo hướng nào, bài toán kinh tế được tính toán theo vận hành của cơ chế thị trường. Xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời từ việc sản xuất ra nhiều tấm pin đã và đang được triển khai, hiện nay có khoảng 22 thành phố đã sản xuất và sử dụng, không chỉ giải quyết công ăn việc làm, mà còn tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả và tiếp cận theo hướng cac-bon thấp. Những nơi chịu nhiều rủi ro của thiên nhiên và con người như New Olean, sau cơn bão Cachina, nhiều vùng không có người quay lại sinh sống ở các ngôi nhà cũ. Chính quyền địa phương đã thiết lập lại quy hoạch khu dân cư mới với nguồn đóng góp vốn của cộng đồng và các nhà tài trợ khác, quy hoạch mới tính tới ảnh hưởng của bão, lụt và phù hợp hơn với điều kiện sinh thái tự nhiên của vùng. Từ hướng tiếp cận kinh tế cac-bon thấp, đối với phát triển đô thị, những khu đô thị mới, chẳng hạn khu vực sân bay cũ nay không còn sử dụng ỏ gần thành phố Austin thuộc bang Taxes, được quy hoạch lại chuyển đổi sang phát triển khu dân cư sinh sống, một tổ chức phi lợi nhuận với sự tài trợ của Chính phủ và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tiến hành quy hoạch, thiết kế các ngôi nhà và toàn bộ khu dân cư thân thiện môi trường, các ngôi nhà xanh được hình thành (Green houses). Những ngôi nhà đó so với các kiểu nhà trước đây sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, sử dụng năng lượng mặt trời, mang lại lợi ích nhiều hơn cho chủ hộ sử dụng. Hệ thống hạ tầng đồng bộ từ đường sá, thu gom phân loại và xử lý rác, các công nghệ mới được đưa vào ngôi nhà, không gian xanh phù hợp. Khái niệm “nhà không dây điện” đã xuất hiện. Xu hướng mới xây dựng nhà công sở cũng đã được thiết kế và xây dựng ở thành phố Austin, thuộc bang Texa, một ngôi nhà công sở được thiết kế theo dạng ngôi nhà xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng được nước mưa, các vật dụng trang trí tận dụng chất thải và nhiều sáng kiến khác được đưa vào là hướng tiếp cận mới đã được thực hiện ở Mỹ. Hệ thống giao thông, nhất là đối với các đường cao tốc quy hoạch giải phân cách xanh là yêu cầu bắt buộc. Mặc dù cách giải quyết ở Mỹ theo kiểu kinh tế các-bon thấp, nhưng với cách tiếp cận đó cũng là nội dung hướng tới phát triển nền kinh tế xanh. Mỹ cũng tung ra các chính sách phát triển thể chế kinh tế xanh với 80 tỉ USD được dùng để thực hiện các dự án xanh, trong đó có 20 tỉ USD chi cho năng lượng tái sinh, 22 tỉ USD cho việc sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Chính quyền Washington còn dành 15 tỉ USD mỗi năm, từ năm 2012, phát triển công nghệ năng lượng sạch như gió và mặt trời, tăng gấp đôi nguồn cung năng lượng tái sinh. Người Mỹ sẽ nhận khoảng 63 tỉ USD tiền cắt giảm thuế và sự hỗ trợ khác để chuyển sang sử dụng công nghệ năng lượng sạch.
- 824 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Ở Mỹ, những ngành công nghệ tốt cho môi trường đứng hang thứ ba trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, sau viễn thông và công nghệ sinh học. Thị trường sản xuất và dịch vụ môi trường ước tính mỗi năm mang lại 1.370 tỉ USD. Con số này sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2020, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xanh như xây dựng, năng lượng, vận tải ở các nước đang phát triển có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu. Những dữ liệu thực tế này cho thấy, gieo mầm kinh tế xanh, tạo nên tăng trưởng tăng là chiến lược cho phát triển bền vững ở tương lai, là tăng trưởng cần thiết trong thời gian khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng sinh thái trên toàn thế giới, như một phương thức tối ưu mà các nhà kinh tế, môi trường nghĩ đến để ngăn chặn những thách thức của biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống con người, được nhiều quốc gia lựa chọn là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp: tài nguyên trên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét. Mỹ lựa chọn việc phát triển năng lượng thay thế làm hướng đi chính cho sự phát triển kinh tế xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% năng lượng tiêu thụ và 35% nhiệt lượng là năng lượng từ lắp đặt tấm pin mặt trời. Trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Mỹ đặt mục tiêu đến 2025, nguồn năng lượng tái tạo chiếm 25% lượng phát điện và nhu cầu điện sẽ giảm 15% đến năm 2030. Chính phủ Mỹ cũng thành lập cơ quan chuyên ngành nhằm huy động và giải ngân đầu tư cho các chương trình xanh, có tên gọi Cơ quan Triển khai năng lượng sạch (CEDA). Đồng thời, Mỹ đã triển khai Đạo luật Chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm khí thải nhà kính và cho phép các công ty xả khi thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức cho doanh nghiệp khác. Mỹ yêu cầu các công ty sản xuất ôtô chuyển sang các mẫu xe sử dụng cả điện và xăng dầu, cải tiến động cơ tiết kiệm nhiên liệu. 2.2.2. Hàn Quốc: Tăng trưởng xanh, ít các-bon Hàn Quốc là quốc gia châu Á đi đầu về phát triển xanh và coi tăng trưởng xanh là một phần trong chiến lược quốc gia. Trong Chiến lược “Tăng cường xanh, ít các-bon” của Hàn Quốc được coi là nền tảng cho tiến trình phát triển kinh tế của nước này trong 60 năm tới với mục tiêu chuyển từ mô hình phát triển kinh tế phụ thuộc năng lượng hóa thạch, tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình phát triển dựa vào năng lượng tái tạo, tăng trưởng theo chiều sâu và bền vững, thân thiện với môi trường hơn. Theo chiến lược này, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế với 3 nguyên tắc: (i) duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên; (ii) tối thiểu hóa áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; (iii) đầu tư vào môi trường như một công cụ để phát triển kinh tế. Chiến lược này nhằm duy trì quy mô hoạt động sản xuất kinh tế nhằm tối ưu hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa ảnh hưởng môi trường lên các nguồn năng lượng và tài nguyên, đồng thời chuyển đổi đầu tư sang các hoạt động môi trường và tăng trưởng kinh tế. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra thì Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết hợp giải quyết khủng hoảng kinh tế với gói kích thích chi tiêu xanh. Gói kích cầu “Kế hoạch tăng trưởng xanh mới” gồm 36 dự án trị giá 37,8 tỷ USD, tạo 1 triệu việc làm trong 4 năm nhằm đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng sống ở Hàn Quốc. Những thành quả bước đầu cho thấy, chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc mang tính khả thi. Kể từ năm 2010 đến nay, ở Hàn Quốc, riêng ngành sản xuất năng lượng tái sinh mới, số doanh nghiệp đã tăng lên 2,2 lần, số việc làm tăng lên 3,6 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 5,9 lần, đầu tư tư nhân tăng 5 lần.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 825 Mua sắm công cộng xanh năm 2009 chỉ đạt 2.000 tỷ won đến năm 2017 đã đạt tới 5.000 tỷ won. Những sản phẩm tiết kiệm năng lượng như đèn hình LED, LED TV, pin thế hệ 2, thiết bị điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân… đã gia tăng về số lượng sản xuất và xuất khẩu. Những kết quả thiết thực này đem lại hy vọng về một động lực tăng trưởng mới cho Hàn Quốc cũng như hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh. Bất chấp những ảnh hưởng khủng hoảng toàn cầu, giá trị của ngành kinh tế xanh nói chung và năng lượng sạch nói riêng sẽ được đẩy mạnh trong tương lai. Dự báo trong 20-25 năm tới, các nước G20 đạt tốc độ tăng trưởng cao và gia tăng đáng kể tỉ trọng ngành công nghiệp xanh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng sạch. Đến năm 2025, thị trường thế giới với các thiết bị xanh sẽ đạt khoảng 4,4 nghìn tỷ € (khoảng 6.000 tỷ USD), nền kinh tế xanh đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm trên 30%, tăng lượng đóng góp cho GDP thế giới lên 6-7%. Để hiện thực hóa chiến lược, Hàn Quốc đã ban hành gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới” (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ Won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 956.000 việc làm. Cũng trong tháng 1/2009, “Kế hoạch Nghiên cứu và phát triển toàn diện về công nghệ xanh” kêu gọi tăng 2 lần chi phí cho công nghệ xanh vào năm 2012, tập trung vào các lĩnh vực như tái sử dụng rác thải, chế tạo và sử dụng pin năng lượng mặt trời, dự đoán biến đổi khí hậu, lưu giữ carbon... Trong giai đoạn 2010-2011, chính phủ Hàn Quốc tập trung thúc đẩy phát triển ngành năng lượng gió, năng lượng mặt trợi, hỗ trợ các doạnh nghiệp trong ngành công nghiệp xanh và ban hành luật Hạn chế khí thải, phát triển quản lý năng lượng. Đã có nhiều dự án xanh ở Hàn Quốc được người dân tích cực tham gia như “Thành phố mặt trơi”, “Ngôi nhà xanh trị giá 2 triệu”, “Thành phố và dòng sông xanh hơn”... Từ năm 2011, Hàn Quốc đã chi khoảng 60 tỷ USD trong 5 năm cho phát triển xanh, tạo hơn 1,8 triệu việc làm. Cũng trong giai đoạn này, Hàn Quốc xây dựng hệ thống “thẻ thanh toán xanh” để kích thích tiệu thụ hàng hóa xanh. Với sự hỗ trợ của thẻ này, việc sử dung hàng hóa xanh và sản phẩm tiết kiệm năng lượng ngày càng được phổ biến. Theo đó, người tiêu dùng có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi tiêu thông qua điểm thưởng. Điểm thưởng có thể quy đổi ra tiền mặt, hoặc trừ vào các hóa đơn thanh toán. Một chương trình khác do chính quyền Seoul khởi xướng đó là, nếu người dân tiết kiệm nước thì họ sẽ được giảm giá khi mua các sản phẩm xanh. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính tới 30% vào năm 2020. 2.2.3. Nhật bản chính sách thuế xanh Xanh hóa hệ thống thuế là một trong các công cụ được sử dụng để thúc đẩy các sáng kiến xanh. Nội dung của Chính sách này bao gồm: đầu tư xanh, R&D, cơ sở hạ tầng, carbon thấp, công cụ thuế, phối hợp thị trường lao động với chính sách giáo dục và hợp tác quốc tế. Để thúc đẩy tiêu dùng xanh định hướng cho sản xuất xanh trên tất cả các lĩnh vực. Nhật Bản đã tổ chức phổ biến và tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm xanh trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, sản xuất năng lượng. Nhật Bản chú trọng không chỉ chất lượng sản phẩm mà còn quảng bá giới thiệu các sản phẩm đó tới người tiêu dùng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng về những sản phẩm xanh có chất lượng cao, thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe. + Thuế năng lượng, mức thuế năng lượng của Nhật Bản còn khá thấp so với các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Trong đó, thuế xăng dầu chiếm gần 83% nguồn thu từ thuế năng lượng. Nhật Bản cũng là một trong số ít các quốc gia OECD áp dụng thuế xăng dầu cho các chuyến bay nội địa. Tuy nhiên, mức giá nhiên liệu ở Nhật Bản so với các nước trong OECD lại tương đối cao, đặc biệt giá khí tự nhiên và dầu cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển.
- 826 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION + Thuế phương tiện giao thông vận tải Thập niên đầu thế kỉ XXI, Nhật Bản bắt đầu áp dụng thuế kích thích tiêu dùng xe thân thiện với môi trường ở cả cấp độ quốc gia và địa phương. Năm 2001, thuế ô tô tăng 25 - 50% tùy theo hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và mức độ phát thải, đối với ô tô cũ mức thuế này được cộng thêm 10%. Đến năm 2009, chính sách miễn giảm thuế được áp dụng cho thuế giá trị gia tăng và thuế tải trọng phương tiện. Các loại phương tiện thế hệ mới, bao gồm xe hybrid, xe điện, xe động cơ diesel sạch và xe dùng khí tự nhiên đều được miễn giảm thuế. Cải tiến công nghệ và ưu đãi thuế đã tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu suất tiêu thụ năng lượng của các phương tiện giao thông đường bộ, phát triển các loại xe nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, một số địa phương còn áp dụng thuế chất thải công nghiệp cho xe không sử dụng nữa. Nguồn thu từ loại thuế này được dùng cho việc quản lý chất thải, tái chế và các biện pháp xử lý khác. + Thuế carbon Tháng 9/2012, Nhật Bản bắt đầu áp dụng biểu thuế mới nhằm tăng cường cắt giảm phát thải carbon và khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Để đạt được mục tiêu một xã hội ít carbon, Nhật Bản phải cắt giảm 80% khí nhà kính từ nay đến năm 2050. Trong đó, khoảng 90% khí nhà kính ở Nhật Bản là khí CO2 thải ra từ việc tiêu thụ năng lượng. Để cắt giảm mạnh khí nhà kính, Nhật Bản tập trung kiểm soát lượng phát thải CO2 trong trung và dài hạn. Đây là lí do khiến Chính phủ đưa thuế giảm thiểu biến đổi khí hậu hay còn gọi là thuế Carbon vào chương trình cải cách hệ thống thuế năm 2012. Dự kiến nguồn thu từ biểu thuế này sẽ đạt 262 tỷ yên Nhật Bản (2,7 tỷ USD) vào năm tài chính 2016. Các khoản thu từ thuế carbon sẽ được chi cho các giải pháp công nghệ kiểm soát phát thải CO2. Theo dự báo, lượng khí CO2 sẽ giảm từ 0,5% đến 2,2% nhờ tác động của chính sách thuế và các biện pháp kiểm soát phát thải. Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị định thư Kyoto dựa trên cơ chế của Luật Xúc tiến các giải pháp đối phó hiện tượng nóng lên toàn cầu, trong đó: - Bắt buộc các doanh nghiệp phải tính toán và báo cáo lượng khí nhà kính mà các doanh nghiệp này thải ra; - Áp dụng cơ chế thử nghiệm giao dịch khí phát thải tự nguyện đầu tiên tại Nhật Bản; - Yêu cầu các địa phương phải xây dựng kế hoạch hành động nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính; - Thành lập cơ chế cấp tín dụng khí phát thải. Kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu xã hội ít carbon được khởi động từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2012 đã đưa ra cơ chế thử nghiệm cho phép thị trường nội địa được tham gia vào hệ thống thương mại khí phát thải (ETS). Mục đích của ETS là tăng cường đổi mới công nghệ và thúc đẩy các nỗ lực cắt giảm khí CO2, tiến tới đạt được mục tiêu cam kết trong Nghị định thư Kyoto. Những doanh nghiệp có lượng CO2 phát thải ra thấp hơn hạn mức sẽ được bán quyền phát thải của mình cho những doanh nghiệp khác. + Ưu đãi thuế Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ tài chính dưới nhiều hình thức cho doanh nghiệp và hộ gia đình nhằm khuyến khích các đối tượng này hạn chế tiêu thụ năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Giai đoạn 2008 - 2009, Nhật Bản tung ra gói kích thích tài chính cho doanh nghiệp lên tới 0,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và trở thành một trong bốn nước có tỷ lệ trợ cấp về môi trường trên tổng thu nhập quốc dân cao nhất trong các nước OECD. Một phần đáng kể của gói kích thích được dùng để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu về môi trường đã cam kết. Các biện pháp trong gói kích thích kinh tế bao gồm: giảm thuế cho xe tiết kiệm nhiên liệu và các loại xe sạch hơn; thưởng điểm sinh thái cho người tiêu dùng mua các thiết bị tiết kiệm điện; ưu đãi về thuế đối với các khoản đầu tư vào tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo; hỗ trợ tài chính cho R&D, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ chi phí và ưu đãi thuế lắp đặt các tấm quang điện và các thiết bị tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ tăng cường
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 827 hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng sinh khối trong nông nghiệp; chăm sóc rừng để tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính và hỗ trợ cho đầu tư xanh ở cấp địa phương thông qua Quỹ thỏa thuận xanh địa phương. Giao đoạn 2005 - 2009, người mua xe đạt ít phát thải khí nhà kính và có chứng nhận tiết kiệm năng lượng sẽ được giảm thuế tùy theo mức độ phát thải khí và tiết kiệm năng lượng. Giai đoạn 2009 - 2010, Chính phủ thực hiện Chương trình khuyến khích tiêu thụ xe xanh với việc miễn giảm thuế cho các loại xe xanh. Ngân sách cho chương trình này là 370 tỷ yên (3,7 tỷ USD). Chương trình đã giúp tăng doanh số ô tô xanh bán ra lên đến 690.000 chiếc chỉ trong 2 năm thực hiện. Chương trình điểm sinh thái được khởi động từ giữa năm 2009 cũng khuyến khích các hộ gia đình mua sắm các trang thiết bị tiết kiệm điện như tivi, tủ lạnh, điều hòa... Người tiêu dùng sẽ được nhận điểm khi mua sắm thiết bị điện tùy theo hiệu suất tiết kiệm điện của thiết bị. Điểm này sẽ được tích lũy và dùng để mua sắm các hàng hóa khác trong cả nước. Riêng năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã chi đến 100 tỷ Yên (1 tỷ USD) cho chương trình này. 2.3. Bài học rút ra cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển của đất nước; song, những thành tựu đạt được chưa vững chắc. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên, lao động giá rẻ… khiến tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng. Việt Nam còn là một trong số các quốc gia sẽ chịu tác động rất lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Phát triển kinh tế xanh, thực hiện tăng trưởng xanh là đáp ứng xu hướng chung và cũng là thiết thực cải thiện môi trường sống của Việt Nam. Ở Việt Nam, chủ trương phát triển kinh tế xanh, bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện nhất quán với nội dung ngày càng hoàn thiện trong những cam kết mạnh mẽ, cũng như trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000 của Việt Nam đã nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường” và “phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vất chất - kỹ thuật của CNXH, nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống cho nhân dân-; thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh theo con đường XHCN…, cải biến căn bản tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển của nước ta…” Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Việt Nam tiếp tục khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, Chiến lược này còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người”. Đặc biệt, ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 432/QĐ-TTg, chính thức phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Theo đó, Việt Nam chủ trương coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân. Ngày 25 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Chiến lược đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực
- 828 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION hiện tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là căn cứ pháp lý rất quan trọng cho các ngành, các địa phương hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mình. Cụ thể hoá thêm một bước, ngày 20 tháng 3 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, với các mục tiêu và nội dung cụ thể về nhận thức, thể chế, cơ cấu kinh tế ngành, địa phương và doanh nghiệp và đổi mới công nghệ …[1] Trong quá trình phục hồi nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng, nhiều quốc gia đã cân nhắc việc biến đổi mô hình phát triển kinh tế sang hướng “xanh” hơn và “sạch” hơn. Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của một số nước, có thể rút ra một số khuyến nghị cần thiết đối với quá trình phát triển chiến lược kinh tế xanh, bao gồm: Thứ nhất, phát triển kinh tế xanh là một quá trình lâu dài có thể chưa mang lại lợi ích trong ngắn hạn, vì vậy cần kết hợp chiến lược phát triển xanh dài hạn, gắn với chiến lược phát triển chung của Chính phủ. Chính phủ các nước nên xem xét điều chỉnh hệ thống luật pháp hiện hành và xây dựng các quy định mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế theo xu hướng phát triển kinh tế xanh. Mặt khác, Chính phủ cũng đồng thời cần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và đầu tư nhằm hỗ trợ quản lý việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh. Chính phủ cũng cần có những quy định khuyến khích doanh nghiệp đào tạo kỹ năng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động phục vụ nền kinh tế xanh. Thứ hai, cần tăng đầu tư và chi tiêu trong các lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực kinh tế xanh như tài chính xanh, đầu tư xanh, ngân hàng xanh. Đầu tư cho phát triển xanh hiện chiếm 14% tổng giá trị các gói kích thích kinh tế toàn cầu (khoảng 3 nghìn tỷ USD), trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau đây: (i) Xây dựng nhà ở sử dụng hiệu quả năng lượng; (ii) phát triển năng lượng thay thế và tái tạo; (iii) xây dựng mạng lưới giao thông tiết kiệm năng lượng; (iv) phát triển nông nghiệp bền vững, sử dụng nước hiệu quả. Thứ ba, cần mở rộng thị trường các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, giảm bớt chi tiêu cho Chính phủ vào các lĩnh vực sử dụng nguồn lực tự nhiên không thể tái tạo. Đặc biệt, Chính phủ các quốc gia cần rà soát và từng bước nâng cao các tiêu chuẩn công nghệ, môi trường, đồng thời tăng cường công tác quản lý chuyển giao và nhập khẩu công nghệ… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo của Bộ KH-ĐT, Hội thảo Tham vấn về chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, VCCI, Bộ KH-ĐT và UNDP tại Việt Nam tổ chức, Hà Nội, 19/3/2012. [2] Trương Quang Học và Hoàng Văn Thắng, Kinh tế xanh, con đường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Trần Ngọc Ngoạn, Chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia sự thật. [4] OECD. 2010. Interim Report of the Green Growth Strategy: Implementing our commitment for a sustainable future [5] Nguyễn Thị Thu Trang, Một số vấn đề về tăng trưởng xanh ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (2015) 109-113 [6] UNEP. 2011. “Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication”. [7] UNEP (2011), Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2011, tr.13. [8] UNESCAP. 2010. Green Growth, Resources and Resilience: Environmental Sustainability in Asia and the Pacific. (United Nations, 2010).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xu hướng phát triển ngành dịch vụ trên thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam
13 p | 326 | 25
-
Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới
10 p | 208 | 22
-
Nhu cầu nhân lực trong phát triển kinh tế
6 p | 82 | 15
-
Tái cấu trúc mô hình tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
6 p | 108 | 8
-
Kinh tế số: Xu hướng phát triển, các cơ hội, thách thức và gợi ý chính sách đối với Việt Nam
6 p | 55 | 7
-
Một số vấn đề lý luận và xu thế phát triển kinh tế xanh
5 p | 85 | 7
-
Phát triển kinh tế biển xanh - Bài học từ các quốc gia
4 p | 12 | 6
-
Phát triển kinh tế biển thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững
8 p | 85 | 6
-
Thu hút FDI cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới
10 p | 41 | 5
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 5: Thị trường thế giới đối với sự phát triển kinh tế quốc tế (15 slide)
15 p | 86 | 5
-
Nhận định nền kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2021 và triển vọng một số ngành
7 p | 9 | 4
-
Thực trạng và xu hướng phát triển logistics xanh hướng đến nâng cao hiệu quả thương mại quốc tế tại vùng Đông Nam bộ, Việt Nam
18 p | 11 | 3
-
Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay
5 p | 25 | 3
-
Phát triển kinh tế xanh kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam
13 p | 4 | 2
-
Nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay
10 p | 17 | 1
-
Xu hướng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam
9 p | 4 | 1
-
GDP xanh - chỉ số đo lường thực chất sự phát triển bền vững
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn