intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý bảo quản đối với những công trình nghệ thuật và vật tạo tác trên giấy không đóng thành tập

Chia sẻ: Mơ Mộng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

81
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mary Todd Glaser - Giám đốc Bộ phận Bảo quản Giấy, Trung tâm Bảo quản Tài liệu Đông Bắc Một trong những phương thức sau đây được một nhà bảo quản chuyên nghiệp thực hiện, đây là người chuyên về xử lý tài liệu giấy. Bài viết này sẽ giải thích rất nhiều cách thực hiện của các nhà bảo quản giấy. Cách xử lý được lựa chọn cho bất kỳ một vật tạo tác hay một tuyển tập tài liệu nào nên là kết quả của cuộc trao đổi giữa nhà bảo quản và khách hàng sau khi nhà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý bảo quản đối với những công trình nghệ thuật và vật tạo tác trên giấy không đóng thành tập

  1. Xử lý bảo quản đối với những công trình nghệ thuật và vật tạo tác trên giấy không đóng thành tập Mary Todd Glaser - Giám đốc Bộ phận Bảo quản Giấy, Trung tâm Bảo quản Tài liệu Đông Bắc Một trong những phương thức sau đây được một nhà bảo quản chuyên nghiệp thực hiện, đây là người chuyên về xử lý tài liệu giấy. Bài viết này sẽ giải thích rất nhiều cách thực hiện của các nhà bảo quản giấy. Cách xử lý được lựa chọn cho bất kỳ một vật tạo tác hay một tuyển tập tài liệu nào nên là kết quả của cuộc trao đổi giữa nhà bảo quản và khách hàng sau khi nhà bảo quản đã kiểm tra vật tạo tác. Có rất nhiều cách và cấp độ baỏ quản và nhà bảo quản có thể đề xuất các sự lựa chọn. Dù thế nào thì các phương thức được lựa chọn vẫn phải phụ thuộc vào một số nhân tố. Nhân tố này bao gồm điều kiện của vật tạo tác, công dụng của nó trong tương lai, tầm quan trong về mặt nghệ thuật của nó, sẽ sử dụng phương tiện nào và một điều không thể thiếu đó là nguồn tài chính của khách hàng. Khách hàng phải cảm thấy
  2. thoải mái đề thảo luận việc xử lý với nhà bảo quản và đưa ra câu hỏi. Kiểm tra và báo cáo ban đầu Xử lý thường được tiến hành đầu tiên bằng việc kiểm tra cẩn thận từng vật thể. Trước khi bắt đầu công việc, nhà bảo quản sẽ cung cấp một bản báo cáo nêu rõ việc xử lý và ước tính chi phí. Các dụng cụ phụ trợ có có ý nghĩa như kính hiển vi ống nhòm được sử dụng liên tục trong quá trình kiểm tra . Phải kiểm tra tính hòa tan trong nước của tất cả các vật thể trước khi xử lý bằng nước. Tư liệu Trong quá trình xử lý, nhà bảo quản phải liên tục ghi chép lại tất cả các bước thực hiện, ghi chú cẩn thận các hóa chất được sử dụng. Ảnh (thường bị mất màu) phải được gỡ ra khỏi vật thể từ trước, hiếm khi gỡ ra trong hoặc sau khi xử lý. Sau khi xử lý, phải gửi cho khách hàng một bản báo cáo kèm bản chụp có ảnh. Lau chùi bên ngoài Bụi bẩn ở bên ngoài được phủi sạch bằng một bàn chải mềm hoặc bằng một hợp chất tẩy không có tính chất làm trầy xước như nhựa dẻo vi-nil dạng bột hoặc cục tẩy mềm. Các
  3. lớp bẩn khác như vết côn trùng, cặn mốc được tầy bằng hóa chất có sử dụng dụng cụ thích hợp. Tẩy vết mốc và côn trùng Vết bẩn mốc hoặc côn trùng tốt nhất là được tẩy riêng bằng dụng cụ cơ học. Có thể sử dụng một máy hút chân không nhỏ để loại bỏ mốc meo. Thường thì không thể loại bỏ được hết các vết mốc vì tế bào nấm đã ăn sâu vào giấy. Xông khói thuốc sát trùng trước đây là cách xử lý chuẩn đối với mốc và côn trùng, nhưng bây giờ hiếm khi người ta làm việc đó vì thuốc sát trùng hóa chất có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả người làm và vật tạo tác. Gia cố và sửa chữa Khi thực sự cần thiết, tài liệu bị bong hoặc rách nát có thể được gia cố bằng chất liệu tự nhiên hoặc nhân tạo thích hợp. Tuy nhiên không sử dụng keo dán đối với tranh vẽ bằng bút phấn màu vì màu sẽ bị thay đổi. Khi cần thiết phải nhúng nước vật tạo tác bằng giấy, một số mảng màu tan trong nước đôi khi có thể được phủ một lớp nhựa tổng hợp loãng. Cách xử lý này chỉ thích hợp cho các khu vực tài liệu riêng lẻ mà mầu có thể bị tan trong nước. Tháo bỏ phần gáy
  4. Nếu vật thể được đóng gáy bằng một chất liệu mà chất liệu đó không phải là một phần của kết cấu ban đầu và gáy bị hỏng hoặc không còn phù hợp nữa thì cần phải tháo bỏ. Đôi khi việc tháo gỡ gáy được tiến hành trong chậu nước. Nếu như vật thể không nhúng được vào nước thì cần phải tháo gỡ khô bằng tác nhân hóa chất. Xử dụng hơi nước hoặc độ ẩm có thể giúp tháo gỡ gáy về mặt cơ học. Tháo gỡ giấy dễ rách ra khỏi gáy cứng sẽ rất mất thời gian và tốn kém. Thường thì các nhà bảo quản thấy thật khó để biết trước được việc tháo gỡ mất bao lâu hoặc tốn kém bao nhiêu. Tháo bỏ sửa chữa cũ hoặc băng dính Trước đây việc sửa chữa thường được tiến hành bằng chất liệu có hại cho giấy ví dụ như băng dính thương mại hoặc chất keo dính gây bẩn. Những sửa chữa có sử dụng chất keo dính dạng nước như hồ động vật được tháo gỡ trong chậu nước, sử dụng độ ẩm và hơi nước. Chất keo dính tổng hợp và băng dính thường phải được phân hủy hoặc làm mềm bằng chất dung môi hữu cơ trước khi chúng được tháo gỡ. Rửa Rửa bằng nước thường có lợi cho giấy. Rửa không những loại bỏ được bụi và chất ố bẩn mà còn rửa sạch được hợp chất axit cấu thành trong giấy. Rửa còn làm duỗi thẳng giấy
  5. nhàu, cong. Vì lý do này mà những vật tạo tác không bị mất màu hoặc bẩn vẫn có thể rửa. Trước đó phải kiểm tra kỹ các yếu tố có thể bị ảnh hưởng bởi nước. Một số loại tài liệu yêu cầu phải nhúng vào nước đã được lọc. Đôi khi một lượng chất liệu kiềm có kiểm soát cẩn thận như hydro ammoniac có thể bổ sung vào nước để tăng độ pH lên khoảng 8.0, Việc làm này sẽ có lợi trong tiến trình lau chùi. Vật tạo tác có thành phần hòa tan trong nước có thể được rửa theo từng phần, thả nổi rửa hoặc rửa trên một bàn hút. Kiềm hóa (làm giảm độ axit) Mặc dù rửa bằng nước bình thường là đủ để giảm độ axit, xong đôi khi cũng cần bổ sung thêm chất kiềm cho giấy. Việc làm này phù hợp với giấy mà sẽ bị axit tấn công thậm chí ngay cả sau khi rửa hoặc giấy axit mà không thể rửa được. Kiềm hóa có thể được thực hiện bằng cách nhúng vào dung dịch chất kiềm dạng nước như bicacbonat magiê hoặc hydroxit canxi. Nếu có thành phần hòa tan trong nước thì vật tạo tác đó có thể được xử lý bằng cách không dùng nước mà dùng muối kiềm hòa tan trong dung môi hữu cơ. Hỗn hợp không phải là dạng nước được dùng bằng cách phun. Trong khi việc bổ sung chất kiềm thường là có lợi, song những hóa chất như vậy có thể gây ra sự thay đổi hoặc thậm chí là có hại cho một số thành phần của công trình nghệ thuật. Ví dụ
  6. một số mầu có thể thay đổi nếu như phải tiếp xúc với môi trường kiềm. Sự thay đổi này có thể diễn ra ngay hoặc dần dần . Vì lý do này mà kiềm hóa không nên áp dụng cho mọi loại tài liệu. Giống như các bước bảo quản khác, việc quyết định thực hiện kiềm hóa phải dựa trên từng trường hợp và được sự tư vấn của chuyên gia bảo quản. Vá Những miếng rách được sắp thẳng hàng sau đó vá, thường là ở mặt trái, bằng những dải giấy Nhật mỏng nhỏ. Những dải này được dính kết bằng chất keo không gây bẩn như hồ bột. Giấy mỏng trong suốt được sử dụng để tránh làm dầy tài liệu và cho phép nhìn được chữ . Bổ sung những chỗ giấy bị mất Lỗ hoặc những chỗ bị mất giấy được bồi bằng giấy Nhật (cách này ít tốn kém nhất), bột giấy hoặc một loại giấy đựơc lựa chọn cẩn thận phù hợp với tài liệu về mặt trọng lượng, kết cấu và màu sắc. Lựa chọn chất liệu bột giấy là tốn thời gian nhất thường là áp dụng đối với những vật thể có giá trị nghệ thuật. Nếu nhà bảo quản có thiết bị cần thiết thì việc đổ bột giấy lên một trang giấy chỉ cần thực hiện bằng một thao tác đơn giản. Đối với vật thể lưu trữ mà tầm quan trọng về thẩm mỹ không nhiều, nhà bảo quản chỉ đơn giản là phục
  7. chế tài liệu (xem dưới đây) và để tờ giấy phục chế lấp các lỗ thủng ngay bên ngoài. Gia cố (lớp lót) Đặc biệt những trang mỏng, dễ rách có thể được gia cố bằng cách bồi thêm một tờ giấy mỏng mềm. Giấy bồi về trọng lượng phải nhẹ hơn giấy văn bản gốc. Giấy Nhật, làm bằng tay hoặc bằng máy có chất lượng xenlulôza tốt (kozo) thường là chất liệu lót mặc dầu đôi khi có thể sử dụng giấy phương tây. Giấy gia cố thường được gắn bằng hồ bột loãng. Theo truyền thống, vật tạo tác, đặc biệt là những vật thể quá cỡ như bản đồ được gia cố bằng vải dệt như lanh hoặc mutxơlin. Chất liệu dệt phản ứng rất khác biệt đối với sự thay đổi khí hậu và do vậy không thích hợp với vật tạo tác như giấy. Đôi khi vải được sử dụng với những vật thể lớn mà thiếu nó thì vật thể sẽ bị duỗi thẳng hoặc giấy dán tường mà trong tương lai sẽ bị tháo gỡ. Trong những trường hợp như vậy, vật thể phải được lót giấy trước nhằm ngăn cách vật thể với vải. Xin chú ý rằng một cách bảo vệ khác như khung hoặc đóng bao pôliette đôi khi được sử dụng thay thế cho gia cố (xem dưới đây)
  8. Quét lại màu Việc làm này được thực hiện hết sức cẩn thận, bôi mầu nước, vật liệu tổng hợp, phấn mầu vào những vùng đã có và một số chỗ bị mất màu bề mặt như vết xước, mòn hoặc rách. Khi bổ sung màu vào chỗ mất cần phải hết sức cẩn thận. Tẩy trắng Tẩy trắng mất thời gian và đòi hỏi sự khéo léo. Việc làm này cần thực hiện khi vết bẩn hoặc đổi màu xuất hiện trên công trình nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ. Tẩy trắng có thể được thực hiện bằng cách đưa ra ánh sáng nhân tạo hoặc ánh sáng mặt trời hoặc có thể là dùng hóa chất. Các nhà bảo quản thích tẩy trắng bằng ánh sáng vì nó nhẹ nhàng và lại không có hại cho chất xenlulôza. Tuy nhiên một số vết bẩn cần phải dùng đến hoá chất. Tẩy trắng giấy bằng hóa chất phải được tiến hành trong điều kiện kiểm soát kỹ lưỡng và thuốc tẩy phải đảm bảo an toàn cho cả giấy và phụ liệu. Thuốc tẩy phải được loại bỏ sạch khỏi giấy sau khi xử lý. Sau khi tẩy bằng hóa chất cần rửa sạch bằng nước khu vực được xử lý. Nếu có thể, nên giới hạn hóa chất trong phạm vi ố bẩn, nhưng trang nào ố hoặc phai màu nhiều thì có thể phải tẩy toàn bộ. Những trang như vậy có thể được ngâm vào chậu nước hoặc được phun dung
  9. dịch. Duỗi thẳng Sau khi xử lý nước cần phải làm thẳng. Việc làm này được thực hiện giữa các lớp giấy thấm hoặc lớp nỉ, dưới sức nén vừa phải. Vật thể có lót lớp thường được làm khô và duỗi thẳng bằng cách trải rộng trên một màn hình kari-bari Nhật Bản hoặc trên một bàn làm bằng chất liệu tổng hợp. Lưu giữ Một khi vật thể đã được xử lý, nó phải được cất giữ hợp lý trong cặp tài liệu lưu trữ hoặc trong khu vực riêng. Các cách lưu giữ đặc biệt như lồng khung, bao phim pôliette sẽ bảo vệ thêm cho vật thể. Trong một số trường hợp các cách làm này có thể thực hiện tại chỗ bằng nhiều phương thức gia cố như làm lớp lót. Đóng bao phim pôliette Phương thức bảo vệ và gia cố này phù hợp nhất đối với các loại tài liệu lưu trữ. Đóng bao được tiến hành bằng cách kẹp vật thể giữa hai tấm phim pôliette (Mylar), thường dầy khoảng 4 hoặc 5 mil và gắn kín phim ở tất cả các cạnh. Một số phòng thí nghiệm bảo quản có thiết bị đặc biệt để gắn phim bằng cách siêu âm hoặc bằng hơi nóng. Có thể sử dụng
  10. băng dính hai mặt (3M Scotch; băng dính nhã hiệu #415). Vì pôliette có chứa tĩnh điện do vậy việc đóng bao không nên dùng đối với những tài liệu có phụ liệu dễ bong và dễ vỡ hoặc giấy axit Lồng khung giấy Mặc dầu nhiều bảo tàng thường xuyên lồng khung giấy để lưu giữ tranh ảnh, việc làm này đặc biệt phù hợp với các công trình nghệ thuật hoặc vật tạo tác có ý định lồng khung. Khung giấy thường bao gồm một cửa sổ và bìa đỡ 4 lớp 100% là bìa làm từ vải vụn hoặc bìa lưu trữ không có chất gỗ. Vật thể được gắn vào bìa đỡ bằng bản lề làm bằng giấy Nhật và hồ bột hoặc có thanh đỡ ở các góc. Đóng khung Khi đã được lồng khung giấy, vật thể có thể được gửi đến thợ đóng khung một cách an toàn để làm khung mới hoặc nó có thể được đặt vào khung đã có sẵn. Nếu khung có sẵn được tái sử dụng, nó cần phải được thay đổi để phù hợp với cách nhìn của nhà bảo quản. Ví dụ, nếu khung vừa khít, các cạnh của vật thể chạm vào gỗ thì đường xoi phải được nới rộng hoặc lót một lớp chất liệu cách biệt. Một số khung cần phải làm sâu để lồng được khung giấy, việc bọc kính và lớp đỡ phía sau cần thiết để bảo vệ vật tạo tác. Có thể làm cho
  11. khung sâu hơn bằng cách ghép vào phía sau khung các thanh gỗ được vít chặt. Có thể dùng nhựa tổng hợp kính lọc mầu tia cực tím hoặc kính thường để thực hiện việc lắp kính. Hãy chú ý là nhựa tổng hợp như UF-3 Plexiglas có chứa tĩnh điện nên không thích hợp cho tranh vẽ bằng bút phấn màu hoặc vật thể có phụ kiện lỏng. Các thông tin về những vấn đề này có thể tham khảo bài hướng dẫn kỹ thuật của NEDCC “Matting and Framing Art and Artifacts on Paper” và “Encapsulation in Polyester Film using Double-Sided Tape”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2