CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tháng 12/2004<br />
<br />
<br />
HUỲNH THẾ DU*<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XỬ LÝ NỢ XẤU Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ MÔ HÌNH TRUNG<br />
QUỐC VÀ MỘT SỐ NỀN KINH TẾ KHÁC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
<br />
Trong gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt nam đã có những thay đổi<br />
đáng kể và đóng vai trò hết sức quan trọng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cũng như Trung Quốc, một<br />
trong những cải cách không mang lại hiệu quả như mong đợi nhiều nhất ở Việt nam là cải cách hệ<br />
thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã bộc lộ nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Để<br />
xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh, Việt nam đã có những giải pháp tích cực như: cấp vốn thêm<br />
cho các ngân hàng thương mại nhà nước, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, từng bước nới<br />
lỏng hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, áp dụng các chuẩn mực kế toán, xếp loại tín dụng, phân<br />
loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ cấu, thành lập các công ty quản lý tài sản (AMC) để xử lý nợ xấu cho<br />
các ngân hàng thương mại… Nhưng nợ xấu và xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề hết sức nan giải, cần phải có<br />
những giải pháp hữu hiệu hơn.<br />
<br />
Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, đến cuối năm 2003, tỷ lệ nợ xấu (quá<br />
hạn) của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 4,74% trong tổng dư nợ cho vay gần 300.000 tỷ<br />
VNĐ (tương đương với 14.200 tỷ VNĐ). Con số này chưa kể khoản nợ tồn đọng 21.280 tỷ VNĐ trước<br />
ngày 01/01/2001 mới chỉ xử lý được 13.386 tỷ đồng. Nếu tính số chưa được xử lý cộng với số nợ tồn<br />
đọng nêu trên thì số nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 22.094 tỷ VNĐ (bằng<br />
7,36% dư nợ và 3,4% GDP). Nhưng theo ý kiến của bà Susan Adams đại diện thường trú cao cấp của<br />
IMF tại Việt Nam và ông Klaus Rohland - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Châu Văn Thành - Giám đốc Đào tạo, thầy Nguyễn Xuân Thành - nguyên Phó<br />
giám đốc phụ trách nghiên cứu, tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh - phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế<br />
Fulbright đã giúp tôi hình thành ý tưởng và hỗ trợ thực hiện bài viết này. Xin cảm ơn các thành viên tham gia buổi<br />
thảo luận ngày 20/10/2004 tại Trường Fulbright đã góp ý cho tôi rất nhiều vấn đề bổ ích để tôi thực hiện bài viết<br />
này.<br />
<br />
Những nội dung, nhận xét, bình luận trong bài nghiên cứu này chỉ là ý kiến riêng của tác giả mà không phải là<br />
công bố của Trường Fulbright.<br />
<br />
Bản quyền © 2004 Chương trinh Giảng dạy Kinh tế Fulbright.<br />
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________<br />
<br />
thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15-20%1 (tương đương 45.000-60.000 tỷ VNĐ),<br />
chiếm từ 7-10% GDP Việt nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia thì tỷ lệ nợ xấu lên đến 30%<br />
(Thomas 2003). Đây là con số lớn, nhưng so với Trung Quốc, nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập<br />
trung sang kinh tế thị trường trước Việt Nam gần một thập kỷ, thì con số này là không đáng kể. Vào<br />
thời điểm cuối năm 2003, nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc là 480 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng dư nợ<br />
cho vay của hệ thống ngân hàng và 36% GDP (Herrero&Santabárbara 2004).<br />
<br />
Tỷ lệ nợ xấu cao của Trung Quốc và các nền kinh tế chuyển đổi chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp<br />
nhà nước mà nguyên nhân các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả. Để giải quyết nợ xấu ở các<br />
ngân hàng (giải pháp xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh) 2, các nước áp dụng các mô hình xử lý nợ xấu<br />
khác nhau, có nước thành công, có nước không thành công. Trung Quốc đã và đang có những nỗ lực<br />
nhất định, nhưng việc xử lý nợ xấu ở các ngân hàng vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi.<br />
<br />
Với đặc điểm chuyển đổi nền kinh tế nói chung, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng gần<br />
tương tự như Trung Quốc, liệu trong một vài năm nữa, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam sẽ như<br />
thế nào? Ngay cả khi khối lượng nợ xấu không phát sinh thêm mà chỉ ở mức hiện tại thì những vấn đề<br />
rút ra cho Việt Nam từ Trung Quốc và một số mô hình xử lý nợ tiêu biểu trên thế giới (nhất là các nền<br />
kinh kế chuyển đổi) là gì? Đó chính là vấn đề được đặt ra trong bài nghiên cứu này.<br />
<br />
Để trả lời câu hỏi được đặt ra, bài viết sẽ đi tuần tự qua từng phần như sau: Phần thứ nhất là một sự so<br />
sánh giữa hệ thống ngân hàng Trung quốc và hệ thống ngân hàng Việt nam. Phần tiếp theo sẽ đánh giá<br />
thực trạng và những nguyên nhân gây ra nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Việt nam nói<br />
riêng, các nền kinh tế nói chung. Phần 3, đánh giá các mô hình xử lý nợ tiêu biểu, ưu điểm, nhược điểm,<br />
thành công và thất bại của nó. Phần 4 đánh giá việc lựa chọn mô hình và kết quả xử lý nợ xấu ở Trung<br />
Quốc và Việt nam. Phần 5 sẽ phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến việc xử lý nợ xấu ở Trung Quốc<br />
và Việt nam chưa đạt được kết quả như mong đợi. Cuối cùng là các kết luận và đề xuất chính sách đối<br />
với việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng Việt nam.<br />
<br />
1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam - bản sao của mô hình Trung Quốc?<br />
<br />
Nhìn lại quá trình hình thành, phát triển và những việc mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang<br />
trải qua cho chúng ta thấy rằng, Hệ thống ngân hàng Việt Nam gần như là bản sao của hệ thống ngân<br />
hàng Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 01/12/1948 (Trước thời<br />
điểm quốc khánh Trung Quốc), trên cơ sở hợp nhất các ngân hàng Bắc Hải, Hoa Bắc và Tây Bắc. Ngân<br />
hàng Nhân dân Trung Hoa trực thuộc Bộ Tài chính và hoạt động theo mô hình hệ thống ngân hàng một<br />
cấp (monobank), vừa làm nhiệm vụ phát hành tiền, vừa cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Để thực<br />
hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, một số ngân hàng chuyên doanh được thành lập và sau<br />
này trở thành bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Trung Quốc Đến tháng 09/1983, Hội<br />
đồng Nhà nước Trung Quốc đã quyết định để cho Ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa hoạt động như<br />
Ngân hàng Trung ương. Điều này có nghĩa là hệ thống ngân hàng hai cấp ở Trung Quốc chính thức<br />
được thành lập. Trong thập niên 80, bốn ngân hàng chuyên doanh, sau này trở thành bốn ngân hàng<br />
thương mại quốc doanh lớn nhất Trung Quốc có vai trò rất lớn gồm: Ngân hàng Trung Quốc (Bank of<br />
China - BOC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (Construction China Bank - CCB), Ngân hàng Công<br />
thương Trung Quốc (Industrial and Commercial Bank of China - ICBC) và Ngân hàng Nông nghiệp<br />
Trung Quốc (Agriculture Bank of China - ABC). Các ngân hàng này có nhiệm vụ cấp phát vốn cho<br />
những khu vực chuyên biệt (gần với tên gọi của chúng) và có quan hệ (phụ thuộc) rất chặt chẽ với<br />
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa. Cũng trong thời gian này, các hợp tác xã tín dụng, ngân hàng khu<br />
<br />
<br />
1 Bà Susan Adams và ông Klaus Rohland trả lời phòng vấn của phóng viên hãng Reuter trong hội nghị “Đầu tư tại<br />
Việt Nam” ngày 17-18/08/2004<br />
2 Để xử lý nợ xấu ở một hệ thống tài chính nào đó, có hai việc phải làm song song đó là xử lý các khoản nợ xấu đã<br />
<br />
phát sinh và ngăn chặn các khoản nợ xấu mới phát sinh. Trong bài nghiên cứu này, chỉ tập trung xem xét vế thứ<br />
nhất.<br />
<br />
<br />
Trang 2/26<br />
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________<br />
<br />
vực, ngân hàng cổ phần bắt đầu được thành lập và hoạt động. Các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được<br />
tham gia theo hình thức liên doanh, thành lập chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng 100% vốn nước<br />
ngoài. Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa năm 1995 đã khẳng định lại vai trò ngân hàng trung ương<br />
của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa. Đồng thời trong giai đoạn này, các ngân hàng chính sách cũng<br />
được thành lập nhằm tách bạch tín dụng chỉ định và tín dụng thương mại. Năm 1998, trước yêu cầu của<br />
việc xử lý nợ xấu, Chính phủ Trung Quốc đã rót 5 tỷ USD để thành lập 4 Công ty Quản lý tài sản với<br />
nhiệm vụ xử lý nợ cho 4 ngân hàng thương mại quốc doanh của Trung Quốc. Trong kỳ họp đầu tiên<br />
của Quốc hội khoá 10 (năm 2003) của Trung Quốc đã quyết định tách chức năng giám sát của Ngân<br />
hàng Nhân dân Trung Hoa để thành lập Uỷ ban giám sát ngân hàng Trung Quốc. Tháng 8/2004, lần<br />
đầu tiên một ngân hàng thương mại quốc doanh dược cổ phần hoá. Đó chính là Ngân hàng Trung<br />
Quốc. Hiện nay, các ngân hàng thương mại quốc doanh Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị phần chủ yếu<br />
với 62%. Trong khi các loại hình khác như 123 Ngân hàng khu vực, ngân hàng cổ phần chiếm 21,5%,<br />
36.000 hợp tác xã tín dụng chiếm 11,4%, 157 chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm 1,2% thị phần<br />
(Herrero&Santabárbara 2004) và (Pei&Shirai 2004).<br />
<br />
Đối với hệ thống ngân hàng Việt nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập vào ngày<br />
06/05/1951. Tuy là thời điểm sau quốc khánh, nhưng là thời điểm trước khi giải phóng Miền bắc 1954.<br />
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ là Ngân hàng Quốc gia, hoạt động theo mô hình ngân hàng<br />
một cấp. Để thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng chuyên doanh lần lượt ra<br />
đời. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập năm 1957, Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Ngân hàng Ngoại thương được thành lập năm 1962, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập<br />
vào năm 1990. Năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chính thức hoạt động theo mô hình ngân<br />
hàng 2 cấp sau khi Hội đồng Nhà nước Việt Nam ban hành các pháp lệnh ngân hàng năm 1989 - thời<br />
điểm hệ thống các hợp tác xã tín dụng bị đổ bể. Chính điều này, khác với hệ thống ngân hàng Trung<br />
Quốc, các hợp tác tín dụng được đổi tên thành Quỹ tín dụng Nhân dân. Từ năm 1990, các ngân hàng cổ<br />
phần bắt đầu được thành lập, các ngân hàng nước ngoài được tham gia dưới hình thức thành lập chi<br />
nhánh hoặc liên doanh với các ngân hàng trong nước. Năm 1996, Ngân hàng người nghèo và sau đó đổi<br />
thành Ngân hàng chính sách được thành lập. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, khẳng<br />
định lại vai trò Ngân hàng Trung ương của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Năm 2000, bốn công ty<br />
quản lý tài sản được thành lập để làm nhiệm vụ xử lý nợ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh,<br />
nhưng với mức vốn điều lệ chỉ 30 tỷ đồng. Một con số hoàn toàn không tương xứng với số nợ hơn<br />
21.000 tỷ đồng vào cuối năm 2000. Ngoài ra, còn có một công ty quản lý tài sản thuộc ngân hàng thương<br />
mại cổ phần, nhưng mức vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng. Cũng giống như hệ thống ngân hàng Trung<br />
Quốc, 5 Ngân hàng Thương mại Quốc doanh vẫn chiếm thị phần chi phối với 75%, 37 ngân hàng<br />
thương mại cổ phần chiếm 11%, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 12%, các quỹ tín dụng nhân<br />
dân chỉ chiếm khoảng 1,5%3. Hơi khác với hệ thống ngân hàng Trung Quốc, hiện nay, Việt Nam chưa<br />
có ngân hàng 100%4 vốn nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam chiếm một thị phần rất<br />
đáng kể, tới 12%, trong khi ở Trung Quốc chỉ có 1,2%.<br />
<br />
Hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc có một điểm khác biệt nữa là quy mô so với nền kinh tế.<br />
Vào cuối năm 2003, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Trung Quốc lên đến 1.963 tỷ USD, bằng 165%<br />
tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ khoảng 20<br />
tỷ USD, bằng 50% GDP. Một con số còn khiêm tốn. Tuy nhiên, với mức độ tăng trưởng tín dụng trên<br />
25% trong những năm qua, thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa, dư nợ cho vay sẽ vượt quá GDP. Tốc<br />
độ tăng trưởng tín dụng cao như vậy đã được IMF, WB khuyến cáo là nóng, không có lợi cho việc ổn<br />
định kinh tế vĩ mô và phát triển dài hạn.<br />
<br />
Quá trình phát triển và cơ cấu hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam có thể tóm tắt theo hộp<br />
dưới đây.<br />
<br />
<br />
3Nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt nam, IMF và tính toán của tác giả<br />
4Theo Hiệp định thương mại Việt nam Hoa kỳ (BTA), đến năm 2010, các ngân hàng 100% vốn của Hoa Kỳ mới<br />
được phép thành lập và hoạt động tại Việt nam.<br />
<br />
<br />
Trang 3/26<br />
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________<br />
<br />
<br />
<br />
Hộp 1:<br />
<br />
CÁC MỐC LỊCH SỬ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG<br />
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM<br />
<br />
TT CÁC MỐC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
1 1948-83 1951-90<br />
Hệ thống ngân hàng 1 cấp<br />
<br />
2 Thành lập các ngân hàng chuyên doanh 1980s 1990s<br />
<br />
3 NA 1997<br />
Thử nghiệm mô hình HTX tín dụng<br />
<br />
4 Thành lập ngân hàng chính sách 1995 1996<br />
<br />
5 Cơ cấu lại Ngân hàng Trung ương 1998<br />
<br />
6 Thành lập các AMC 1999 2000<br />
<br />
7 Thành lập uỷ ban giám sát ngân hàng 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỊ PHẦN<br />
THEO HÌNH THỨC SỞ HỮU<br />
<br />
<br />
<br />
Trung Quốc Việt nam<br />
Loại hình tổ chức<br />
TT<br />
Số lượng Thị phần Số lượng Thị phần<br />
<br />
<br />
1 Ngân hàng thương mại nhà nước 4 61% 5 75%<br />
<br />
2 Ngân hàng chính sách 3 NA 1 NA<br />
<br />
3 Ngân hàng khu vực, cổ phần 123 21.5% 37 11%<br />
<br />
4 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 157 1.2% 27 12%<br />
<br />
5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 7 NA 0 0<br />
<br />
6 Ngân hàng Liên doanh 7 NA 4 NA<br />
<br />
7 Hợp tác xã tín dụng 36 11.4% 898 1.5%<br />
<br />
8 Công ty quản lý tài sản 4 6<br />
<br />
<br />
NA: Không có số liệu<br />
<br />
Nguồn: Herrero&Santabárbara 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, IMF và ước tính của tác giả.<br />
<br />
Trang 4/26<br />
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________<br />
<br />
2. Nợ xấu và quá trình phát sinh nợ xấu ở Trung Quốc và Việt nam<br />
<br />
Khối lượng nợ xấu ở các ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam<br />
<br />
Việc phân loại nợ có nhiều tiêu chí khác nhau. Theo chuẩn chung thì một khoản nợ được xem là xấu<br />
khi không còn khả năng thu hồi, bất kể nó là khoản mới cho vay hay đã cho vay từ lâu (không phân<br />
theo thời gian mà phân theo bản chất nợ). Tiêu chí này đang dần được áp dụng tại Trung Quốc và Việt<br />
nam. Tuy nhiên, phân loại nợ theo thời gian vẫn là tiêu chí đang được áp dụng tại Trung quốc và Việt<br />
nam. Trong bài Viết này, xin tạm dùng định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ không thu hồi được đúng<br />
thời hạn. Khối lượng nợ xấu tính đến thời điểm cuối năm 2003 của các Ngân hàng Trung Quốc và Việt<br />
Nam như sau:<br />
<br />
TT Chỉ tiêu Thời gian Tỷ USD % Dư nợ %GDP<br />
<br />
<br />
I Trung Quốc<br />
<br />
<br />
1 NHTM quốc doanh 12/2003 232 20 17<br />
<br />
<br />
2 NH cổ phần 03/2004 23 7 2<br />
<br />
<br />
3 NH chính sách 06/2003 19 18 1<br />
<br />
<br />
4 03/2004 60 30 4<br />
Hợp tác xã tín dụng<br />
Tổng hệ thống ngân hàng 12/2003 373 19 28<br />
<br />
<br />
5 Các AMCs 12/2003 107 0 8<br />
<br />
<br />
Tổng hệ thống tài chính 03/2004 480 0 36<br />
<br />
<br />
II Việt nam<br />
<br />
<br />
Các ngân hàng VN 12/2003 1,5-6 7-30 3,7-15<br />
<br />
<br />
Ngân hàng ĐT&PTVN(Nợ dưới<br />
<br />
chuẩn)5 12/2003 1,2 33,5<br />
<br />
<br />
Nguồn: Herrero&Santabárbara 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, IMF và ước tính của tác giả.<br />
<br />
<br />
Những nguyên nhân phát sinh nợ xấu<br />
<br />
Đối với một nền kinh tế, một hệ thống tài chính ngân hàng, nợ xấu phát sinh tập trung chủ yếu vào các<br />
nguyên nhân chính sau:<br />
<br />
Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Vấn đề ở đây là sự việc kéo dài trong nhiều năm,<br />
các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc<br />
<br />
<br />
5Theo báo cáo kiểm toán do Ernst & Young thực hiện, ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tổng dư nợ<br />
không đạt tiêu chuẩn chiếm 67%, nợ dưới chuẩn 33,5% trong 52.860 tỷ đồng dư nợ cho vay vào cuối năm 2003.<br />
<br />
<br />
Trang 5/26<br />
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________<br />
<br />
không thể hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử<br />
lý nhất và nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các<br />
khoản nợ này. Đây cũng chính là nguyên nhân chính trong việc phát sinh nợ xấu ở các nước kém phát<br />
triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Các khoản nợ này thường tập trung vào các doanh nghiệp nhà<br />
nước hoặc các đối tượng doanh nghiệp được chính phủ ưu tiên.<br />
<br />
Mối quan hệ ràng buộc giữa chính phủ và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước trong các nền<br />
kinh tế chuyển đổi: Chính sự trợ giúp của chính phủ đã tạo ra tâm lý ỷ lại “không trưởng thành” được<br />
của các doanh nghiệp nhà nước. János Kornai đã mô tả mối quan hệ ràng buộc này trong quyển sách<br />
“Hệ thống Xã hội chủ nghĩa” đã được dịch giả Nguyễn Quang A dịch sang tiếng Việt do Nhà xuất bản<br />
Văn hoá – Thông tin xuất bản năm 2002 như sau:<br />
<br />
Hộp 2:<br />
<br />
SỰ PHỤ THUỘC DỌC CỦA XÍ NGHIỆP<br />
<br />
1. Gia nhập: Nhìn chung bộ máy quan liêu vẫn quyết định về việc thành lập mới các doanh<br />
nghiệp độc lập thuộc sở hữu công cộng. Bộ máy quan liêu thậm chí còn quyết định việc<br />
cấp phép thành lập các doanh nghiệp tư nhân và có cho phép cạnh tranh nhập khẩu<br />
không.<br />
<br />
2. Rút lui: Bộ máy quan liêu quyết định khi nào giải thể một doanh nghiệp thuộc sở hữu công<br />
cộng. Việc này có quan hệ mật thiết thiết với hiện tượng ràng buộc ngân sách mềm.<br />
<br />
3. Sáp nhập và tách: Cơ hội khởi xướng việc sáp nhập hay tách các xí nghiệp tăng lên, nhưng<br />
bộ máy quan liêu vẫn có quyền phán quyết cuối cùng.<br />
<br />
4. Bổ nhiệm lãnh đạo: Bộ máy quan liêu hoặc quyết định trực tiếp hoặc có ảnh hưởng mang<br />
tính quyết định đến việc bổ nhiệm, chọn hay chuẩn y sự lựa chọn.<br />
<br />
5. Đầu ra và đầu vào: Sự can thiệp của bộ máy quan liêu có thể là sự hỗ trợ hiệu quả khi có<br />
khó khăn mua một nguyên liệu đầu vào nào đó. Sự can thiệp này về đầu vào nhiều khi<br />
dẫn đến sự can thiệp không chính thức về đầu ra. Sự xoá bỏ kiểm soát đã làm tăng vai trò<br />
của của những hợp đồng tự nguyện trong các mối quan hệ giữa người bán và người mua.<br />
<br />
6. Xuất nhập khẩu và trao đổi ngoại hối: Vai trò của doanh nghiệp sản xuất đã tăng đáng kể<br />
trong các giao dịch xuất nhập khẩu. Nhưng thậm chí cả khi doanh nghiệp được phép<br />
chính thức tham gia hoạt động ngoại thương, mà không phải nhờ vả đến một doanh<br />
nghiệp chuyên làm ngoại thương khác, thì các cơ quan cấp cao vẫn can thiệp bằng nhiều<br />
cách khác nhau như: việc quy định các mặt hàng xuất khẩu, thúc ép xí nghiệp hoàn thành<br />
các đơn hàng nhất định, ưu tiên một số thị trường và loại trừ các thị trường khác. Về nhập<br />
khẩu, hạn ngạch được thiết lập hoặc mỗi hợp đồng phải đi kèm với một thủ tục cấp phép.<br />
Cùng với tất cả các điều này, vẫn còn sự tập trung hoá chặt chẽ liên tục trong quản lý<br />
ngoại hối.<br />
<br />
7. Sự lựa chọn công nghệ và phát triển sản phẩm: Các cơ quan cấp cao thường can thiệp vào việc<br />
lựa chọn công nghệ của doanh nghiệp cũng như việc lựa chọn các sản phẩm mới. Từ việc<br />
trợ cấp, các phương tiện tín dụng, đến giấy phép nhập khẩu… thường đều gắn bó với lựa<br />
chọn này.<br />
<br />
8. Giá cả: Phi điều tiết từng phần được thực hiện trong việc định giá. Một dải rộng giá cả vẫn<br />
được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền, tuy vậy họ vẫn can thiệp vào việc quy định<br />
các mức giá, mà trên danh nghĩa người bán và người mua tự do quyết định. Các phương<br />
pháp tính toán được quy định, mức lãi được cố định và nếu mức giá được coi là cao một<br />
cách vô lý thì họ phản đối.<br />
<br />
9. Việc làm và lương: Những giới hạn nhiều loại khác nhau ngăn cản việc thoả thuận tự do về<br />
<br />
<br />
Trang 6/26<br />
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________<br />
<br />
lương giữa xí nghiệp sử dụng lao động và người lao động. Thường xuyên có sự can thiệp<br />
về việc làm thông qua các quy định chính thức hay không chính thức về các giới hạn trên<br />
và giới hạn dưới về việc làm.<br />
<br />
10. Thuế và trợ cấp: Trên danh nghĩa, hệ thống thuế có hiệu lực thống nhất cho các doanh<br />
nghiệp. Trên thực tế, thì việc định mức thuế riêng cho một ngành hay cho một doanh<br />
nghiệp cụ thể là rất phổ biến và ngoài ra người ta còn có những nhượng bộ riêng lẻ về<br />
thực hiện nghĩa vụ thuế - cả về số thuế lẫn thời hạn nộp thuế.<br />
<br />
11. Tín dụng và thanh toán nợ: Các đặc điểm của chế độ quan liêu vẫn tiếp tục chi phối hoạt<br />
động của ngành ngân hàng. Quan hệ giữa một ngân hàng và một xí nghiệp không phải là<br />
quan hệ thương mại theo chiều ngang, trong đó ngân hàng quan tâm đến chính lợi nhuận<br />
của mình, mà nó hoạt động như một ngành của chế độ quan liêu nhằm duy trì sự kiểm<br />
soát đối với doanh nghiệp.<br />
<br />
12. Đầu tư: Phi điều tiết từng phần xảy ra trong việc quyết định đầu tư. Ở tất cả các nền kinh<br />
tế xã hội chủ nghĩa cải cách, có thể thấy sự gia tăng đáng kể tỷ trọng các khoản đầu tư mà<br />
doanh nghiệp có thể quyết định độc lập và nguồn tài chính chủ yếu là các khoản trích lại<br />
từ lợi nhuận. Tỷ trọng các khoản đầu tư không hoàn lại từ ngân sách giảm xuống, và vai<br />
trò của tín dụng ngân hàng tăng lên. Cho dù các khoản đầu tư từ nguồn tài chính tự có của<br />
doanh nghiệp tăng lên đáng kể, nhưng mức độ phi tập trung hoá thực tế khiêm tốn hơn<br />
thế nhiều. Các dự án lớn đòi hỏi sự tài trợ thêm ngoài các nguồn tài chính tự có của xí<br />
nghiệp. Điều này mở ra khả năng can thiệp đối với quyết định đầu tư từ các tổ chức tài<br />
chính nhà nước cung cấp vốn, từ ngân sách nhà nước hoặc từ hệ thống ngân hàng được<br />
tập trung hoá chặt chẽ.<br />
<br />
<br />
Những chính sách không hiệu quả hoặc nhà nước thay đổi chính sách tác động đến một số ngành, một số doanh<br />
nghiệp. Như chính sách đóng cửa rừng những năm cuối thập niên 90 đã ảnh hưởng không ít đến một số<br />
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chế biến lâm sản. Chính sách xây dựng các nhà máy<br />
đường, chính sách dữ trữ cà phê... Sự thay đổi hoặc áp dụng các chính sách không hiệu quả nhiều khi<br />
gây ra những khối lượng nợ xấu rất lớn cho các ngân hàng6. Điều này cũng thường xảy ra đối với các<br />
nền kinh tế chuyển đổi. Vì quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm không tránh khỏi những điều bất<br />
hợp lý mà không thể lường đoán trước được.<br />
<br />
Nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng. Do phản ứng dây chuyền, các doanh nghiệp tạm thời mất khả<br />
năng thanh khoản không đủ tiền để trả các khoản nợ vay. Các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân<br />
này là tương đối dễ xử lý và có thể xử lý trong một thời gian ngắn vì cơ bản các khoản nợ vẫn được cấn<br />
đối bằng các tài sản nằm bên trái bản cân đối chứ không phải là những khoản phải thu hay chi phí chờ<br />
phân bổ không bao giờ thực hiện được. Về bản chất kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp vẫn có khả năng<br />
phục hồi và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.<br />
<br />
Đối với các nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, dù có chuyển<br />
đổi ngay hay làm từng bước một thì các doanh nghiệp nhà nước vẫn là khách hàng chính và là đối<br />
tượng gây ra nợ xấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước nhiều nhất. Những khoản nợ xấu này<br />
chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Đây cũng chính là sự<br />
khác biệt rất lớn trong việc xử lý nợ xấu của các nền kinh tế chuyển đổi và các nền kinh tế thị trường rơi<br />
vào khủng hoảng nói chung, xử lý nợ của hệ thống tiết kiệm ở Hoa Kỳ vào cuối thập niên 80 nói riêng.<br />
<br />
<br />
<br />
6Tổng khối lượng đầu tư cho chương trình mía đường của Việt nam gần 700 triệu USD. Nợ khoanh cho các doanh<br />
nghiệp cà phê gần 1.000 tỷ đồng.<br />
<br />
<br />
Trang 7/26<br />
Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác________________<br />
<br />
Đối với Trung Quốc và Việt nam, nợ xấu phát sinh chủ yếu là do nguyên nhân thứ nhất và thứ hai, tức<br />
là do các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và do sự thay đổi chính sách hoặc chính sách không<br />
thành công. Để thấy rõ vấn đề này, chúng ta cùng xem xét con nợ của các ngân hàng thương mại quốc<br />
doanh Trung quốc và Việt Nam là ai?<br />
<br />
Đối với Trung Quốc, đến cuối năm 2001, Trung Quốc còn 174.000 doanh nghiệp nhà nước, với tổng tài<br />
sản khoảng 2.032 tỷ USD, tổng nợ 1.186 tỷ USD, vốn chủ sở hữu 749 tỷ USD. Như vậy tỷ lệ nợ/vốn chủ<br />
sở hữu bằng 158%. Trong đó có 51,2% doanh nghiệp thua lỗ, số tài sản không luân chuyển (unhealthy<br />
asset) của các doanh nghiệp địa phương chiếm 15% tổng tài sản của các doanh nghiệp này (tương<br />
đương 186 tỷ USD)(Mako&Zhang 2003). Tổng dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước trong các ngân<br />
hàng thương mại chiếm 75% (Unteroberdoester 2004) 7. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc<br />
doanh Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (Pei&Shirrai 2004).<br />
<br />
Đối với Việt nam, đến cuối năm 2003, cả nước còn khoảng 4.800 doanh nghiệp nhà nước, tổng số vốn<br />
được đánh giá lại khoảng 189.000 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp sở hữu 40 tỷ đồng, song số<br />
doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 47%, đa số do địa phương quản lý. Tổng số nợ phải thu,<br />
phải trả là gần 300.000 tỷ đồng, trong đó khoản phải trả là 207.789 tỉ đồng mà các khoản nợ phải trả chủ<br />
yếu là vay ngân hàng (NH) và các tổ chức tín dụng (chiếm khoảng 76% nợ phải trả) 8. Thực tế trong 3<br />
năm qua, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước chỉ ở mức 10%. Tỷ lệ lợi<br />
nhuận trên vốn là 10,8%. Số doanh nghiệp có lãi chiếm 77%, nhưng chỉ khoảng 40% trong số đó có mức<br />
lãi cao hơn lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại 9. Nếu loại trừ các doanh nghiệp có<br />
những lợi thế riêng biệt như bưu chính viễn thông, điện, khai khoáng, tài chính ngân hàng… và sử<br />
dụng suất chiết khấu hợp lý10 thì số doanh nghiệp có NPV