Tình trạng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam
lượt xem 55
download
Bài viết Tình trạng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam trình bày thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam, đề xuất cơ chế xử lý nợ xấu ngân hàng về phía các ngân hàng thương mại, về phía doanh nghiệp vay vốn, về phía Ngân hàng Nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình trạng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam
- Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh t ế và tính an toàn, hi ệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Bài viết điểm qua một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng và đề xuất cơ chế xử lý. Ảnh minh họa: Nguồn Internet Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam Mặc dù đã có nhiều ý kiến trao đổi về nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM), nh ưng cho đ ến nay, v ẫn chưa có tiếng nói thống nhất nợ xấu về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Thống đ ốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại các NHTM kho ảng 10%. Trong khi c ơ quan Thanh tra NHNN lại đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng 8,6%, tương đ ương với trên 200.000 t ỷ đ ồng. Bên cạnh những con số được NHNN công bố nói trên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đ ưa ra t ỷ l ệ n ợ xấu là 11,8%, tương đương với khoảng 270.000 tỷ đồng. Vậy nợ xấu của các ngân hàng Vi ệt Nam là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng nợ xấu tại các ngân hàng là con số không nhỏ. Tại sao có sự khác nhau về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng? Có thể lý giải về sự khác nhau này như sau: Thứ nhất, do cách phân loại nợ. Theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN). Trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn) là các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là các khoản nợ có khả năng tổn thất rất cao và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ được coi là không còn khả năng thu hồi, mất v ốn. Thông thường ở các nước đang phát triển, nếu nợ xấu của các ngân hàng được phân lo ại theo các chỉ tiêu đ ịnh lượng và định tính phù hợp với thông lệ quốc tế, thì tỷ lệ này dưới 5% cũng là bình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có sự khác nhau về năng lực quản trị rủi ro và việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp h ạng tín d ụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là vi ệc l ựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ chưa là cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thi ểu bù đ ắp rủi ro. Đi ều này d ẫn đ ến h ạn ch ế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng và xác định khẩu vị rủi ro… của từng ngân hàng. Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thường theo những khẩu vị rủi ro riêng. V ấn đ ề này đã d ẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột (cùng 1 khách hàng, có ngân hàng phân loại vào nhóm nợ cao, có ngân hàng l ại phân loại vào nhóm nợ thấp). Mặt khác, việc triển khai xếp hạng khách hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhi ều kinh nghi ệm thực
- tiễn cũng như am hiểu sau sắc mô hình xếp hạng tín dụng (modelling), trong khi thị trường nhân l ực hi ện tại c ủa Việt Nam còn rất thiếu. Thứ hai, thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Ở Việt Nam, trên 90% là DN nhỏ và vừa, không ít DN có báo cáo tài chính không chuẩn xác, l ại không qua ki ểm toán. Ngay cả đối với các DN lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã khó có khả năng thu hồi. Đặc biệt, khi ngân hàng và DN lại có mối quan hệ “mật thiết”, phụ thuộc lẫn nhau (s ở hữu chéo) thì ngu ồn l ực d ễ b ị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên. Thứ ba, hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng... đã t ạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền. Đây cũng là những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh bạch và giải trình còn hạn chế. Tổng phương tiện thanh toán (M2) của 9 tháng đ ầu năm tăng 12,21%, nhưng tín dụng chỉ tăng 2,5%, trong khi chứng khoán cũng không phải là kênh được các ngân hàng quan tâm kể từ khi có văn bản hạn chế cho vay chứng khoán của NHNN; bất động sản cũng đóng băng; vay tiêu dùng không được xem là kênh ưu tiên trong thời gian qua. Như vậy, phải chăng nợ xấu đang chạy òng vòng gi ữa ngân hàng và các Doanh nghiệp có quan hệ mật thiết. Nếu th ế, nợ xấu sẽ ngày một phình to và càng khó xác định, lãi suất sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao, DN sản xuất kinh doanh càng khó tiếp cận được vốn. Thứ tư, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghi ệp của một s ố cán b ộ ngân hàng và khách hàng. Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo làm nghề ngân hàng không chỉ cần thiết mà còn mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã c ấu k ết v ới khách hàng để che giấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHNN, của NHTM. Mặc dù chưa có s ố li ệu công bố nhưng trong tổng số nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ nảy sinh từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Tóm lại, những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề sở hữu chéo, vấn đề đạo đức nghệ nghi ệp... đã làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng và có chiều hướng ngày càng tăng. Cho dù nợ xấu ở mức nào thì hi ện t ại đã và đang tác động tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, đến việc l ưu thông dòng vốn vào n ền kinh t ế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Chừng nào chưa xử lý đ ược vấn đ ề này thì vi ệc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ không đạt hiệu quả. Đề xuất cơ chế xử lý nợ xấu ngân hàng Về phía các ngân hàng thương mại Đối với khối nợ xấu cũ, các NHTM cần: Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Tìm mọi biện pháp để thanh lý/phát mại tài s ản b ảo đ ảm cho các khoản nợ xấu để thu hồi nợ. Chủ động phối hợp khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với những khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh khi giải quyết được nợ xấu; Ti ếp tục gi ảm lãi su ất xu ống để thực hiện các khoản cho vay mới, giúp DN giảm chi phí đ ầu vào, bán đ ược hàng, có đi ều ki ện tr ả n ợ ngân hàng. Bán nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM, Công ty mua bán nợ trực thuộc NHNN, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính. Cần phải thấy rằng, để xảy ra nợ xấu, trách nhiệm đầu tiên thuộc về ngân hàng (do nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại) nhưng các ngân hàng không thể tự tạo ra nợ xấu. Nợ xấu là do các con nợ - DN/cá nhân vay
- vốn đến hạn không trả được nợ, mà việc không trả được nợ cho các ngân hàng có nguyên nhân cơ bản do yếu kém chủ quan của bản thân DN nhưng không thể bỏ qua nguyên nhân từ cơ chế chính sách, từ quản lý vĩ mô. Vì vậy, xử lý nợ xấu lúc này không chỉ là trách nhiệm đơn lẻ của các ngân hàng, DN mà cần có sự tham gia của Nhà nước với mục tiêu phải đạt được trong việc xử lý nợ xấu là tạo điều kiện để các ngân hàng thi ết l ập quan hệ tín dụng mới, giúp DN còn khả năng hoạt động vay vốn, đồng thời thanh l ọc những DN, ngân hàng y ếu kém trong sản xuất kinh doanh; Thông qua xử lý nợ xấu, các ngân hàng mới có điều kiện tiếp tục hạ lãi suất tiền vay. Việc xử lý nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng cũng có đi ểm thu ận l ợi là công ty con của ngân hàng nên có điều kiện hiểu rõ từng khoản vay đối với khách hàng. Khi chuyển nợ xấu cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, công ty có thể chủ động, nhanh chóng tìm khách hàng đ ể bán tài s ản thu hồi vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, để công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả, cần xây dựng cơ chế mua bán nợ rõ ràng, minh bạch, có sự tham gia giám sát chặt chẽ của NHNN, để tránh tình trạng nợ xấu trên bảng cân đối của ngân hàng có thể giảm nhưng chất l ượng nợ không thay đ ổi, do không giải quyết tận gốc vấn đề. Nếu bán nợ xấu cho DATC thuộc Bộ Tài chính thực hiện, rất cần một cơ chế mua bán rõ ràng thì ho ạt đ ộng mua bán các khoản nợ xấu của ngân hàng mới có hiệu quả. Do tính phức tạp của các khoản nợ xấu trong ngân hàng, trong bối cảnh áp lực xã hội rất lớn về vấn đề giải trình thì vấn đề đặt ra là thành lập công ty mua bán nợ trực thuộc NHNN hay công ty mua bán nợ quốc gia (AMC) phải đủ quyền lực, được hỗ trợ bởi các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này, với những bước đi hợp lý, với sự phát triển của thị trường mua bán nợ Việt Nam. Cùng với với việc xử lý nợ xấu cũ, các NHTM cần coi trọng đúng mức đ ến vi ệc hạn ch ế n ợ x ấu m ới n ảy sinh bằng cách: Rà soát lại phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Đ ể làm đ ược vi ệc này các ngân hàng cần phải (i) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro xác suất/khả năng xảy ra vỡ nợ (PD); tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ (LGD) và rủi ro vỡ nợ (EAD) cho các đối tượng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia. Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng. (ii) Mặt khác chất lượng của xếp hạng khách hàng phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Vì thế, việc hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân th ủ các nguyên t ắc v ề quản trị DN, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong vi ệc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt đ ộng tín d ụng. Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro nhằm đ ảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm ng ười, làm sai l ệch k ết qu ả x ếp h ạng, d ẫn đ ến các quyết định cho vay không chuẩn. Về phía doanh nghiệp vay vốn Giải quyết hàng tồn kho là vấn đề cấp bách hiện nay. Để xử lý hàng tồn kho, ngoài vi ệc hạ giá bán (ch ấp nh ận lỗ) để thu hồi vốn về quay vòng thì một hình thức liên kết giữa các DN, sử dụng các sản phẩm của nhau cũng là cách làm hiện nay. Bên cạnh đó, việc minh bạch thông tin tài chính, nâng cao khả năng quản trị DN, đ ể t ạo ni ền tin trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Về phía Ngân hàng Nhà nước
- Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hi ện xếp hạng tín d ụng n ội b ộ, h ướng theo thông lệ quốc tế. Song song với việc xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín d ụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát tri ển các tổ chức xếp h ạng tín d ụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai l ệch k ết quả xếp hạng là rất quan tr ọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhanh chóng xử lý những bất ổn trong nội tại của một số ngân hàng, giám sát dòng tiền luân chuyển trong nội bộ ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn, và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng thương mại có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, vi ệc ti ếp cận v ốn c ủa DN s ẽ d ễ dàng hơn. Nguon: http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Thuc-trang-no-xau-tai-cac-ngan- hang-Viet-Nam-va-giai-phap-thao-go/16290.tctc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xử lý tài sản bảo đảm: Rủi ro thuộc về ngân hàng
5 p | 200 | 45
-
Mua nợ xấu ngân hàng - Ai lợi ?
4 p | 144 | 30
-
Nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam
25 p | 173 | 28
-
Những giải pháp giúp các ngân hàng thương mại xử lý 60% nợ xấu
10 p | 136 | 25
-
Nợ xấu ngân hàng: Vẫn còn tình trạng… giấu bệnh
3 p | 109 | 25
-
“Không nên xem xét lập công ty mua bán nợ ngân hàng”
4 p | 67 | 10
-
Ngân hàng trả giá vì nợ xấu
3 p | 86 | 10
-
Quan điểm và giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
5 p | 120 | 9
-
Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra
11 p | 46 | 9
-
Kiểm soát chặt việc huy động vàng để từng bước chấm dứt tình trạng “vàng hai giá”
3 p | 60 | 9
-
Nhân sự ngân hàng biến động mạnh
3 p | 106 | 9
-
Nguy cơ nợ xấu gia tăng vẫn hiện hữu
2 p | 87 | 8
-
Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
6 p | 40 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Bến Lức tỉnh Long An
10 p | 45 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
18 p | 34 | 3
-
Bàn thêm về hoạt động mua bán, sát nhập ngân hàng thương mại nhằm giảm thiểu nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
7 p | 72 | 3
-
Tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng: Thực trạng và triển vọng
4 p | 84 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn