intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mua nợ xấu ngân hàng - Ai lợi ?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

149
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

| Mới đây, NHNN có kế hoạch thành lập Cty mua bán nợ trị giá 100 nghìn tỉ đồng (tương đương 4,8 tỉ USD) để giải quyết tình trạng nợ xấu tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, dự án này đang gây nhiều tranh cãi bởi sự cần thiết và tính khả thi của nó. Nợ xấu ngân hàng năm 2012 (nguồn NHNN) Ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Cty XNK Bình Minh phân tích, nợ xấu làm nghẽn tín dụng chảy vào sản xuất. Mọi thông tin đều khiến người ta có cảm giác, việc thành lập Cty...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mua nợ xấu ngân hàng - Ai lợi ?

  1. Mua nợ xấu ngân hàng - Ai lợi ? | Mới đây, NHNN có kế hoạch thành lập Cty mua bán nợ trị giá 100 nghìn tỉ đồng (tương đương 4,8 tỉ USD) để giải quyết tình trạng nợ xấu tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, dự án này đang gây nhiều tranh cãi bởi sự cần thiết và tính khả thi của nó. Nợ xấu ngân hàng năm 2012 (nguồn NHNN) Ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Cty XNK Bình Minh phân tích, nợ xấu làm nghẽn tín dụng chảy vào sản xuất. Mọi thông tin đều khiến người ta có cảm giác, việc thành lập Cty mua bán nợ với mục tiêu mua lại nợ xấu NH là giải pháp duy nhất để "thông" vốn cho nền kinh tế. Nhưng không có gì đảm bảo rằng sau khi mua nợ xấu, các NH sẽ bơm vốn vào nền kinh tế. Trong khi
  2. có nhiều yếu tố cho thấy, ngay cả khi được "làm sạch" bảng tín dụng, các DN cũng khó tiếp cận được tín dụng của hệ thống NH với lãi suất rẻ. Đó là chưa kể, về nguyên tắc, khi NH cho DN vay, vẫn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện vay. NH vẫn khẳng định, họ sẵn sàng cho vay với các hồ sơ đạt chuẩn. Điều đó cho thấy, việc thành lập Cty nợ xấu thực chất không giải quyết được vấn đề thông vốn từ NH tới DN. Ngân hàng cổ phần - sân sau của nhóm cổ đông Một chuyên gia tài chính ngân hàng phân tích, bản chất của hầu hết các NH cổ phần (NHCP) VN đều là "sân sau" của các cổ đông lớn - một nhóm lợi ích. Điều này đã được nói đến rất nhiều lần và đây cũng là một trong những lý do khiến Chính phủ quyết tâm tái cấu trúc để làm sạch hệ thống NH. Với vai trò là "sân sau" thì nợ xấu của các NHCP cũng chính là nợ xấu của các nhóm lợi ích. Ông Nguyễn Lê Cao - Cty Luật Việt phân tích, ở thời điểm tốt, các NH này tài trợ vốn cho cổ đông lớn đầu tư kiếm lợi. Đến khi kinh tế gặp khó khăn, "sân sau" gặp vấn đề, muốn rút vốn nhưng không được. Việc thành lập Cty mua bán nợ với mục đích mua lại nợ xấu của các NH, tạo "cơ hội vàng" cho các cổ đông lớn bán được các tài sản đang bị giảm giá trị một cách hợp pháp. Hay nói cách khác, tiền của nhà nước được dùng để mua lại nợ, giúp cổ đông lớn cơ cấu lại tài sản của họ. Ngân hàng làm - DN, dân chịu Theo đề xuất, NHNN sẽ thành lập Cty mua bán nợ sẽ bỏ ra khoảng 100.000 tỉ đồng để mua lại nợ xấu của các ngân hàng. Với bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới như hiện nay, chắc chắn trong vài năm tới, tài sản mua nợ
  3. không dễ bán đi. Nghĩa là, thời gian trả lãi sẽ kéo dài, số tiền trả lãi nhiều hơn. Đó là chưa tính đến trường hợp Cty này thua lỗ NHNN sẽ phải in tiền để tài trợ. Cũng có nghĩa là một lượng tiền sẽ được đẩy vào nền kinh tế, có thể gây lạm phát làm nhiễu chính sách tiền tệ. Gánh chịu hậu quả nhiều nhất trong việc này chính là DN. Một vấn đề quan trọng cũng được đặt ra, nợ xấu ngân hàng sẽ được mua lại với giá nào? Ai sẽ định giá, cơ chế định giá thế nào với các tài sản này? Chúng ta đều biết, các hồ sơ vay vốn, hồ sơ thế chấp có độ rủi ro khác nhau. Mỗi NHCP khi cho cổ đông lớn vay vốn, cũng định giá với tiêu chí, điều kiện khác nhau. Vậy nhà nước tiến hành định giá thế nào các tài sản này. Đó là chưa kể, các loại hình hợp tác đầu tư, tài sản thế chấp hình thành trong tương lai, làm sao kiểm tra để định giá... Trong khi đó, cổ đông lớn chắc chắn không chịu thiệt, không muốn bán với giá thấp. Nếu Cty mua bán nợ mua với giá cao, nhà nước sẽ chịu thiệt và vốn ngân sách sẽ bị thất thoát. Việc mở một Cty mua bán nợ để mua nợ xấu NH, đặc biệt là do NHNN đứng ra thành lập và quản lý đối mặt với nhiều rủi ro. Bởi trên thực tế, Cty mua bán nợ của nhà nước đã có cả gần chục năm nay, đó là Cty Mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng (DATC) thuộc Bộ Tài chính ra đời từ 2003 với vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng. DATC có vai trò đứng ra mua lại nợ, tiếp nhận và xử lý tại các DNNN, thậm chí kể cả tư nhân. Nhưng DATC đã thực hiện bao nhiêu vụ mua bán nợ, các thương vụ mua nợ trước đó được thực hiện thế nào, cơ chế bán nợ ra sao, chưa ai được rõ. Có thể nói, nợ xấu ngân hàng tích tụ rất lớn và trở thành sức ép trong nhiều năm. Với tổng dư nợ nền kinh tế ước đoán khoảng 2,5 triệu ngàn tỉ đồng, trong đó khối DNNN là 415 ngàn tỉ, thì số nợ còn lại đang tồn đọng ở nhiều
  4. đối tượng và lĩnh vực khác như dự án nhà máy giấy, xi măng, bô-xít, khoáng sản, thép... Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia khoảng hơn 50% thậm chí có thể 60% số dư nợ đó rơi vào bất động sản (thực tế còn lớn hơn vì nhiều khoản vay bất động sản có thể lẫn vào sản xuất). Xung quanh câu chuyện lập Cty mua bán nợ xấu trực thuộc NHNN, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói thẳng: "Không nên thành lập Cty mua bán nợ vì việc thành lập một Cty trực thuộc nhà nước khá phức tạp trong quản lý, nhất là trong bối cảnh các DNNN đang cần sắp xếp lại". Theo TS. Ánh, kinh nghiệm trong xử lý nợ xấu của các nước cho thấy, thường những DN kiểu này chỉ được thành lập ra làm 1 nhiệm vụ duy nhất, khi nhiệm vụ đó hoàn thành thì sẽ bị giải tán. "Nếu chỉ "đẻ" ra một DN để giải quyết công việc trước mắt thì không nên. Bởi khi giải quyết xong làm thủ tục giải thể cho nó khá phức tạp, như hiện nay nhiều DN muốn xin "chết" mà không được “chết" .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2