intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí người bị ngất xỉu

Chia sẻ: Bupbe Xinhxan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

446
lượt xem
167
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngất, còn gọi là chết giấc, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Nếu người thân, bạn bè bị ngất mà không mời được bác sĩ hoặc đang ở xa cơ sở y tế, bạn vẫn có thể tự xử trí. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa... Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí người bị ngất xỉu

  1. Xử trí người bị ngất xỉu Ngất, còn gọi là chết giấc, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Nếu người thân, bạn bè bị ngất mà không mời được bác sĩ hoặc đang ở xa cơ sở y tế, bạn vẫn có thể tự xử trí. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa... Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể gặp ở các bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mãn, khi gắng sức hoặc dùng một số thuốc ức chế trung khu hô hấp, thuốc ngủ, rối loạn nhịp tim. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp tư thế, hẹp động mạch chủ, tràn dịch ngoài tim... do thiếu máu nuôi dưỡng não bộ. Các dấu hiệu của ngất: Người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Ngoài việc mất ý thức tạm thời (bất tỉnh), bệnh nhân còn nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, có thể co giật... Tất cả các dấu hiệu trên diễn biến nhanh trong vòng 3 phút, rồi bệnh nhân hồi tỉnh... Có thể xử trí ngất bằng cách tác động vào huyệt nhân trung. Huyệt này nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Cần khẩn trương bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt.
  2. Lấy đầu ngón tay cái bấm vuông góc vào huyệt vị hoặc dùng một vật có đầu nhọn (như đầu bút bi, bút chì) ấn mạnh vào huyệt. Cần bấm nhanh, mạnh, dứt khoát. Các biện pháp phối hợp: - Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi). - Cho ngửi tinh dầu như dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu..., xoa dầu vào nhân trung. - Nếu có điều kiện, nên cho bệnh nhân đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
  3. Xử trí sơ cứu đúng cách một số tai nạn nguy hiểm: Ngạt nước-Hóc đường thở-Phỏng Tóm tắt: A. NGẠT NƯỚC Ngạt nước (còn gọi chết đuối) là tình trạng người bị nạn bị ngạt do hít phải nước khi chìm trong nước, tuy nhiên có một số người bị ngạt là do sự co thắt thanh quản. Ngạt nước thường xảy ra ở 2 nhóm tuổi: tuổi thiếu niên do tính thích mạo hiểm và tuổi mới biết đi do tính tò mò, hiếu kỳ mà không có sự giám sát của người lớn. B. HÓC ĐƯỜNG THỞ Hóc đường thở (dị vật đường thở) là từ để gọi một vật lạ rơi vào trong đường thở. Tai nạn thường xảy ra ở người già suy kiệt, hôn mê, ở người lớn cười giỡn trong khi ăn hoặc ở trẻ em lúc cho bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. C. PHỎNG Phỏng là tai nạn thường gặp, thường do phỏng lửa hoặc nước sôi. Phỏng có thể gây biến chứng sốc phỏng và nhiễm trùng vết phỏng.
  4. ĐIỆN GIẬT, SÉT ĐÁNH Dòng điện 110v có thể gây chết do rung thất. các dòng điện cao thế còn làm liệt trung khu hô hấp. Sét có điện thế rất cao (trên 1 triệu vôn). Bị điện giật nặng có thể vừa làm ngừng tim, vừa ngừng thở. Bị điện giật nhẹ có thể bị ngừng tim một thời gian ngắn, lên cơn co giật, sau đó nạn nhân hồi hộp, mê sảng... Chỗ tiếp xúc với điện bị bỏng. Xử trí Ngắt dòng điện. Phải chú ý đề phòng bệnh nhân ngã khi ngắt điện. - Nếu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở: xem Ngừng tuần hoàn hô hấp Dùng máy phá rung thất và máy hô hấp hỗ trợ. Nếu hồi sức chậm có kết quả, tiêm thẳng vào tim Ouabain 1/4mg x 1 ống và tiếp tục hồi sức. Khi nạn nhân tỉnh, chữa bỏng... Chú ý theo dõi viêm ống thận gây toan máu. - Nếu bệnh nhân chỉ mê man bất tỉnh nhưng vẫn thở và tim vẫn đập: kích thích bằng gọi, giật tóc, vã nước vào mặt... Theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp.
  5. Để nối chi thành công, cần bảo quản tốt phần chi đứt lìa Anh V. (20 tuổi) được BV Chấn thương Chỉnh hình TP HCM khâu nối bàn tay trái đứt lìa do máy cắt kim loại. Ba giờ sau mổ (ngày 18/10), tuần hoàn bàn tay đã được tái lập; sau 10 ngày, bàn tay hồng hào, ngón đã cử động. Đó là nhờ phần chi đứt được bảo quản tốt và nối lại chỉ 3 giờ sau tai nạn. Trường hợp của N.V.X (Lâm Đồng) thì hoàn toàn ngược lại. Anh bị đứt lìa tay ngày 16/10 khi làm việc với máy cắt gỗ, được chuyển đến Bệnh viện 175 ở TP HCM. Do bịch đá bảo quản chi bị thủng, thời gian di chuyển quá lâu (trên 7 tiếng) nên dù các thầy thuốc rất cố gắng, bàn tay vẫn bị hoại tử 6 ngày sau khi khâu nối. Bác sĩ Võ Văn Châu, Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình (Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM), cho biết, thành công của các ca khâu nối chi đứt lìa phụ thuộc nhiều vào cách bảo quản ban đầu đối với phần chi đứt. Nếu khâu này không được thực hiện tốt, việc khâu nối sẽ thất bại dù đây không phải là dạng phẫu thuật khó đối với trình độ của bác sĩ Việt Nam hiện nay. Ở phần cơ thể không được tưới máu, các mô bị thiếu ôxy và dưỡng chất. Trong khi đó, quá trình chuyển hóa ở tế bào lại tạo ra CO2 và các chất độc hại. Những điều kiện này khiến tế bào dần dần chết đi (y học gọi là hoại tử). Thời gian chịu đựng sự thiếu máu nuôi của mỗi loại mô một khác, ngắn nhất là bắp thịt (chỉ trong 2 giờ ở nhiệt độ trên 20 độ C). Trong môi trường lạnh (0-10 độ C), thời gian chịu đựng sẽ tăng lên
  6. khoảng 1-1,5 lần. Do đó, bảo quản chi đứt lìa ở môi trường lạnh là phương pháp đơn giản nhất để duy trì sự sống cho nó. Khi tai nạn gây đứt lìa chi xảy ra, cần xử trí ngay cho bệnh nhân theo hướng dẫn sau: 1. Đối với bệnh nhân: - Rửa vết thương bằng nước chín nguội hoặc dung dịch sinh lý mặn; sau đó băng vết thương bằng vải sạch hay gạc vô trùng rồi cho bệnh nhân nằm nghỉ trong khi chờ chuyển viện. - Đối với tai nạn đứt lìa ngón tay, chỉ cần băng ép lên vết thương là đủ, nếu đứt lìa bàn tay, bàn chân, cần làm thêm garô để tránh chảy máu. Cách làm: Dùng băng hay dây vải quấn vài vòng phía trên mỏm cụt khoảng 10 cm, đút một cây gỗ và xoắn vài vòng cho đến khi máu ngưng chảy, không siết quá chặt. Ghi nhận thời điểm làm garô và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu đi xa, cứ sau 90 phút, cần xả garô 5 phút. 2. Đối với phần chi đứt lìa: - Cầm nắm nhẹ, rửa sạch bằng nước chín nguội. Không được rửa bằng xà phòng hay hóa chất. - Quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào một túi nhựa mỏng, buộc miệng túi lại.
  7. - Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh. Chuyển tất cả theo nạn nhân. Mục đích của quấn băng vải quanh phần chi đứt lìa là để chi không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh. 3. Đối với phần chi đứt gần lìa: - Rửa phần chi đứt và băng chung với vết thương. - Đặt các túi nhựa nhỏ chứa đá lạnh lên phần đứt gần lìa khi chuyển viện. - Chuyển viện thật nhanh để việc khâu nối có cơ hội thành công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0