intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí vết cắn của côn trùng tránh nhiễm khuẩn

Chia sẻ: Nguyen Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương do côn trùng cắn, phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Các bước xử lý như sau: Lấy chúng ra: Các côn trùng hút máu nhỏ có hàm răng rất cứng, bám chắc vào da thịt. Khi nắm chúng kéo ra, thường ta chỉ tách được thân hình còn hàm răng của chúng vẫn còn bấu chặt vào da thịt. Hàm răng này dĩ nhiên không còn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí vết cắn của côn trùng tránh nhiễm khuẩn

  1. Xử trí vết cắn của côn trùng tránh nhiễm khuẩn
  2. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương do côn trùng cắn, phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Các bước xử lý như sau: Lấy chúng ra: Các côn trùng hút máu nhỏ có hàm răng rất cứng, bám chắc vào da thịt. Khi nắm chúng kéo ra, thường ta chỉ tách được thân hình còn hàm răng của chúng vẫn còn bấu chặt vào da thịt. Hàm răng này dĩ nhiên không còn hút máu được nữa nhưng có thể gây nhiễm trùng hoặc những biến chứng có hại khác. Vì thế, ta nên kéo côn trùng nhẹ nhàng, dần dần ra khỏi vết cắn để chúng không bị kẹt răng lại. - Lửa có tác dụng hữu hiệu nhất: bạn châm một cây hương, một điếu thuốc cháy dở hơ vào chúng. Sức nóng sẽ buộc chúng bỏ cuộc, nhả miệng ra và rơi xuống. - Bạn cũng có thể dùng cồn, xăng, dầu nóng... nhỏ một giọt vào côn
  3. trùng, chúng sẽ tự động nhả ra. Phương pháp này có tác dụng chậm hơn lửa, và thường cần khoảng 5 phút. Có thể dùng vôi hay xà phòng bôi vào vị trí bị đỉa cắn. - Tìm cách khắc phục vết cắn, ví dụ rút ngòi ong đốt bằng cánh dùng nhíp nhổ, móng tay. Không để nguyên ngòi trong da vì nó sẽ làm cho chất độc tiết ra nhiều. Sát trùng vết đốt, vết cắn: Vết thương phải được xịt có áp lực với nước sạch nhiều lần để rửa sạch, loại bớt vi khuẩn và các mô chết. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ta nên rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng, sau đó bôi cồn hoặc các thuốc sát trùng khác. Phải xử lý vết thương càng sớm càng tốt, trong vòng 6 giờ sau khi bị côn trùng cắn, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Lưu ý không bao giờ được khâu kín các vết cắn, vết đốt của côn trùng mà chỉ làm sạch, băng bó, cố định. Làm vết đốt không bị ngứa, sưng hoặc nổi mẩn:
  4. Có thể dùng nước đá đắp lên vết đốt của côn trùng chừng 5 phút hoặc dùng muối ăn hòa với ít nước thành dạng đặc sệt rồi thoa lên vết chích. - Nếu chỉ có vết hồng ban: Người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà. Dùng nước muối loãng 9% chấm mỗi ngày ba đến bốn lần. Tránh rửa nước nhiều hoặc kỳ cọ làm bong da dễ gây bội nhiễm vi khuẩn. - Nếu đau rát nhiều: Có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám bệnh và điều trị. Bệnh có thể khỏi sau một tuần. - Nếu tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ: Bệnh nhân có thể tạm thoa với các dung dịch thuốc màu như eosine, milian… Sau đó nên đi khám bệnh ở các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị cụ thể, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Không nên sử dụng các phương pháp chữa dân gian như nhai gạo nếp, đậu xanh đắp lên vết thương vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2