intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Côn trùng cắn và cách xử trí (Kỳ 1)

Chia sẻ: Doremon Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

135
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. CÔN TRÙNG CẮN Các vết cắn của côn trùng luôn luôn là vấn đề khó chịu cho tất cả mọi người. Phản ứng ngoài da thường gặp nhất là tình trạng ngứa ngáy dữ dội nơi bị cắn, nổi hồng ban sưng phù, tróc vẩy. Một số trường hợp da có thể có phản ứng nổi mụn nước, bóng nước và các nốt dạng hạch lympho. Phản ứng toàn thân do các côn trùng thuộc bộ Cánh màng _ Hymenoptera (ong, kiến) đốt có thể đưa đến sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. 1. Sinh lý bệnh Các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Côn trùng cắn và cách xử trí (Kỳ 1)

  1. Côn trùng cắn và cách xử trí (Kỳ 1) I. CÔN TRÙNG CẮN Các vết cắn của côn trùng luôn luôn là vấn đề khó chịu cho tất cả mọi người. Phản ứng ngoài da thường gặp nhất là tình trạng ngứa ngáy dữ dội nơi bị cắn, nổi hồng ban sưng phù, tróc vẩy. Một số trường hợp da có thể có phản ứng
  2. nổi mụn nước, bóng nước và các nốt dạng hạch lympho. Phản ứng toàn thân do các côn trùng thuộc bộ Cánh màng _ Hymenoptera (ong, kiến) đốt có thể đưa đến sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. 1. Sinh lý bệnh Các vết cắn của côn trùng ban đầu chỉ gây nên những vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên từ lông, ngòi của côn trùng hay từ vết cắn đưa vào. Thời gian diễn tiến của phản ứng đối với vết cắn của côn trùng tùy thuộc vào cơ chế miễn dịch. Các sang thương da dạng tổ ong phản ứng tức thì tại chỗ bị cắn qua trung gian của globulin miễn dịch E (IgE). Tiếp theo đó, các nốt sưng phù, sẩn ngứa, mụn nước xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi bị cắn, đốt. Đây là các biểu hiện của phản ứng mẫn cảm muộn, miễn dịch trung gian tế bào type IV, đối với các kháng nguyên do vết cắn, vết đốt gây ra. Trong một số ít trường hợp khác, các sang thương xuất hiện do độc tố đưa vào từ các vết đốt, vết cắn .Thí dụ: các vết cắn của loài nhện nâu có thể gây tình trạng hoại tử mô lan rộng do tổn thương nội mạc qua trung gian bạch cầu đa nhân trung tính dưới tác dụng của độc tố Sphingomyelinase D. Men Hyaluronidase chứa trong nọc độc của côn trùng sẽ giúp độc tố lan tỏa và gây hoại tử mô trên diện rộng.
  3. 2. Dịch tễ học Ngòi và các vết cắn của côn trùng là vấn đề quan trọng xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Các loại côn trùng thường gặp : ruồi, muỗi, côn trùng ngành Tiết túc _ Arthropod ( ong, kiến, nhện, ve, rết, bọ chét, bò cạp, rệp…). Chúng hiện là các vectors truyền bệnh nguy hiểm ở Mỹ cũng như ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh. - Chủng tộc: có ít dữ liệu thống kê phân tích sự khác biệt giữa các chủng tộc đối với mối nguy hiểm do côn trùng cắn. Trên thực tế, có hiện tượng một số người dễ hấp dẫn côn trùng hơn người khác nhưng sự khác biệt này dường như có liên quan đến thân nhiệt, mùi của cơ thể, sự sử dụng các loại dầu thơm, sự bài tiết CO2…chứ không có sự liên quan đến chủng tộc. Tương tự, sự khác biệt về các phản ứng cá nhân khi bị côn trùng cắn là do tình trạng miễn dịch của từng người, không phải do chủng tộc. Các chủng tộc có da sậm màu thường bị chứng thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G-6-PD) và phải dùng Dapsone khi điều trị các vết cắn nguy hiểm của loài nhện nâu. - Giới tính: Không có sự khác biệt liên quan đến giới tính đối với việc côn trùng cắn. - Tuổi: Trẻ em có thể dễ nhạy cảm đối với loài nhện đen.
  4. 3. Lâm sàng Chỗ vết cắn điển hình của côn trùng thường là các sẩn ngứa. Vị trí đặc biệt của sang thương cũng có thể tùy loại côn trùng: vết cắn của rệp giường thường ở cổ, thân mình; của ve thường ở cẳng chân; muỗi cắn thường ở mặt, tứ chi… Bệnh nhân có thể bị ngứa ngáy nhiều. Nơi bị cắn nổi hồng ban sưng phù, tróc vẩy. Một số trường hợp da có thể có phản ứng nổi mụn nước, bóng nước và các nốt dạng hạch lympho. Phản ứng toàn thân do các côn trùng thuộc bộ Cánh màng _ Hymenoptera (ong, kiến) đốt có thể đưa đến sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. 4. Tác nhân gây bệnh Việc nhận dạng chính xác loại côn trùng cắn rất quan trọng trong quyết định sử dụng kháng sinh điều trị phòng ngừa. Bệnh nhân cần chú ý đến việc có thể bắt giữ côn trùng cẩn thận hay chú ý mô tả đặc tính, hình dạng loại côn trùng đã cắn mình để giúp bác sĩ có hướng chẩn đoán và điều trị dễ dàng hơn. Thí dụ:
  5. - Loài ve thân cứng họ IXODIDAE: + Nhóm Ixodes là tác nhân truyền bệnh Lyme, sốt ve, nhiễm Ehrlichia chaffeensis (Ehrlichiosis). + Nhóm Dermacentor là tác nhân truyền bệnh Tularemia và RMSF (Rocky Mountain Spotted Fever). + Nhóm Amblyomma là tác nhân truyền bệnh Tularemia, RMSF, Ehrlichiosis. + Nhóm Rhipicephalus là tác nhân truyền bệnh RMSF, Ehrlichiosis, Rickettsia.
  6. -Loài ve thân mềm họ ORNITHODOROS : là tác nhân truyền bệnh nhiễm Borrelia duttonii (Borrelia relapsing fever)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2