intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xuân Diệu - Sức sáng tạo của một tài năng

Chia sẻ: Roong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

163
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày về Xuân Diệu - nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới về chặng đường sự nghiệp văn học của ông và những đóng góp của ông cho lịch sử văn học nước nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xuân Diệu - Sức sáng tạo của một tài năng

XUÂN DIỆU SỨC SÁNG TẠO CỦA MỘT TÀI NĂNG<br /> L ư u KHẢNH THƠ'*<br /> <br /> on đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển trên suốt nửa thế kỷ. Ông<br /> <br /> C<br /> <br /> là một tác gia lớn trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại với một<br /> phong cách riêng đặc sắc. Trước và sau năm 1945, Xuân Diệu đều có những đóng<br /> góp lớn đối với nền văn học nước nhà. Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong<br /> trào Thơ mới. Sau năm 1945, ông cũng thuộc số ít người ở hàng đầu của nền thơ<br /> ca Cách mạng, Xuân Diệu đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị lâu<br /> dài về nhiều thế loại: thơ, văn xuôi, nghiên cứu phê bình, dịch thuật... Với cây bút<br /> tài năng này, ờ thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu, in đậm dấu ấn<br /> riêng. Trong sáng tác của Xuân Diệu các the loại hoà quện vào nhau, khó tách<br /> bạch; trong văn xuôi giàu chất thơ, trong thơ giàu chất sinh động của hiện thực<br /> đời sống, trong nghiên cứu phê bình tinh tế tài hoa mà không kém phần sắc sảo.<br /> Y thức cá nhân và một quan niệm thâm mỹ - nhân sinh mới: quan niệm vế<br /> cái Tôi được Xuân Diệu biểu hiện tập trung, cao độ nhất ở lĩnh vực tình yêu. Có<br /> lẽ đó cũng chính là lĩnh vực bộc lộ tương đối đẩy đủ nhũng phẩm chất mới của<br /> con người cá nhân tư sản. Với Xuân Diệu bản lĩnh nghệ thuật được bộc lộ rõ rệt<br /> nhất ở m ảng thơ tình. T ừ những trang th ơ tình trong Thơ thơ đến những bài thơ<br /> tình viết lúc cuối đời, Xuân Diệu đã chứng tỏ mình là nhà thơ tình bậc nhất trong<br /> thơ ca của thời kỳ hiện đại. Xuân Diệu quan niệm thơ tình là phần quan trọng của<br /> cuộc sống. Suốt cả đời thơ của mình ông đã làm theo quan niệm đó. Xuyên suốt<br /> trong thơ ông là một mạch ngầm tình yêu khi sôi nối, gấp gáp, lúc trìu mến, thiết<br /> tha. Gần như tất cả các cung bậc, những trạng thái tình cảm của con tim yêu<br /> đương đều được nói đến trong thơ tình Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không chỉ là<br /> khát vọng như m uôn đòn con người đã khát vọng. N ó còn là quyền được yêu<br /> (,) PGS.TS - Viện Văn học.<br /> <br /> 4<br /> <br /> N G H IẾN CỨU VAN H O C<br /> <br /> sổ<br /> <br /> 4<br /> <br /> -<br /> <br /> 2016<br /> <br /> trong ý thức chù động tụ quyết của cá nhân. Nó không chỉ đòi hỏi ý thức vun đẳp<br /> nâng niu, thờ phụng mà còn đòi được hưởng thụ, được "hút nhuỵ" từ nhũng xúc<br /> cảm nguồn mạch thánh thiện nhất đến những đam mê đời thường nhất. Trong thơ<br /> Xuân Diệu, hạnh phúc của tình yêu là ớ sự tận hưởng, sự hoà đồng giữa cho và<br /> nhận, còn bất hạnh là khi "Cho rất nhiều nhung nhận chẳng bao nhiêu". Nhà thơ<br /> chưa một lần nào tỏ ra biết kiềm chế trong tình yêu. Ông luôn luôn hấp tấp, "vội<br /> vàng", luôn luôn kêu gọi, "giục giã". Dường như ông là người không biết chờ đợi.<br /> Cái rạo rực của tình yêu trong thơ Xuân Diệu là cái rạo rực của một con người<br /> <br /> ham sống, ham yêu. Dường như trong ông luôn thường trực một thứ an ức về tinh<br /> thần, nên ông phải giải toả nó bằng tình yêu trong thơ. Những khát khao không<br /> được thoả mãn đã mang đến cho thơ Xuân Diệu rất nhiều hình ảnh tương phản<br /> giữa muốn và được, giữa nhận và cho, giữa cuồng nhiệt và thờ ơ, giữa khát thèm<br /> và lãnh đạm. v ề một phương diện nào đó có thể coi thơ Xuân Diệu là một tiếng<br /> nói đòi giải phóng. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu gần như không bị trói buộc bởi<br /> một thứ quan niệm, một luật lệ, một định kiến nào. Nó chì tuân theo một quy luật:<br /> quy luật giải phóng cá nhân.<br /> Con người cá nhân đã được Thơ mới lãng mạn chú ý tới ngay từ khi nó mới<br /> ra đời. Hầu hết các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đều đề cao cái tôi, coi đó là<br /> điểm hội tụ, và cũng có thể là điếm sáng nhất trong thế giới tinh thẩn của con<br /> người. Một thế hệ thi sĩ mới đã xuất hiện cùng với một hệ thống các quan niệm<br /> thẩm mỹ mới. Cái tôi trữ tình mang nhiều màu sẳc đã làm nên những sáng tạo<br /> mới, nhũng phong cách mới. Nhũng phong cách đã tạo nên "Một thời đại mới<br /> trong thi ca... Thời đại chữ tôi với cái nghTa trọn vẹn và tuyệt đối của nó"( \ Xuân<br /> Diệu là một trone những nhà thơ quan trọng nhất của phong trào Thơ mới. Ổng là<br /> người đã góp phẩn hoàn chinh cuộc cách mạng trong thơ ca, khiến từ đó trở đi thơ<br /> ca có một khuôn mặt hiện đại. Xuân Diệu đã bộc lộ trong thơ một cái tôi trữ tình<br /> phong phú và độc đáo, được biểu hiện dưới nhiều phương thức khác nhau.<br /> Ớ Xuân Diệu có lẽ hon bất cứ nhà Thơ mới nào khác, đã tự thể hiện cái tôi<br /> cá nhân - cái tôi riêng của mình một cách phontĩ phú nhất - qua nhiều sự hoá thân<br /> nhất, và mỗi hoá thân là một góc, một khía cạnh của con người thơ. Có lúc ông là<br /> "con chim đến từ núi lạ - Ngứa cố hót chơi"; "là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối". Và có lúc nhà thơ muốn hoá thân vào cả<br /> một Hy Mã Lạp Son, sùng sũna trong không eian. Nhung ờ một phía khác của<br /> con người sầu muộn, cô đơn này là sự dam say, khao khái giao cảm với đời. Càng<br /> tách riêng ra trong sự cô đon, càne cảm nhận nồi buồn nhân thể (khác vói nỗi<br /> <br /> 5<br /> <br /> Xuân Diệu —Sức sáng tạo..<br /> <br /> buồn không gian và vũ trụ ở Huy Cận). Trong thơ Xuân Diệu lòng ham sống<br /> được bộc lộ một cách thiết tha den cuồng nhiệt:<br /> <br /> Tôi kẻ đưa răng bầu mặt trời<br /> Kẻ đụw% trái tim trìu màu đât<br /> Hai tay chín móng bám vào đời.<br /> <br /> (Hưvôf}<br /> Hiện tại nhiều lúc đau buồn, cô đom, không thoả mãn nhựng không bao giờ<br /> Xuân Diệu tìm đến tiên như Thế Lữ, mộng như Lưu Trọng Lư, say như Vũ<br /> Hoàng Chương. Toàn bộ ý nghĩa cuộc đời ông diễn ra trong hiện tại, cho dù hiện<br /> tại đó ngắn ngủi:<br /> <br /> Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua<br /> Xuân còn non nghĩa ỉà xuân sẽ già<br /> Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.<br /> (Vội vàng)<br /> Cách cảm nhận cuộc sống chỉ bằng hiện tại này làm nên cái gấp gáp, vội<br /> vàng, thúc giục của nhịp sống trong thơ Xuân Diệu. Có những lúc ông mũốn níu<br /> kéo thời gian, níu kéo sự vận hành cùa trời đất để được hưởng niềm vui trong hiện<br /> tại. Giữa những tình cảm vừa như đối lập và đơn độc, vừa như gắn bó ấy, hiện lên<br /> rõ cốt cách Xuân Diệu - một cái tôi khao khát sống, khao khát yêu, đau khổ vì yêu<br /> và hạnh phúc vì yêu.<br /> Sự song và mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, đó là nhũng đề tài lớn trong thơ<br /> Xuân Diệu trước Cách mạng qua hai tập Thơ thơ và Gửi Inronẹ cho gió. Một cám<br /> quan như thế làm cho hồn thơ Xuân Diệu vừa rất chung lại vừa rất riêng, gan<br /> dược tâm trạng cá nhân với nhịp dập của cuộc đời. Xuân Diệu đã đến với ta trong<br /> nhiều trạnơ thái của cảm xúc, của tâm hồn. Ông vừa đi thật sâu vào bản thân đến<br /> như cô lập, như cách hiệt với toàn bộ thế giới chung quanh, lại vừa có thế hoá<br /> thân vào những đối tượng khác, trong một khát khao tìm kiếm bản thân mình.<br /> Cùng với một hồn thư rạo rực, một nghệ thuật biếu hiện nhuần chín và độc đáo,<br /> Xuân Diệu xúng đáng là "một đại biểu đầy đủ nhất" (Hoài Thanh) của phong trào<br /> Thơ mới.<br /> Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 làm chuyến biến toàn bộ đời sổng xã<br /> hội, đem lại một cuộc hồi sinh cho dân tộc và cho văn nghệ. Xuân Điệu, đại diện<br /> tiêu biếu của phong trào Thơ mới dã đến với Cách mạng và chào đón Cách mạng<br /> với tất cả tình cám nông nhiệt, chân thành. Với tư cách nhà thư, ông dà là người<br /> <br /> 6<br /> <br /> NG HIÊN CỨU VĂN H Ọ C s ô 4 - 2016<br /> <br /> sớm nhất thể hiện tư cách công dân trong một loạt sáng tác dài hơi Ngọn quốc kỳ'<br /> (Tiên phong, số 3, 26 - 12 - 1945) và Hội nghị non sông (Tiên phong, số 6, 1 6 -2<br /> —1946), ghi nhận trực tiếp những sự kiện lớn lao và những cảm xúc thiêng liêng<br /> trong đời sống dân tộc. Ông sáng tác về lá cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho Cách<br /> mạng và cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nền Dân chủ Cộng hoà. Với Xuân<br /> Diệu, tình cảm công dân là một hào hứng nhiệt thành và dâng trào. Cờ đỏ sao<br /> vàng —biểu tượng của độc lập và tự do, của Nhân dân và Tổ quốc do thế mà hiện<br /> lên trong sống động, cụ thể, chứ không phải chỉ là nhũng suy tưởng trừu tượng,<br /> khô khan:<br /> Việt Nam! Việt Nam! Cờ đỏ sao vàng<br /> Những ngực nén hít thở ngày Độc lập<br /> Nghìn lực mới bốn phương lên tới tấp<br /> Nep cờ bay trên sóng vỗ bài ca.<br /> Bằng tác phẩm của mình ông đã chứng minh cho sự lìa bỏ cái tôi, để hướng<br /> về những lẽ sống lớn, những sự kiện lớn của đất nước. Ông thuộc lớp người viết<br /> tiên phong vào Cách mạng. Cuộc hội ngộ của tất cả các xu hướng văn chương nói<br /> lên sức hấp dẫn lớn của cách mạng, và cũng chứng minh cho ý thức dân tộc, tinh<br /> thần yêu nước vốn được ẩn chứa trong phần sâu xa của tâm hồn một lóp văn nghệ<br /> sĩ trong xã hffli.<br /> Kháng chiến chống Pháp tiếp tục đưa nhà thơ vào cuộc sống của nhân dân.<br /> Xuân Diệu tiếp tục cuộc chuyến mình lần thứ hai, từ nhà thơ công dân chuyến<br /> sang nhà thơ của nhân dân. Cuộc chuyển mình này cũng không kém phần vất<br /> vả. Xuân Diệu đã cố gắng hoà mình vào quần chúng. Những kết quả phấn đấu<br /> trên hướng "đại chúng hoá" này được ghi nhận trong dịp nhà thơ tham gia hai<br /> đợt đi làm đội viên phát động quần chúng giảm tô ở làng Còng (Thanh Hoá) và<br /> xã Cát Văn (Nghệ An): Bà cụ mù loà, Chị Dung, Em bẻ, Tặng làng Còng.<br /> Các bài thơ mới xuất hiện lúc này, từ tập Ngôi sao trở đi đã ghi nhận hình<br /> ảnh Xuân Diệu như một nhà thơ đến với Cách mạng bằng quyết tâm từ bỏ cái<br /> riêng bùi ngùi, nhỏ bé để theo kịp và hoà hợp với cuộc đời chung. Những vần<br /> thơ nói đến sự nỗ lực để kiên định ý thức và tư tưởng mới, đã xuất hiện trong<br /> tập Riêng chung. Tựa đề Riêng chung dường như nghiêng về phía nhà thơ phấn<br /> đấu cho cái chung chiến thắng cái riêng, chứ không phải là sự hoà họp riêng chung. Chiếm ưu thế trong tập này là nhũng bài nói đến các tình cảm lớn nhũng bài về Đảne, về lãnh tụ, về công cuộc xây dựng mới, về Nhân dân và Tổ<br /> <br /> Xuân Diệu<br /> <br /> —<br /> <br /> Sức sáng tạo..<br /> <br /> 7<br /> <br /> quốc. Có thể nhẳc đến các bài như: Ngói mới, Tạc theo hình ảnh Cụ Hồ, Lệ,<br /> Nhớ mùa thảng Tám, Đôi mắt xanh non... Với Xuân Diệu, khi đã ý thức được<br /> yêu cầu mới của công chúng, của thời đại, khi đã tìm được nguồn mạch cảm<br /> thông giữa mình và đòi, ông sẽ tiếp tục trở lại mạch thơ của m ình. Điều rõ ràng<br /> là thơ Xụân Diệu từ sau 1945, hoặc nói chính xác hơn từ sau 1960, với Mũi Cà<br /> Mau- Cầm tay, có mặt là tiếp tục mạch thơ cũ và có mặt là mới - là khác so với<br /> trước đây. Qua từng chặng đường, Xuân Diệu đều có những tập thơ thể hiện sự<br /> hoà nhập và gắn bó hết lòng với thực tế sôi động của đất nước. Mũi Cà Maucầm tay là tập thơ đấu tranh thống nhất đất nước; Một khối hòng viết về thời kỳ<br /> xây dựng chủ nghĩa xã hội; Hai đạt sóng và Tôi giàu đôi mắt là nhũng tập thơ<br /> chống Mỹ cứu nước. Ông là nhà thơ thời sự trong ý nghĩa đẹp và tình cực của<br /> khái niệm này. Ở đâu và lúc nào ông cũng thể hiện sự sôi nổi, nhiệt tình. Tuy<br /> giá trị các tập thơ không đồng đều và cũng không hẳn là tập thơ sau bao giờ<br /> cũng có giá trị hơn tập thơ trước. Nhưng ông luôn cố gắng để đem đến cho mỗi<br /> tập thơ một điểm mới. Cái mới này là do cuộc sống ở mỗi giai đoạn luôn có sự<br /> vận động, đổi thay và nhà thơ Xuân Diệu đã nắm bắt được ở mặt này hay mặt<br /> khác. Giá trị nghệ thuật ở mỗi tập thơ có khác nhau nhưng cần ghi nhận hướng<br /> đi lên rò rệt của sức suy nghĩ và tẩm tư tưởng trong các sáng tác của ông. Đi vào<br /> thực tế đời sống là một hướng lớn mà Xuân Diệu thiết tha quan tâm về mặt lí<br /> luận cũng như thực tiễn sáng tác. Ỏng đi đến nhiều vùng đất nước, say sưa tìm<br /> hiểu, ca ngợi cuộc sống và con người. Hình ảnh con người mới - Nhũng con<br /> người bình thường mà cao cả, vượt qua mọi thử thách đi vào thơ ông ngày càng<br /> phong phú, sinh động:<br /> <br /> Tinh yêu Tô quôc là đỉnh núi bờ sông<br /> Nhũng lúc tột cùng là dồng huyết chảy<br /> Thơ Xuân Diệu có cái rạo rực của niềm khát khao được sống, được<br /> giao cảm.<br /> Từ "một kẻ bo' v ơ - yêu nhũng ái tình quạnh quẽ", Xuân Diệu đốn với cuộc<br /> đời chung. Cái tôi của nhà thơ tìm thấy tình yêu, hạnh phúc trong cái ta chung<br /> rộng lớn của cuộc đời. Ồng yêu đất nước, yêu cuộc đời, gan bó tha thiết với nhân<br /> <br /> Những đêm hành quân:<br /> Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi<br /> Cùng đô mô hôi, cùng sôi %iọt máu<br /> <br /> dân. Ô n g viết trong bài<br /> <br /> Tôi sông với CIIỘC đời chiến đơn<br /> <br /> Của triệu ngtrời vêII dấu íỊian lao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2