intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xuất huyết não, màng não ở trẻ em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào vấn đề xuất huyết não và màng não ở trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-6 tháng tuổi. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, tiên lượng bệnh cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xuất huyết não, màng não ở trẻ em

  1. Bài 108 XUẤT HUYẾT NÃO, MÀNG NÃO Ở TRẺ EM MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh xuất huyết não, màng não ở trẻ sơ sinh. 2. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh xuất huyết não, màng não ở trẻ từ 1- 6 tháng. NỘI DUNG * Xuất huyết não- màng não ở trẻ em thường gặp ở trẻ mới đẻ và trẻ 2,3 tháng, rất ít gặp ở trẻ lớn. Về lâm sàng chia ra làm 3 thể : - Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh - Xuất huyết não ở trẻ từ 1 đến 6 tháng - Xuất huyết não ở trẻ lớn. 1. Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh 1.1.Nguyên nhân - Do chấn thương sản khoa. + Đầu to so với khung chậu + Đẻ khó + Đẻ nhanh quá + Can thiệp foorcef - Thai non tháng - Thai già tháng - Do hệ thống cầm máu chưa hoàn chỉnh + Prothrombin còn thấp vì vi khuẩn trong lòng ruột chưa tổng hợp được Vitamin K + Tiểu cầu còn thấp - Thành mạch còn mỏng - Đám rối quanh não thất được tăng tưới máu - Tổn thương thiếu oxy hoặc thiếu máu rối loạn tuần hoàn - Sử dụng quá liều Natribicacbonat hoạc áp lực CO2 tăng 1.2. Triệu chứng 1.2.1.Lâm sàng - Toàn thân + Trẻ bú kém + Khóc thét từng cơn + Nôn trớ + Da xanh hoạc tím tái - Thần kinh + Co giật hoạc hôn mê + Liệt mặt, liệt vận nhãn , sụp mi + Thóp căng phồng - Giảm trương lực cơ 414
  2. 1.2.2.Cận lâm sàng - Chọc dò tuỷ sống: dịch não tuỷ có màu hồng, xét nghiệm có Albumin tăng và có nhiều hồng cầu - Công thức máu: số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố gảm - Siêu âm qua thóp: Vùng xuất huyết là vùng đậm âm (xuất huyết ở não thất hoặc cả ở chất não) 1.3. Chẩn đoán Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng 1.4. Xử trí * Tại y tế cơ sở: Chuyển tới tuyến trên * Tại bệnh viện - Theo dõi thường xuyên : cơn tím, nhịp thở, mạch, nhiệt độ, tình trạng tri giác - Chống co giật : Phenobacbital 5-10 mg/kg/lần - Vitamin K 2-5 mg/ngày 3 ngày liền - Truyền Plasma tươi hoặc máu tươi cùng nhóm : 20ml /kg/lần - Chống phù não: Dexamethason 0,4mg/kg/lần sau 0,2mg/kg/lần cứ 4 giờ một lần 1.5.Tiên lượng - Tử vong 25 - 50% - Có thể khỏi hoàn toàn - Có thể có di chứng: bại não, não úng thuỷ, động kinh 1.6. Phòng bệnh - Phòng chấn thương sản khoa - Tiêm Vitamin K cho mẹ trước sinh 2 tuần 5mg, cho trẻ sơ sinh 2- 5mg 2. Xuất huyết não ở trẻ từ 1 đến 6 tháng Trẻ bú mẹ, đặc biệt ở Việt Nam lúc trẻ 45 ngày tuổi hay gặp 2.1. Nguyên nhân - Do thiếu Vitamin K dẫn tới giảm phức bộ prothrombin - Do hậu quả các bệnh ở gan và đường mật: viêm gan virus, dị dạng đường mật, xơ gan - Do ỉa chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu - Yếu tố nguy cơ thiếu vitamin K là bú mẹ đơn thuần, không được tiêm phòng vitaminK lúc đẻ, người mẹ ăn kiêng khem trong thời kỳ cho con bú 2.2 Triệu chứng 2.2.1 Lâm sàng - Toàn thân + Khởi đầu thường đột ngột: trẻ khóc thét, bỏ bú + Da xanh nhợt - Dấu hiệu thần kinh + Co giật toàn thân, hoặc giật nửa người + Sụp mi, lác mắt, liệt nửa mặt + Thóp căng phồng, + Tri giác: ý thức lơ mơ, hoạc hôn mê - Ức chế hô hấp: thở chậm rồi dần dần ngừng thở 415
  3. 2.2.2 Cận lâm sàng - Xét nghiệm máu + Huyết sắc tố giảm, HC giảm + Thời gian máu đông kéo dài + Tỷ lệ prothrombin giảm - Chọc dò tuỷ sống + Dịch não tuỷ đỏ tươi để 30 phút không đông hoạc dich não tuỷ có màu hồng - Siêu âm qua thóp: Vùng xuất huyết là vùng đậm âm - Chụp cắt lớp điện toán để phát hiện xuất huyết trong chất não 2.3. Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 2.4. Điều trị * Tại y tế cơ sở - Chuyển tới tuyến trên * Tại bệnh viện Điều trị cấp cứu - Theo dõi ý thức, nhịp thở, mạch - Truyền máu 20ml/kg - Vitamin K 5mg/ngày x 3ngày liền - Giảm phù não + Manitol 20%: 0,5g/kg x 2lần/ngày cách 8-10 giờ, truyền nhanh tốc độ 40 giọt/phút, cho trong 2-3 ngày, sau truyền Mannitol truyền tiếp Ringer lactat 40 - 50ml/kg/ngày + Dexamethason 0,4mg/kg x 2 lần/ngày (tĩnh mạch) + Nếu thóp căng phồng: Lasix 1,5 - 2mg/kg, nhắc lại sau 8 - 10 giờ (tĩnh mạch) - Thở oxy nếu có cơn ngừng thở - Chống co giật: phenobarbital 6 - 10mg/kg ,hạn chế dùng seduxen vì gây ức chế hô hấp - Đảm bảo dinh dưỡng: ăn qua sonde dủ số lượng, chất lượng 2.5. Tiên lượng - Tử vong 7-10% - Khỏi hoàn toàn :60% - Di chứng : 30 – 40% (động kinh, bại não, não úng thủy) 2.6. Dự phòng - Cho trẻ bú mẹ - Mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không kiêng mỡ. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày triệu chứng xuất huyết não-màng não ở trẻ? 2. Trình bày chẩn đoán xác định xuất huyết não- màng não? 3. Phân biệt giữa xuất huyết não- màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ 1-6 tháng? 4. Trình bày biện pháp phòng xuất huyết não- màng não ở trẻ? 416
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2