Ngô Trà Mai<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 107 - 113<br />
<br />
XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU<br />
VỰC SÔNG CHẢY ĐOẠN QUA TỈNH LÀO CAI<br />
Ngô Trà Mai*<br />
Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế luôn có những mâu thuẫn và xung đột. Sông Chảy, đoạn<br />
qua tỉnh Lào Cai, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thủy điện, khai thác khoáng<br />
sản. Sự phát triển của ngành nào ít nhiều cũng có những ảnh hưởng bất lợi đến sự tồn tại của các<br />
ngành khác gọi là tranh chấp và xung đột. Tiếp cận tổng thể và thông qua các phương pháp thu<br />
thập, phân tích, xử lý số liệu nhận dạng được ba xung đột chính: giữa thuỷ điện và thuỷ lợi; tích<br />
nước hồ chứa và khai thác khoáng sản; đắp đập ngăn sông và du lịch sinh thái. Cả ba dạng xung<br />
đột trên đều có nguyên nhân từ phân bố tài nguyên nước không đều theo không gian và thời gian,<br />
quy hoạch không đồng bộ, thiếu tính liên ngành trong quản lý. Để giảm thiểu và tiến tới giải quyết<br />
xung đột bài báo kiến nghị thực hiện một số giải pháp đi từ cơ chế, chính sách đến quy hoạch,<br />
nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý, khai thác TNN.<br />
Từ khóa: Tài nguyên nước, xung đột, thủy điện, thủy lợi, du lịch<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế luôn<br />
có những mâu thuẫn và xung đột. Mâu thuẫn<br />
là mức độ thấp, còn xung đột là mức độ cao<br />
có tính nghiêm trọng do quá trình khai thác<br />
tài nguyên không hợp lý, thiếu quy hoạch<br />
tổng thể và không tuân thủ định hướng phát<br />
triển bền vững [1]. Lào Cai là tỉnh miền núi<br />
phía Bắc Việt Nam, có nhiều điều kiện thuận<br />
lợi để phát triển du lịch, thủy điện, khai thác<br />
khoáng sản, trong đó phần lớn đều dựa vào<br />
điều kiện tự nhiên (địa hình, hệ sinh thái, dân<br />
tộc học...).<br />
Sông Chảy bắt nguồn từ Trung quốc và nhập<br />
vào sông Lô ở Phú Thọ. Đoạn chảy qua tỉnh<br />
Lào cai là phần thượng nguồn nên uốn khúc<br />
quanh co và lắm thác ghềnh, đây chính là yếu<br />
tố để xây dựng thủy điện. Sự phát triển của<br />
ngành nào ít nhiều cũng đều ảnh hưởng đến<br />
sự tồn tại của các ngành khác: tranh chấp về<br />
tài nguyên nước (TNN) khi xây dựng thủy<br />
điện làm thiếu nước cấp cho các cánh đồng và<br />
dân cư vùng hạ lưu, làm mất cơ hội khai thác<br />
cát sỏi lòng sông, ảnh hưởng đến phát triển du<br />
lịch sinh thái; khai thác cát sỏi làm giảm năng<br />
suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, tăng<br />
*<br />
<br />
Email: ngotramaimoitruong@gmail.com<br />
<br />
nguy cơ xói lở đường bờ, mất cơ hội du lịch...<br />
đã và đang là những tranh chấp tồn tại trên<br />
lưu vực sông Chảy. Các mâu thuẫn này cần<br />
được nhận dạng, phân tích nhằm tìm ra<br />
nguyên do để giải quyết, hạn chế xung đột.<br />
Có những mâu thuẫn lâu dài và khó giải quyết<br />
như mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo<br />
vệ môi trường, nhưng cũng có những mâu<br />
thuẫn có thể giải quyết với sự đồng lòng của<br />
các bên.<br />
Tuy nhiên để xem xét được tất cả các xung<br />
đột môi trường (XĐMT) cần có sự tham gia<br />
của các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, thời<br />
gian nghiên cứu dài và nguồn kinh phí lớn. Vì<br />
vậy, trên cơ sở tổng hợp hệ thống tài liệu đã<br />
có, xử lý dữ liệu, mục tiêu của bài báo tập<br />
trung phân tích XĐTM giữa các ngành kinh tế<br />
có liên quan nhiều đến TNN lưu vực sông<br />
Chảy là: thủy điện, cấp nước tưới tiêu, khai<br />
thác khoáng sản, du lịch và đề xuất một số<br />
biện pháp giảm thiểu, đảm bảo phát triển hài<br />
hòa giữa lợi ích của các bên.<br />
TIẾP CẬN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Có nhiều cách tiếp cận đối với việc nhận diện,<br />
phân tích và giảm thiểu XĐMT. Tuy nhiên<br />
quan điểm tiếp cận tổng thể được sử dụng<br />
chính trong nghiên cứu: các XĐMT được<br />
107<br />
<br />
Ngô Trà Mai<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
xem xét trong các mối quan hệ của các ngành<br />
kinh tế và trong vùng không gian lãnh thổ là<br />
lưu vực sông Chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai.<br />
Hệ thống tài liệu sử dụng chủ yếu là các số<br />
liệu thống kê từ Niên giám thống kê của tỉnh<br />
trong 10 năm qua; các quy hoạch phát triển<br />
kinh tế - xã hội, TNN, khai thác khoáng sản<br />
và 17 tình huống XĐMT trong cơ sở dữ liệu<br />
của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc<br />
(UNDP) tại Việt Nam, nhằm xác định các loại<br />
XĐMT [2, 3, 4]. Nhận dạng xung đột dựa<br />
theo Environmental Conflict Resolution<br />
(WRDC, 1992) [5]. Đầu tiên, qua các phương<br />
tiện thông tin đại chúng, các báo cáo môi<br />
trường và tình hình thực tế tại địa phương,<br />
một loạt các XĐMT được xác định [6, 9].<br />
Sau đó, lựa chọn những xung đột nổi bật, đại<br />
diện để phân tích. Thông qua bước này 03<br />
xung đột chính được nhận diện đều liên quan<br />
đến thủy điện là: thủy điện và thủy lợi; tích<br />
nước hồ chứa và khai thác khoáng sản; đắp<br />
đập ngăn sông và du lịch sinh thái.<br />
<br />
189(13): 107 - 113<br />
<br />
Việc phân tích các xung đột dựa theo<br />
Chandrasekharan D., 1996 [7]. Các xung đột<br />
được phân tích theo các hướng là bản chất,<br />
các nhóm liên quan và đối tượng chịu ảnh<br />
hưởng. Giải quyết xung đột được tham khảo<br />
và đề tài cấp Bộ “Các giải pháp giải quyết<br />
mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước ở<br />
vùng Tây Nguyên” do Viện Chiến lược phát<br />
triển- Bộ Kế hoạch đầu tư thực hiện giai đoạn<br />
2015-2017 có điều chỉnh để phù hợp với vùng<br />
nghiên cứu [8].<br />
TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG<br />
CHẢY VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC SỬ DỤNG<br />
Tài nguyên nước mặt<br />
Sông Chảy là phụ lưu cấp 1 của sông Lô, Đông<br />
Bắc Việt Nam (Hình 1). Dòng chính bắt nguồn<br />
từ đèo Hà Tao, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà<br />
Giang, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua<br />
các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú<br />
Thọ sau đó và đổ vào sông Lô tại Đoan Hùng.<br />
<br />
Hình 1. Lưu vực sông Chảy<br />
<br />
Sông Chảy có diện tích lưu vực là Flv = 6.500 km², trong đó phần diện tích trong nước là 4.580<br />
km² chiếm 70,5% diện tích, phần còn lại thuộc Trung Quốc. Chiều dài sông là L = 319km, đoạn<br />
chảy qua tỉnh Lào Cai dài 124km, lòng sông sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Lưu lượng nước<br />
mùa lũ khoảng 1.670m3/s, mùa kiệt khoảng 17,6m3/s. Lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất (Qmax,<br />
Qmin) tại các trạm thủy văn trên sông Chảy được trình bày tại bảng 1.<br />
Bảng 1. Thống kê đặc trưng dòng chảy trạm thủy văn trên sông Chảy [3]<br />
Trạm<br />
Bảo Yên<br />
Cốc Ly<br />
Vĩnh Yên<br />
<br />
108<br />
<br />
F(km2)<br />
4300<br />
3480<br />
138<br />
<br />
Qmax (m3/s)<br />
3250<br />
2700<br />
374<br />
<br />
Qmin (m3/s)<br />
18,8<br />
10,9<br />
0,96<br />
<br />
Ngô Trà Mai<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Khai thác và sử dụng TNN mặt<br />
Nhu cầu sử dụng nước trên sông Chảy đoạn qua<br />
tỉnh Lào Cai có thể chia thành hai nhóm gồm:<br />
(a) Sử dụng làm tiêu hao lượng nước như tưới<br />
nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công<br />
nghiệp: Lưu vực chủ yếu tiêu hao nguồn nước<br />
cho tưới, nhu cầu nước sinh hoạt không lớn<br />
do tỷ lệ dân ở đô thị khoảng trên 20% và chỉ<br />
tập trung ở thành phố Lào Cai, sử dụng nước<br />
ngầm là chủ yếu, năng lực cấp khoảng 6070%. Công nghiệp chủ yếu là khai khoáng –<br />
chế biến khoáng sản; nông lâm sản, thực<br />
phẩm; sản xuất phân bón tại 2 KCN là Tằng<br />
Loỏng và Bắc Duyên Hải. Tuy nhiên lượng<br />
nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp không<br />
đáng kể so với tưới nông nghiệp, nên nghiên<br />
cứu này tập chung phân tích vào thủy lợi.<br />
Khai thác và sử dụng nước cho tưới: lưu vực<br />
có chức năng tưới cho khoảng 11.700 ha diện<br />
tích đất nông nghiệp. Khoảng 200 diện tích<br />
đất trồng màu, cây công nghiệp, đất hoang,<br />
đất trồng tạp... chưa có điều kiện cung cấp<br />
nước, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Tỉnh<br />
Lào Cai không có công ty quản lý khai thác<br />
thủy lợi, toàn bộ các công trình đều giao cho<br />
chính quyền cơ sở đảm nhận, hoạt động theo<br />
QĐ 837, đáp ứng được khoảng 60-70% nhu<br />
cầu tưới. Tuy nhiên, các công trình thuỷ lợi<br />
chưa phát huy hết năng lực do nhiều nguyên<br />
<br />
189(13): 107 - 113<br />
<br />
nhân, trong đó chủ đạo là do hệ thống kênh<br />
dẫn chưa đầy đủ hoặc xuống cấp, tỷ lệ tổn<br />
thất lớn, chưa có quy trình vận hành hệ thống<br />
dẫn đến lãng phí nước.<br />
(b) Sử dụng không tiêu hao nước như thủy<br />
điện, giao thông thủy, khai thác cát – sỏi:<br />
Theo Bộ Công thương, sông Chảy đoạn qua<br />
tỉnh Lào Cai được quy hoạch các thủy điện sau:<br />
Khi 5 nhà máy thủy điện trên sông Chảy đi<br />
vào hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với<br />
nhau về chế độ vận hành điều tiết hồ chứa<br />
phát điện, tích nước vào mùa kiệt và xả nước<br />
vào mùa lũ.<br />
Khai thác khoáng sản: Lào Cai là một tỉnh có<br />
tiềm năng khoáng sản lớn nhất cả nước, đặc<br />
biệt cát – sỏi làm vật liệu xây dựng, phân bố<br />
chủ đạo trong lòng sông và tại các bãi bồi ven<br />
sông Hồng – sông Chảy (Hình 3). Tại Quyết<br />
định số 3788/QĐ-UBND ngày 31/10/2016<br />
của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt quy<br />
hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lào<br />
Cai thể hiện các vị trí khai thác cát trên sông<br />
Chảy với tổng công suất 100.000m3 trong<br />
giai đoạn 2016 – 2020. Trên địa bàn ven<br />
sông Chảy đã hình thành một số cơ sở khai<br />
thác cát cung cấp sản xuất vật liệu xây dựng,<br />
ví dụ: điểm mỏ do Công ty Cổ phần Đức<br />
Duy, Doanh nghiệp Thuận Ngân và một số các<br />
doanh nghiệp khác.<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ bậc thang thủy điện trên sông Chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai<br />
<br />
109<br />
<br />
Ngô Trà Mai<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 107 - 113<br />
<br />
Dọc theo bờ sông Chảy, là các địa danh du lịch như: hang Tiên, thác nước Tà Lâm; Miếu Cây<br />
gạo, đền Trung Đô; những cánh rừng gỗ nghiến, trai cổ thụ. Đồng thời trên hai bờ sông còn có<br />
các bản làng, thôn xóm với những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Giáy. Chợ<br />
Bắc Hà, chợ Cốc Ly, là những khu chợ từ lâu đã làm nên bản sắc của các dân tộc ở Lào Cai.<br />
Đây là những địa danh đều có thể du lịch bằng đường sông tạo nên những nét riêng cho du lịch<br />
của tỉnh.<br />
<br />
Hình 3. Khu vực có hoạt động công nghiệp và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai [2]<br />
<br />
XĐMT TRONG SỬ DỤNG TNN MẶT LƯU<br />
VỰC SÔNG CHẢY<br />
Những XĐMT chủ yếu<br />
TNN mặt trên lưu vực sông Chảy đang chịu<br />
những áp lực do phát triển kinh tế, xã hội, gia<br />
tăng dân số, làm phát sinh mâu thuẫn trong sử<br />
dụng và bảo vệ TNN. Kết quả nghiên cứu v<br />
cho thấy những mâu thuẫn chính gồm:<br />
- Xung đột trong sử dụng nước giữa thuỷ điện<br />
và thuỷ lợi: Do quá trình tích nước phát điện<br />
tại hồ chứa, làm hạ thấp mực nước, gây khó<br />
khăn cho hoạt động của các trạm bơm lân<br />
cận. Đặc biệt tích nước vào mùa khô sẽ gây<br />
hạ thấp mực nước, dẫn đến các công trình như<br />
cống, trạm bơm không hoạt động được, đồng<br />
nghĩa với việc thiếu nước tưới, gây chết hoa<br />
màu- cây lương thực... vùng hạ du. Một số<br />
xung đột này tại Lào Cai đã được đề cập trên<br />
các trang báo mạng: Thi công thủy điện Nậm<br />
Toóng phá hỏng công trình thủy lợi và cấp<br />
nước sạch của người dân; Thủy điện chồng<br />
lên nhau, xé toạc dòng Tà Lơi, cho thấy xung<br />
đột này đã, đang tồn tại [9].<br />
110<br />
<br />
- Xung đột giữa tích nước hồ chứa thủy điện<br />
và khai thác khoáng sản: Trong quá trình xây<br />
dựng hồ chứa thủy điện, hoạt động tích nước<br />
lòng hồ làm mất đi cơ hội khai thác khoáng<br />
sản. Nếu không kịp khai thác hoặc tận thu<br />
trước khi xây dựng các nhà máy thủy điện,<br />
toàn bộ vật liệu này sẽ bị nhận chìm. Một số<br />
mỏ khoáng sản được cấp phép nhưng chưa<br />
hết thời hạn khai thác phải tạm dừng để phục<br />
vụ phát triển thủy điện đã gây ra tranh chấp,<br />
không đồng thuận trong quá trình bồi thường<br />
giải phóng mặt bằng. Tổn thất về kinh tế xảy<br />
ra đối với tất cả các bên. XĐMT ảnh hưởng<br />
đến mối quan hệ giữa các nhóm cộng đồng<br />
dân cư, gây căng thẳng và làm xấu đi mối<br />
quan hệ giữa các doanh nghiệp.<br />
- Xung đột trong việc đắp đập ngăn sông làm<br />
mất đi cơ hội du lịch sinh thái cảnh quan vùng<br />
sông Chảy: Giai đoạn chưa có hoạt động thủy<br />
điện (trước năm 2010), trung bình mỗi năm<br />
có khoảng 8000-9000 du khách lựa chọn<br />
tham quan bằng đường thủy, chủ yếu theo 02<br />
tuyến Bảo Nhai - Trung Đô, Cốc Ly - Bảo<br />
Nhai và ngược lại. Tuy nhiên từ khi Thủy<br />
<br />
Ngô Trà Mai<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
điện Bắc Hà, Vĩnh Hà chặn dòng, lượng<br />
khách đặt tuyến này giảm đáng kể, một phần<br />
do hạ thấp mực nước tàu thuyền đi lại khó<br />
khăn, một phần do lo ngại về an toàn khi có<br />
hoạt động xả lũ. Các đơn vị kinh doanh vận<br />
tải du lịch đang ngày càng thu hẹp dần, một<br />
số bị xóa xổ gây ra những mâu thuẫn giữa 02<br />
ngành kinh tế cùng sử dụng TNN.<br />
Cơ hội trải nghiệm vùng sông nước, hít thở<br />
bầu không khí trong lành, thưởng ngoạn<br />
phong cảnh bình yên của vùng cao sẽ được<br />
thay thế bằng các tuyến du lịch đường bộ<br />
cũng làm giảm đi tính đa dạng trong du lịch.<br />
Đồng thời, hoạt động giải phóng mặt bằng,<br />
phát quang thực vật để xây dựng thủy điện<br />
cũng làm giảm đáng kể diện tích đất rừng,<br />
cảnh quan khu vực bị thay đổi từ dạng tự<br />
nhiên sang nhân sinh là một yếu tố bất lợi đối<br />
với du lịch của tỉnh vốn dựa chủ yếu vào tài<br />
nguyên rừng.<br />
Ngoài các xung đột chính nêu ở trên một số<br />
các mâu thuẫn khác cũng tồn tại trong quá<br />
trình sử dụng TNN lưu vực sông Chảy, tuy<br />
nhiên ở mức độ không lớn: giữa thủy điện và<br />
thủy điện, các thủy điện bậc thang trên không<br />
tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa, gây<br />
thiếu nước cho thủy điện bậc thang dưới; quá<br />
trình khai thác khoáng sản làm nhiễm bẩn<br />
nguồn nước gây tốn kém cho chi phí xử lý<br />
nước cấp, giảm năng suất và chất lượng hoa<br />
màu – cây nông nghiệp được tưới; giải phóng<br />
mặt bằng để xây dựng công trình thủy điện<br />
gây mâu thuẫn với người dân bản địa khi<br />
chiếm đất rừng, mất đất canh tác, giảm sinh<br />
kế của người dân bản địa....<br />
Những nguyên nhân chính gây ra XĐMT<br />
Có nhiều nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn khi<br />
sử dụng TNN sông Chảy, nhưng có thể tóm gọn<br />
lại trong 5 nguyên nhân chính sau đây:<br />
- Quy hoạch chưa đồng bộ: Năm 2014 UBND<br />
tỉnh Lào Cai đã ra quyết định số 169/QĐUBND phê duyệt Quy hoạch TNN dựa trên<br />
cơ sở các quy hoạch ngành: thủy lợi, thủy<br />
điện, khai thác khoáng sản và phát triển kinh<br />
tế xã hội [3]. Mặc dù đã có sự phân chia<br />
<br />
189(13): 107 - 113<br />
<br />
nguồn TNN nhưng có thể thấy rõ Lào Cai vẫn<br />
chủ trương ưu tiên công nghiệp nặng và chưa<br />
có quản lý tổng hợp theo từng lưu vực sông,<br />
đặc biệt là 2 con sông chính là sông Hồng và<br />
sông Chảy. Quản lý TTN được phân chia theo<br />
địa giới hành chính cũng gây nhiều khó khăn,<br />
đồng thời lưu vực sông Chảy đến nay chưa có<br />
“chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể”<br />
hay Ban quản lý lưu vực sông (như một số<br />
sông Đồng Nai, sông Cầu, Nhuệ - Đáy...) nên<br />
đã tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà quản lý<br />
khi giải quyết các vấn đề đầu tư và bảo vệ<br />
môi trường.<br />
- Sự phân bố về TNN không đồng đều giữa<br />
các mùa trong năm, giữa các khu vực, gây<br />
XĐMT trong sử dụng. Xây dựng hồ chứa, bể<br />
điều tiết để tích nước trong mùa khô, xả lũ<br />
trong mùa mưa là nguyên nhân chính của hầu<br />
hết các mâu thuẫn giữa thượng nguồn và hạ<br />
nguồn. Sự phân bố dân cư ở các tỉnh miền núi<br />
trong đó có Lào Cai vẫn thuận theo tự nhiên,<br />
kéo theo sự phân bố đất đai canh tác, các<br />
công trình hạ tầng chưa hợp lý cũng làm cho<br />
các mâu thuẫn bộc lộ ngày càng rõ nét hơn.<br />
- Chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa<br />
cho tất các các công trình thủy điện trên lưu<br />
vực sông Chảy. Các quy trình vận hành chủ<br />
yếu được xây dựng trên cơ sở các quy định và<br />
hướng dẫn của các cơ quan quản lý để được<br />
phép đưa công trình vào vận hành, vì vậy dẫn<br />
đến các xung đột giữa lợi ích về năng lượng<br />
và các ngành kinh tế khác.<br />
- Lào Cai là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh<br />
tế - xã hội, dân tộc học, nhận thức còn nhiều<br />
khó khăn. Năng lực của đội ngũ những người<br />
làm quy hoạch, vận hành khai thác thủy lợi,<br />
thủy điện thấp, không được đào tạo bài bản<br />
hay cập nhật kiến thức chuyên ngành đặc biệt<br />
là các kiến thức về quản lý tổng hợp TNN và<br />
bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông.<br />
Đây là những cản trở trong giảm thiểu các<br />
xung đột.<br />
- Sự chồng chéo trong quản lý, không có cơ<br />
quan đầu mối về quản lý TNN, dẫn đến mỗi<br />
đơn vị Bộ, ngành lại phê duyệt các quyết định<br />
111<br />
<br />