intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên hai mươi tám: THÔNG BÌNH HƯ THỰC LUẬN

Chia sẻ: Abcdef_44 Abcdef_44 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'y học cổ truyền kinh điển - sách tố vấn: thiên hai mươi tám: thông bình hư thực luận', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên hai mươi tám: THÔNG BÌNH HƯ THỰC LUẬN

  1. Thiên hai mươi tám: THÔNG BÌNH HƯ THỰC LUẬN Hoàng đế hỏi: Sao gọi là hư thực? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Tà khí thịnh gọi là thực, tinh khí đoạt gọi là hư. [2] Hoàng Đế hỏi: Bệnh tình hư thực như thế nào? [3] Kỳ Bá thưa rằng: Khí hư tức là Phế hư [4]. Phàm khí nghịch thời chân lạnh [5]. Nếu gặp thời sinh vượng của nóù thời sống, đúng vào thời khắc của nóù thời khắc của nóù thời chết. Các tàng khác đều theo một thông lệ nh ư vậy [6]. Hoàng Đế hỏi: Sao gọi là trùng thực? [7]
  2. Kỳ Bá thưa rằng: Tỉ như, bệnh đại nhiệt, khí nhiệt, mạch m ãn, gọi là trùng thực [8]. Hoàng Đế hỏi: Kinh, Lạc đều thực nên điều trị thế nào? [9] Kỳ Bá thưa rằng: Kinh, Lạc đều thực, tức là Thốn mạch cấp mà xích hoãn. Đều nên dùng châm để thích. Vậy hoạt là thuận, mà sắc là nghịch [10]. Phàm hư thực đều theo vật loại tr ước. Cho nên hễ năm tàng, xương thịt đều hoạt lợi, thời có thể sống lâu [11]. Hoàng Đế hỏi: Lạc khí bất túc, kinh khí hữu d ư, thời như thế nào? [12] Kỳ Bá thưa rằng: Nếu lạc khí bất túc, kinh khí hữu d ư, thời Thốn khẩu nhiệt mà Xích hàn. Thu, Đông là thuận Xuân, Hạ là nghịch, nên theo kinh để điều trị [13] . Hoàng Đế hỏi:
  3. Kinh hư, Lạc mãn thời như thế nào? [14] Kỳ Bá thưa rằng: Kinh hư, Lạc mãn thời Xích bộ nhiệt mãn mà Thốn khẩu hàn sắc [15]. Hoàng Đế hỏi: Trị chứng ấy như thế nào? [16] Kỳ Bá thưa rằng: Lạc mãn, Kinh hư thời cứu ở Aâm mà thích ở Dương, Kinh mãn, lạc hư thời thích ở Aâm mà cứu ở Dương [17]. Hoàng Đế hỏi: Thế nào Trùng hư? [18] Kỳ Bá thưa rằng: [19] Mạch khí, Thốn hư, Xích hư thời gọi là Trùng hư. Hoàng Đế hỏi: Nên điều trị như thế nào? [20]
  4. Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh thuộc khí hư, nói năng bợt bạt. Nếu xích hư, thời bước đi lò dò [21]. Phàm mạch hư, không giống với mạch Aâm hư. Vậy nếu hoạt thời sống, sắc thời chết [22]. Hoàng Đế hỏi: Hàn khí bốc lên mạnh, mạch mãn mà thực, thời như sao? [23] Kỳ Bá thưa rằng: Thực mà hoạt, thời sống, thực m à nghịch, thời chết [24]. Mạch thực và mãn, tay chân lạnh, đầu nóng, thời như thế nào? [25] Kỳ Bá thưa rằng: Gặp mùa Xuân mùa Thu, thời sống, gặp m ùa Đông mùa Hạ thời chết. Nếu mạch phù sắc, mà mình lại nhiệt, sẽ chết [26]. Hoàng Đế hỏi: Thân hình đều mãn (phù thũng), thời như thế nào? [26] Kỳ Bá thưa rằng:
  5. Thân hình đều mãn, mạch cấp, đại và kiên, Xích bộ lại sắc không tương ứng. Như vậy, thuận thời sống, nghịch thời chết [28]. Hoàng Đế hỏi: Như thế là thế nào? [29] Kỳ Bá nói: Tay chân ấm, là thuận, tay chân lạnh là nghịch [30]. Hoàng Đế hỏi: Đàn bà nuôi con, mắc bệnh nhiệt, mạch lại “tiểu” thời thế nào? [31]. Kỳ Bá thưa rằng: Tay chân nóng thời sống, lạnh thời chết [32]. Hoàng Đế hỏi: Đàn Bà nuôi con, trúng phong nhiệt, thở suyễn, rụt vai, mạch nh ư thế nào? [33] Kỳ Bá rằng: Thở suyễn, rụt vai, mạch sẽ đại thực. Nếu hoãn thời sống, cấp thời chết [34].
  6. Hoàng Đế hỏi: Trường tích (đại tiện nát), tiện ra huyết, nh ư thế nào? [35] Kỳ Bá thưa rằng: Mình nóng thời chết, mát thời sống? [36] Hoàng Đế hỏi: Trường tích, ra lẫn bọt trắng, nh ư thế nào? [37] Kỳ Bá thưa rằng: Mạch Trầm thời sống, Ph ù thời chết [38]. Hoàng Đế hỏi: Trường tích mà ra lẫn mủ và máu thời thế nào? [39] Kỳ Bá thưa rằng: Mạch tuyệt thời chết, hoạt đại thời sống [40]. Hoàng Đế hỏi: Về chứng trường tích, mình không nóng, mạch không tuyệt, thời nh ư sao? [41]
  7. Kỳ Bá thưa rằng: Nếu mạch hoạt, đại thời sống, sắc thời chết. N ên theo từng Tàng để dự đoán ngày chết [42]. Hoàng Đế hỏi: Mạch “điên tật” (bệnh Điên, tựa kinh giản) như thế nào? [43] Kỳ Bá thưa rằng: Mạch bựt lên Đại, và Hoạt, lâu ngày tự khỏi, nếu mạch tiểu, kiên và cấp, sẽ chết [44]. Hoàng Đế hỏi: Điên tật, mạch hư, thực thế nào? [45] Kỳ Bá thưa rằng: Hư, thời có thể chữa khỏi, thực thời chết [46]. Hoàng Đế hỏi: Về chứng “Tiểu đản” (mình nóng mà thân thể hao mòn), hư thực thế nào? [47] Kỳ Bá thưa rằng:
  8. Mạch thực và đại, bệnh dù lâu, có thể chữa, mạch huyền, nếu tiểu viêm và kiên, dù lâu cũng không thể chữa [48]. Hoàng Đế nói: Hình độ, cốt độ, mạch độ, cân độ, có thể biết đ ược. Mùa Xuân nên kíp trị kinh lạc, m ùa Hạ nên kíp trị kinh du, mùa Thu nên kíp trị sáu phủ, mùa Đông thuộc về thời bế tắc. * Nên dùng thuốc uống mà ít dùng châm thạch. * Đối với chứng ung thư (mụn, nhọt) thời bất cứ m ùa nào, phải dùng châm thạch ngay [49]. Về chứng ung, thủ thái âm bàng tạng hội (Thủ thái âm b àng hội, khi hội, Anh mạch, thưởng đốt, chưa định không rõ chỗ nào để tay vào không có cảm giác lúc có lúc không, nên thích huyệt Tam hối thuộc kinh với huyệt (Anh mạch, mỗi huyệt hai lần) [50]. Ung phát ra ở gần nách, thích kích Túc Thiếu d ương, năm lần thích mà nhiệt không dứt, thích Thủ Tâm chủ ba lần, v à thích ở kinh lạc thuộc Thủ Thái âm, nơi đại cốt, ba lần [51].
  9. Ung phát ra quá chóng, cân nhuyễn, đau ran ở trong bắp thịt, mồ hôi ở Phế toát ra không dứt, bào khí kém sút, nên thích kinh du [52]. Về phúc bộ não, án tay vào không dằn được xuống, nên thích ở kinh, lạch Thủ Thái dương là m ốc của vị Trung Quản Vị mạc. Huyệt thiếu âm du, cách đ ường xương sống ba tấc rưỡi, dùng châm tròn và sắc [53]. Hoắc loạn, thích huyệt Du bàng 5 lần, thích Túc Dương minh thượng bàng 3 lần [54]. Kinh giản, kinh mạch ngũ. Về bệnh giản, kinh, thích năm mạch, châm Thủ Thái âm năm lần, Thái dương kinh 5 lần, thích cạnh Kinh lạc thủ Thiếu chi nhánh âm một lần, Túc Dương minh một lần, cách trên “xương khoai” châm 3 nóát trên mắt cá chân năm tấc 3 châm[55]. Phàm trị các chứng Tiêu đản, bị ngã hoặc bị đánh, thiên khô, nuy huyết, khí mãn, phát nghịch. Những chứng đó, phần nhiều do hạng ng ười giàu sang, béo tốt, ăn nhiều chất cao l ương mà sinh ra [56]. Nếu gặp chứng cách tắc bế tuyệt, trên dưới không thông, là do bạo ưu mà gây nên [57]. Nếu bạo quyết mà điếc, thiên tắc không thông, do khí ở bên trong “bách” này gây nên [58].
  10. Nếu không do các bệnh ở trong ngoài hoặc trúng phong, mà gầy còm yếu ớt, đó là do khí huyết không lưu thông, nếu chân đi khó khăn, là do phong thấp gây nên [59]. Các chứng Hoàng đản, bạo thống, điên, quyết, cuồng... do khí “nghịch” đã lâu mà sinh ra, năm Tàng không quân bình, do sáu phủ vít lấp mà sinh ra [60]. Đầu nhức, tai ù, chín khiêu không lợi... do Trường Vị sinh ra [61].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0