intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

107
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 2 Thiên tám: LINH LAN BÍ ĐIỂN LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết 12 Tạng có những nhiệm vụ gì và quí tiện như thế nào? (1) (63) Kỳ Bá thưa răng: (64) Tâm là một cơ quan quân chủ, thần minh do đó mà sinh ra (2) (65). Phế là một cơ quan tương truyền, chi tiết do đó mà sinh ra (3) (66) Can là một cơ quan Tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra (4) (67) Đởm là một cơ quan Trung chính, quyết đoán...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 2

  1. Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 2
  2. Thiên tám: LINH LAN BÍ ĐIỂN LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết 12 Tạng có những nhiệm vụ gì và quí tiện như thế nào? (1) (63) Kỳ Bá thưa răng: (64) Tâm là một cơ quan quân chủ, thần minh do đó mà sinh ra (2) (65). Phế là một cơ quan tương truyền, chi tiết do đó mà sinh ra (3) (66) Can là một cơ quan Tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra (4) (67) Đởm là một cơ quan Trung chính, quyết đoán do đó mà sinh ra (5) (68). Chiên trung là một cơ quan thần sứ, hỷ lạc do đó mà sinh ra (6) (69) Tỳ Vị là một cơ quan thương lẫm (kho đụn), năm vị đó mà sinh ra (7) (70) Đại trường là một cơ quan truyền đạo (đưa dẫn, bài tiết) sự biến hóa do đó mà ra (8). (71) Tiểu trường là một cơ quan thụ thinh (chứa đựng), hóa vật do đó mà sinh ra (9) (72) Thận là một cơ quan Tác cường, kỹ xảo do đó mà sinh ra (10) (73). Tam tiêu là một cơ quan quyết độc, thủy đạo do đó mà sinh ra (11) (74) Bàng quang là một cơ quan châu đô, tân dịch chứa ở đó, khi hóa thì sẽ tiết ra (12) (75). Phàm 12 cơ quan ở trên, không nên để cho „tương thất‟ (13) (76) Cho nên, nếu chủ „minh‟ thì dưới yên. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sống lâu, trọn đời không bị đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì thái bình (14) (77). Chủ không minh thì 12 cơ quan sẽ nguy, sứ đạo (tứ tâm) vít lấp, thân hình bị thương. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sinh đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì rối loạn. Nên phải răn giữa lắm mới được (15) (78). Chí đạo rất huyền vi, biến hóa thật vô cùng, ai biết tới gốc nguồn (1) (79) Ở trong cõi mờ tối, ai người biết mấu chốt? Lo nghĩ suốt đêm ngày, sao cho được nên hay (2)? (80).
  3. Cái số hoảng hốt, nảy ra từ hào ly; cái số hào ly, nảy ra từ độ lượng; từ nghìn suy đến vạn, rồi càng suy càng lớn thêm mãi, cho tới khối thể cùng cực, thân hình mới được chính (3) (81). Hoàng Đế nói rằng: Thiện lắm thay! Tôi nghe cái đạo „tinh, quang‟ thực là cái đức lớn của bực đại thánh. Muốn làm cho tuyên minh đạo ấy, nếu không trai giới, chọn ngày tốt, không giám thừa nhân (4) (82). Đế liền chọn ngày tốt, để bài luận trên đây vào trong nhà Linh lan (5) (83). Thiên chín: LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: Trời do cái tiết „sáu sáu‟ để làm nên một năm; người do cái số „chín chín‟ để „chế hội‟; tính ra người cũng ba trăm sáu mươi nhăm tiết, để hợp với trời đất, đã lâu rồi. Nghĩa đó như sao, xin cho biết (1). Kỳ Bá thưa rằng: Cái tiết „sáu sáu‟ và „chín chín‟ chế hội, là cốt để phân rõ „thiên độ‟ và ghi rõ „khí số‟ (2) (2). Thiên độ cốt là chỉ để đo sự vận hành của nhật nguyệt(3). Khí số cốt để ghi cái công dụng của hóa sinh (3).(4) Thiên là dương, địa là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm; sự vận hành có phận kỷ, mỗi một chu có đường lối (5). Nhật vận hành được một độ, thì nguyệt vận hành được mười hai độ, mà còn lẻ nữa (6). Cho nên tính cả tháng thiếu, tháng đủ, cộng ba trăm sáu mươi nhăm ngày mà thành một năm, chứa các khí „doanh, sóc, hư‟ lại mà thành ra tháng nhuận (4).(7) Lập cây thẳng làm nêu để nhận phương hướng, tính kỹ những giờ khắc thừa...Đó là hoàn tất cái nhiệm vụ thiên độ (5) (8). Hoàng Đế hỏi rằng (9): Tôi đã được nghe thiên độ rồi. Xin cho nghe khí số, hợp lại với nhau như thế nào? (1) Kỳ Bá thưa rằng (10) : Trời lấy „sáu sáu‟ làm tiết, đất lấy „chín chín‟ chế hội (2) Trời có mười ngày, chọn sáu lần mười ngày mà chu giáp, thì thành một năm (11).
  4. Những bực thông thiên đời xưa, biết được cái gốc về sự số ng của con người, là gốc ở Âm dương. Cái khí đó ở đất thì là chín châu, ở người thì là chín khiếu, đề thông với tam khí (4). Cho nên sinh ra năm tạng, mà khí thì có ba (5). Do ba mà thành đất, do ba mà thành người (6). Ba mà nhân với ba, hợp lại thì thánh chín, chín chia ra làm chín dã (khu vực), chín đã chia ra làm chín tạng (7). Cho nên ở con người, về hữu hình có bốn tạng về „thân có năm tạng‟, hợp lại thành chín tạng để ứng với chín „dã‟ ở trên (8). Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi được nghe cái tiết „sáu sáu‟ và cái số „chín chín‟ rồi. Trên kia phu tử nói: „chứa khí...Thành nhuận‟. Vậy chẳng hay thế nào là khí? (1) Kỳ Bá thưa răng: Năm ngày là một „hậu‟, ba „hậu‟ là một „khí‟ sáu „khí‟ là một mùa; bốn mùa là một năm...Mà đều theo khí của mùa để làm chủ trị (2). Năm vận cùng rập theo nhau, để cùng đi, cứ đến chọn cái tháng cuối năm, hết vòng rồi lại bắt đầu. Mùa đã lập, khí tán bố, như vòng không chỗ nói. Về „hậu‟ cũng một khuôn phép ấy (3) Cho nên nói rằng „không biết sự „da lÂm‟ trong một năm, sự suy hay thịnh của khí, và hư thực bởi đâu phát sinh...Không thể gọi là „lương công‟ (4). Hoàng Đế hỏi rằng: Bắt đầu năm vận, quanh đi như vòng không đầu mối. Vậy về „thái quá‟ và „bất cập‟ như thế nào (1). Kỳ Bá thưa rằng: Năm khí thay đổi, đều có „sở thắng‟, „thịnh‟ hay „hư‟ xảy ra là cái lệ thường (2). Hoàng Đế hỏi rằng: Năm khí thay đổi, đều có „sở thắng‟, „thịnh‟ hay „hư‟ xảy ra cái lệ thường (2). Hoàng Đế hỏi rằng: Thế nào là bình khí ?
  5. Kỳ Bá thưa rằng: Không sai với thường hậu là bình (3) Hoàng Đế hỏi rằng: Thế nào là thái quá bất cập? Kỳ Bá thưa rằng: - Ở Kinh đã có nói rồi (4). Hoàng Đế hỏi rằng: Thế nào là Sở thắng?... Kỳ Bá thưa rằng: Xuân thắng trường hạ, trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân... Đó là được cái thắng về năm hành; nhân lấy cái khí đó để đặt tên cho Tạng (1). Hoàng Đế hỏi rằng: Sao lại biết là thắng? Kỳ Bá thưa rằng: Cốt tìm ở cái khí của nó, nhưng đều phải bắt đầu từ mùa xuân. Nếu khí chửa đến mà đã đến, thì gọi là thái quá. Nóù sẽ bách cái „sở bất thắng‟ mà lấn cái „sở thắng‟. Như thế gọi là khi rÂm không phận, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, lương công cũng không thể ngăn được (2). Nếu đã đến mà không đến, thì gọi là bất cập. Như thế thì cái „sở thắng‟ nó sẽ vọng hành, mà cái „sở sinh‟ sẽ thu bệnh. Vì cái bất thắng nó bách đến nóùãi thế. Nên gọi là „khí bách‟ (3). Ta cần phải cầu cái lúc khi nó đến. Cẩn thận để chờ cho đúng lúc, khi có thể cùng hẹn. Nếu trái cái thì hậu ấy, thì cái khí của năm vận sẽ không phân, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, dù lương công cũng không chữa được (4). Hoàng Đế hỏi rằng: Có sự gì duyên tập chăng? Kỳ Bá thưa rằng:
  6. Khí của trời, không thể nào vô thường, nếu khí không duyên tập, tức là phi thường, phi thường thì là biến (2). Hoàng Đế hỏi rằng: Phi thường thì sẽ biến như thế nào? Kỳ Bá thưa rằng: Biến đến thì mắc bệnh, sở thắng thì nhẹ, sở bất thắng thì nặng. Nhân đó mà lại mắc thêm tà khí thì sẽ chết. Cho nên không phải „thì‟ của nó thì bệnh nhẹ, đúng vào „thì‟ của nó thì bệnh nặng (3). Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: Khí hợp mà có hình, nhân biến mà đặt tên; cái vận của trời đất, sự hóa của Âm dương, đối với muôn vật, cái gì ít, cái gì nhiều, xin cho biết (1). Kỳ Bá thưa rằng: Loài thảo sinh ra năm sắc, đến sự biến của năm sắc, sức mắt không thể tr ông siết, loài thảo sinh ra năm vị, đến cái ngon của năm vị, người ta không thể dùng siết (2). Sự thị dục của tạng không giống nhau, mà đều có gi ao thông với nhau (3) Trời nuôi con người lấy năm khí, đất nuôi con người bằng năm vị. Năm khí vào mũi, chứa ở Tâm Phế, khiến cho năm sắc sáng sủa, tiếng nói rõ ràng, năm vị vào miệng, chứa ở trường vị. Vị có nơi chứa, để nuôi năm khí. Khí hòa sẽ cùng sinh tân dịch thấm thuần, „thần‟ do đó sẽ sinh ra (4). Hoàng Đế hỏi: Hình tượng của các tạng như thế nào? Kỳ Bá thưa rằng: Tâm là cái gốc của sinh mệnh con người, sự biến hóa của thần do đó là sinh ra. Vẻ tươi đẹp hiện lên mặt, và đầy đủ khắp huyết mạch. Nóù là kinh thái dương ở trong Dương, thông với khí mùa Hạ (1) Phế là cái gốc của khí, phách ký túc ở đó. Nóù phá t hiện ra ngoài lông, và đầy ở trong bì phu. Nóù là Thái Âm ở trong dương, thông với khí mùa Thu (2). Thận là mộc nơi gốc của sự bế tạng, „tinh‟ chứa ở nơi đó. Nóù tốt đẹp lên tóc, đầy đủ ở trong xương, Nóù là Âm ở trong thiếu Âm, thông với khí mùa Đông (3 ).
  7. Can là cái gốc của sự làm lụng khó nhọc, hồn ký túc ở đó. Nóù tươi đẹp ra các móng tay chân, và đầy đủ ở trong gân. Nóù sinh ra huyết khí. Thuộc về vị là chua, thuộc về sắc là sanh. Nóù là Thiếu dương ở trong dương, thông với khi mùa Xuân (4). Tỳ, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng Quang...là cái gốc của kho đụn. Vinh gửi ở nơi đó, gọi nó là một cơ quan như đồ dùng. Nóù hóa được các chất cặn bã, và du chuyển các vị vào hay ra. Nóù tươi đẹp lên môi và xung quanh miệng. Nóù đầy đủ ra ở thịt. Thuộc về là vị ngọt, thuộc về sắc là vàng. Nóù là chi Âm, thông với thổ khí (5). Tổng cộng tất cả mười một tạng, đều thủ quyết ở Đởm. (6) Cho nên: mạch ở nhân nghinh thấy một thịnh, thì bệnh ở Thiếu dương, thấy hai thịnh thì bệnh ở Thái dương; thấy ba thịnh th ì bệnh ở Dương minh; thấy bốn thịnh trở lên thì tức là cách dương (1). Mạch ở thốn khẩu thấy một thịnh, thì bệnh ở Quyết Âm thấy hai thịnh thì bệnh Thiếu Âm; thấy ba thịnh thì bệnh ở Thái Âm. Thấy bốn thịnh trở lên thì tức là Quan Âm (2). Mạch ở nhân nghinh với thốn khẩu đều thấy thịnh, gấp bốn lần trở lên thì gọi là quan cách. Mạch về chứng quan cách, nếu quá không thể hợp được với tinh khí của trời đất, thì sẽ phải chết (3). Thiên mười: NGŨ TẠNG SINH THÀNH Tâm, hợp với mạch, vinh ra ở sắc, nó chủ ở Thận (1). Phế, hợp với bì (da), vinh ra ở lông, nó chủ ở Tâm (2) Can, hợp với Tâm, vinh ra ở trảo (các móng tay chân), nó chủ ở Phế (3). Tỳ hợp với Nhục (thịt), vinh ra ở môi, nó chủ ở Can (4) Thận, hợp với Cốt (xương), vinh ra ở tóc, nó chủ ở Tỳ (5) Cho nên, ăn nhiều vị mặn (hàm) thì mạch đọng xít mà sắc biến (6). Ăn nhiều vị đắng (khổ) thì bì khô mà mao rụng (7). Ăn nhiều vị cay (tân) thì cân cập (rút, khó co duỗi) mà trảo khô (8). Aên nhiều vị chua (toan) thì thịt (nhục) xúc (chùn) lại, mà môi rộp l ên (9). Ăn nhiều vị ngọt (cam) thì xương đau mà tóc rụng. (10) Đó là sự bị thương của năm Tạng do năm vị gây nên (1) (11). Cho nên: Tâm ưa vị khổ, Phế ưa vị tân, Tỳ ưa vị cam. Can ưa vị toan, Thận ưa vị hàm... (12) . Đó là cái „hợp‟ của năm vị đối với năm Tạng, do đó mới nuôi khí của năm Tạng (1) (13).
  8. Phàm sắc hiện ra mặt: xanh bợt như sắc cỏ héo, thì chết, vàng bệch như sắc chỉ xác, thì chết, đen kịt như sắc bồ hóng, thì chết, đỏ sẫm như sắc máu đọng, thì chết, trắng bợt như sắc sương khô, thì chế. Đó là năm sắc hiện ra triệu chứng chết (13). Sắc xanh như màu lông chim trả (bói cá), sắc đỏ như màu mào gà, sắc vàng như màu dưới bụng cua, sắc trắng như màu mỡ đông, sắc đen như màu lông quạ... Đều sống. Đó là 5 sắc hiện ra cái triệu chứng sống (14). Sinh ra ở Tâm, muốn được như lụa bọc „chu‟ (đỏ thẫm) sinh ra ở Phế, muốn được như lụa bọc „hồng‟ (đỏ nhạt, phớt); sinh ra ở Can, muốn được như lụa bọc „cam‟ (đỏ tía), sinh ra ở Tỳ, muốn được như lụa bọc hạt quát lâu (đỏ vàng), sinh ra ở Thận, muốn được như lụa bọc „tử‟ (tía hắt, hơi có màu đen). Đó là chân khí của năm Tạng „vinh‟ ra ngoài sắc mặt (15). Sắc, Vị ứng với năm Tạng: Trắng, ứng với Phế, vị tần, đỏ, ứng với tâm, vị khổ vàng, ứng với Tỳ, vị ngọt; xanh ứng với Can, vị toan, đen, ứng với Thận, vị mặn (16). Cho nên. trắng ứng với bì; đỏ ứng với mạch; xanh ứng với cân (gân); vàng ứng với thịt; đen ứng với xương (17). Bao các mạch, đều dồn lên mắt (1); bao các tủy, đều dồn lại óc (óc là bể của tủy); bao các gân, đều dồn vào khớp (khớp xương), bao các huyết đều dồn vào Tâm; bao các khí đều dồn lên Phế... Đó là sự tuần hoàn sớm tối của „bốn chi, tám khí‟ (18). Người ta, khi nằm thì huyết dồn về Can. Can nhờ huyết nên hay trông; chân nhờ huyết nên hay đi; tay nhờ huyết nên hay nắm; ngón tay nhờ huyết nên hay cầm (19). Nằm, dậy, ra ngoài, bị gió thổi, huyết tụ ở bì phu. Thành chứng Tý (vít lấp tê đau); tụ ở mạch lạc thành chứng sáp (huyết không lưu thông), tụ ở chân thành chứng quyết (giá lạnh). Ba chứng đó, đều do huyết lẩn đi không trở lại được nơi cốt không mà gây nên (20). Ở con người, có đại cốc 12 phận, tiểu khê 354 nơi, là 12 Du... Đó đều là nơi hội tụ của Vệ khí (21). Tà khí „khách‟ ở đó, có thể dùng chÂm thạch cho tiết bỏ đi (22). Bắt đầu chẩn bệnh, phải xét rõ Âm dương kinh khí của 5 Tạng để đoán bệnh (2 3). Muốn biết bệnh bắt đầu từ kinh nào, phải lấy kinh khí của 5 Tạng làm căn bản (24). Phàm: nhức đầu, đau trán là do dưới hư trên thực, lỗi tại Túc Thiếu Âm Cự dương, quá lắm thì vào Thận (25). Chóng mặt choáng váng, mắt mờ, tai điếc; là do dưới thực trê n hư, lỗi tại Túc Thiếu dương quyết Âm, quá lắm thì vào Can (26). Bụng đầy anh ách, suốt tới Chi cách, dưới quyệt, trên mạo (chóng mặt) lỗi tại Túc Thái Âm, Dương minh (27).
  9. Khái thấu hơi nghẽn, trong „hung‟ quyết nghịch, lỗi tại Thủ Dương minh Thái Âm (2 8). Tâm phiền đầu nhức, bệnh ở trong cách, lỗi tại Thủ Cự Dương Thiếu Âm (29). Về mạch: Có đại, tiểu hoạt, sắc, phù, trầm, có thể chia rõ, cái tượng của năm tạng, có thể lấy loại để suy, năm tạng hợp với năm Âm, có thể lấy ý để biết, năm sắc hiện ra nét mặt, có thể lấy mắt để trông. Người ta nếu hay đem hợp cả sắc với mạch thì về phép chữa bệnh có thể vẹn toàn (1) (30). „Xích‟ mạch hiện đến, thấy suyễn và kiên, ấy là có tích khí ở trong, do bị hại về sự ăn, bệnh đó gọi là Tâm tý. Nếu bệnh mắc bởi ngoại dÂm , thì cũng bởi nghĩ khiến cho Tâm hư, nên tà khí mới có thể phạm vào được . „Bạch‟ mạch hiện đến, suyễn mà phù, đó là trên hư dưới thực, sẽ thành chứng kinh, bởi có tích khí ở trong Hung (33). Nếu suyễn mà hư, thì gọi là phế tý hàn nhiệt. Bệnh này gây nên bởi say rượu mà nhập phòng (3) (34). „Thanh‟ mạch hiện đến, trường mà bựt mạnh ở tả hữu, đó là bởi có tích khí ở Tâm hạ và hai bên sườn gọi là Can tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, với chứng sán giống nhau, hoặc lưng đau chân lạnh và đầu nhức (4) (35). „Hoàng‟ mạch hiện đến, đại mà hư, có tích khí ở trong bụng gọi là quyết sán, cùng một chứng trạng với đàn bà giống nhau. Bệnh này gây nên bởi tứ chi có mồ hôi mà gặp gió. (5) (36). „Hắc‟ mạnh hiện đến, trên kiêm mà đại, đó là vì có tích khí ở tiểu phúc vớ i tiền Âm, gọi là chứng thận tý. Chứng này gây nên bởi tắm gội nước lạnh mà đi nằm ngay (6) (37). Phàm xét những mạch Cơ kinh thuộc về ngũ sắc. Mặt vàng, mắt xanh; mặt vàng, mắt đỏ; mặt vàng, mắt trắng; mặt vàng, mắt đen... đều không chết (38). Nếu mặt xanh, mắt đỏ; mặt đỏ, mắt trắng; mặt xanh, mắt đen; mặt đen, mắt trắng; mặt đỏ, mắt xanh...đều chết (1) (39). Thiên mười một: NGŨ TẠNG BIỆT LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe những kẻ phương sĩ (1) hoặc lấy não tủy làm Tàng, hoặc lấy Trường, Vị làm Tàng, hoặc lấy làm Phủ... mà đều lấy làm phải cả, không biết vì sao, xin nói rõ cho nghe... [1] Kỳ Bá thưa rằng:
  10. Não, tủy, cốt, mạch, đởm, nữ tử bào...sáu thứ đó đều do địa khí sinh ra. Nóù đều Tàng ở Âm, mà tương với đất, chỉ có Tàng mà không tàng, gọi n ó là “kỳ hằng chi phủ” [2]. Đến như Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang..., năm cái đó đều do thiên khí sinh ra. Khí của nó tượng với trời, chỉ tả mà không tàng. Nóù hấp thụ cái trọc khí của năm Tàng, nên gọi là “truyền hóa chi phủ”, nó không thể tích trữ được lâu mà phải du tả ngay (2) [3]. 4) Phách môn cũng là một cơ quan sai khiến của năm Tàng, thủy cốc tới nơi đó, không thể chứa lâu (3) [4]. Phàm gọi là năm Tàng, tức là những cơ quan chứa tinh khí mà không tả, nó chỉ mãn mà không thực [5]. Đến như phủ là một cơ quan truyền hóa mà không tàng, cho nên chỉ thực mà không thể mãn [6]. Bởi vì: thủy cốc vào miệng, thời Vị thực mà Trường hư, khi thức ăn đã dẫn xuống, thời Trường thực mà Vị hư. Cho nên nói: “thực mà không mãn, mãn mà không thực” [7]. Hoàng Đế hỏi rằng: Khi khẩu sao lại có thể làm chủ cho cả năm Tàng?. (1) [8]. Kỳ Bá thưa rằng: Vị, coi cũng như cái biển để chứa thủy cốc, nó là nguồn gốc của sáu phủ [9]. Năm vị ăn vào miệng, chứa ở Vị để nuôi khí của năm Tàng. Khí khẩu cũng tức là Thái âm [10]. Phàm khí vị của năm Tàng sáu Phủ, đều sản xuất ra từ Vị, rồi biến hiện lên khí khẩu. Cho nên ở Tàng tượng luận đã nói: “năm khí hút vào mũi, chứa ở Tâm Phế: [11]. Tâm phế có bệnh, mũi cũng vì đó mà thở không thông (2) [12]. Phàm trị bệnh, phải xét ở bộ phận dưới như Trường Vị, là cơ quan thu nạp và bài tiết thủy cốc, lại phải chẩn ở khí khẩu để đoán cái khí của Tàng, Phủ...Rồi mới nhận xét đến ý chí và bệnh tình ra sao [13]. Nếu câu nệ vào quỉ thần, không thể nói là đức tốt, nếu lại ghét cả châm thạch, không thể tiến tới trí xảo (1) [14]. Người mắc bệnh, không muốn để cho dùng đúng phương pháp để điều trị, bệnh tật không khỏi, dù có cố chữa cũng là vô ích [15].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2