intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường type 2

Chia sẻ: Minh Thu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Y học cổ truyền và Y học hiện đại cùng thống nhất trong chẩn đoán xác định đái tháo đường khi đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/L) và HbA1c ≥ 6,5% và đường huyết tình cờ ≥ 200mg/dl (≥ 11mmol/L). Vì sao đường huyết tăng cao hơn mức bình thường? Y học hiện đại phát hiện một số cơ chế gây đường huyết cao trong máu do: có sự bất thường về số lượng và chất lượng của Insulin; tế bào cơ thể không tiếp nhận và sử dụng được glucose. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường type 2

  1. Y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường type 2 Y học cổ truyền và Y học hiện đại cùng thống nhất trong chẩn đoán xác định đái tháo đường khi đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/L) và HbA1c ≥ 6,5% và đường huyết tình cờ ≥ 200mg/dl (≥ 11mmol/L). Vì sao đường huyết tăng cao hơn mức bình thường? Y học hiện đại phát hiện một số cơ chế gây đường huyết cao trong máu do: có sự bất thường về số lượng và chất lượng của Insulin; tế bào cơ thể không tiếp nhận và sử dụng được glucose. Riêng Y học cổ truyền cho rằng sở dĩ có các triệu chứng khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh chóng khi đường huyết tăng cao là: - Sai lầm trong ăn uống (nhiều chất bột – đường, mỡ), ít vận động; - Bất ổn tâm – thần kinh (stress): ảnh hưởng đến chức năng của Tạng – phủ (các cơ quan, các tuyến nội tiết);
  2. - Tiên thiên bất túc (yếu tố di truyền, có sự lập trình trên các nhiễm sắc thể): do thụ hưởng mầm móng bệnh từ cha mẹ, ông bà và bệnh phát sinh khi có yếu tố thuận lợi. Liệu pháp Đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường Dựa trên nguyên tắc: “trị bệnh trước khi có bệnh”, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Y học cổ truyền có phương pháp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc.
  3. Trong liệu pháp không dùng thuốc: tập dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, đi bộ; ăn uống hạn chế chất bột đường, tăng cường rau, củ, trái cây có chỉ số đường thấp, sẽ giúp ổn định đường huyết cho người bệnh nếu được theo dõi, luyện tập thường xuyên. Sử dụng thuốc, y học cổ truyền có một số bài thuốc, vị thuốc hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2 như: o Các vị thuốc đã được nghiên cứu § Nhân sâm (Radix Ginseng): chứa các hoạt chất ginsenosides, polypeptide, polysaccharides. Cơ chế tác dụng: kích thích tiết insulin, bảo vệ tế bào tuyến tuỵ, tăng nhạy cảm insulin và thúc đẩy hấp thu đường của tế bào. § Hoàng liên (Coptis chinensis): hoạt chất là Berberine (một isoquinoline alkaloids), tác dụng có cơ chế như metformin (một thuốc hạ đường của YHHĐ) do tăng sự hấp thu đường của tế bào tại mô cơ bắp, kích thích ly giải đường, ức chế hấp thu đường tại ruột. § Khổ qua (Momordica charantia L): hoạt chất cucurbitane triterpenoids, polypeptide-p, charantin, and vicine. Cơ chế tác dụng: thúc đẩy phục hồi tế bào beta của tuyến tuỵ, tác dụng giống kiểu của insulin § Tỏi (Alliumsativum L): hoạt chất là hỗn hợp chứa Sulfur và dầu tỏi. Tác dụng hạ đường do tăng tiết insulin và tăng độ nhạy cảm insulin với glucose. § Quế (Cortex cinnamomi): hoạt chất là Cinnamaldehyde và naphthalenemethyl ester. Cơ chế hạ đường: tăng tiết insulin, tăng độ nhạy của insulin với tế bào. o Những vị thuốc theo kinh nghiệm dân gian § Lá dứa thơm, Trái Đậu bắp, Lá hoặc trái ổi non, Cây mía tía (không có vị ngọt),… o Các bài thuốc: có rất nhiều bài thuốc được sử dụng có hiệu quả hạ đường huyết từ rất lâu, dùng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc hạ đường huyết tân dược, nhưng nhìn chung chúng có các tác dụng chính như sau: § Bổ khí (tăng quá trình hấp thu oxy để tạo năng lượng của tế bào, tăng cường khả năng hoạt động của cơ quan),
  4. § Bổ âm, sinh tân dịch (tăng chuyển hoá các chất đường – đạm – mỡ và quá trình chuyển hoá nước của tế bào), § Hoạt huyết (thúc đẩy sự lưu thông của máu, chống sự hình thành cục máu đông), § Thanh nhiệt (chống viêm, tăng quá trình thải độc của cơ thể). Lưu ý khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền - Nên sử dụng thuốc với sự hướng dẫn của các thầy thuốc có kinh nghiệm; - Không tự ý ngưng thuốc tân dược đang sử dụng nếu không có ý kiến của thầy thuốc; - Các bài thuốc hoặc vị thuốc của YHCT chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi dùng đúng với tình trạng cụ thể của người bệnh, vì mỗi người có một phản ứng với tình trạng bệnh lý khác nhau như: người gầy, thừa cân, tạng nhiệt (nóng), tạng hàn (mát, lạnh), bệnh lý đi kèm…sẽ có bài thuốc phù hợp. Không nên nghe lời đồn về một chế phẩm hoặc vị thuốc hay mà tự ý sử dụng; - Cần được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc lương y có kinh nghiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2