JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0154<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 134-145<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA<br />
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ HỖ TRỢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC<br />
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng1 , Đặng Thị Thanh Huyền2<br />
1 Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
2 Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục<br />
<br />
Tóm tắt. Bài viết phân tích một số tác động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ<br />
cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập<br />
giáo dục trung học “thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT ở vùng Tây Bắc giai<br />
đoạn 2006 - 2010. Mục đích là để đánh giá tính thích hợp của các mục tiêu đề ra của Dự<br />
án/Chương trình, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và<br />
tính bền vững. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc<br />
chính sách tiếp theo.<br />
Từ khóa: Giáo dục, Chương trình mục tiêu quốc gia, phổ cập, tác động, hiệu quả.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách<br />
hàng đầu, tương lai của dân tộc” (Phạm Văn Đồng, 1999)[4]. Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia<br />
GD&ĐT (CTMTQG GD&ĐT) được thực hiện từ đầu những năm 90 nhằm thúc đẩy các hoạt động<br />
phát triển GD&ĐT cụ thể thông qua bổ sung ngân sách một cách thích đáng cho ngành GD&ĐT,<br />
góp phần phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội theo những mục tiêu ưu tiên đặc biệt ở các<br />
vùng khó khăn. Một trong các mục tiêu quan trọng của Chương trình là Hỗ trợ thực hiện phổ cập<br />
giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung<br />
học ở các tỉnh vùng khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc.<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về đầu tư công phát triển giáo dục, phân tích chi phí - lợi ích và vai<br />
trò của giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT. Viện<br />
Kế hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) đã tiến hành triển khai một dự án nghiên cứu vào năm 1968<br />
để kiểm chứng các cách sử dụng phân tích chi phí ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.<br />
Những bài học chính được rút ra từ dự án này được Hallak tổng hợp, cùng với phần miêu tả tóm tắt<br />
các khảo sát điểm và một số gợi ý về việc “thực hiện phân tích chi phí” (Hallak, 1969) [6]. Ở Việt<br />
Nam có thể kể đến các nghiên cứu cấp quốc gia như: Việt Nam nghiên cứu Tài chính cho giáo dục<br />
(Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 1996) [10]; Việt Nam quản lí tốt hơn nguồn lực nhà<br />
nước, Đánh giá chi tiêu công năm 2000 (Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 2000) [9];<br />
(Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Việt nam, 2005); Phân bổ ngân sách cho giáo dục và khả năng sử<br />
dụng chỉ số phát triển con người. (Phạm Quang Sáng và Phạm Thành Nghị, 2007) [14]; Phân tích<br />
Ngày nhận bài: 20/8/2012. Ngày nhận đăng: 25/10/2012.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hằng, e-mail: thuhang.sdh@hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
134<br />
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...<br />
<br />
<br />
tính công bằng và hiệu quả của chi ngân sách theo tỉnh (Nguyễn Thị Minh - Nguyễn Quang Dong,<br />
2009) [12]. Sổ tay giám sát đánh giá CTMTQG GD&ĐT (Bộ GD& ĐT, 2011)[2]<br />
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tác động, hiệu quả của Chương trình mục tiêu<br />
quốc gia vùng Tây Bắc, làm sáng tỏ ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Chương trình về cơ hội tiếp cận<br />
giáo dục có chất lượng cho trẻ em, người dân các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao chất<br />
lượng cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh thực hiện CNH, HĐH đất nước.<br />
Từ đó có căn cứ để rút kinh nghiệm khi xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách đầu<br />
tư cho giáo dục tiếp theo cho phát triển giáo dục vùng Tây Bắc. Bài viết này tập trung phân tích tác<br />
động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ<br />
cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học“ – Dự án thuốc CTMTQG GD&ĐT.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Giới thiệu chung về chương trình Mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo<br />
giai đoạn 2006 - 2010<br />
Tây Bắc là nơi cư trú của gần 40 dân tộc anh em với dân số 10,53 triệu người, trong đó dân<br />
tộc Thái chiếm 20%, Mông 15%, Mường 11%, Tày 7%, Dao 6%... Với 86 huyện thị, thành phố,<br />
1.469 xã và 122 phường, thị trấn, trong đó có 875 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn chiếm gần 40%<br />
số xã đặc biệt khó khăn của cả nước. Vì vậy đây là địa bàn được ưu tiên đầu tư của Chương trình<br />
Mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo (sau đây gọi tắt là Chương trình) trong cả 3 giai đoạn: 2001<br />
- 2005; 2006 - 2010 và 2012 - 2015.<br />
CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2006 - 2010 gồm 7 dự án, trong đó có 6 dự án thuộc Bộ<br />
GD&ĐT quản lí (từ dự án 1 đến dự án 6).<br />
Dự án 1. Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo<br />
dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học.<br />
Dự án 2. Đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy.<br />
Dự án 3. Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường.<br />
Dự án 4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục.<br />
Dự án 5. Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn.<br />
Dự án 6. Tăng cường cơ sở vật chất các trường học.<br />
Dự án 7. Tăng cường năng lực dạy nghề.<br />
Mục tiêu của dự án 1 “Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả<br />
phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học” là Hỗ trợ 32 tỉnh khó khăn trong<br />
việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành đạt<br />
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở ở 64 tỉnh, thành phố vào<br />
năm 2010. Các chỉ tiêu chính là: 1) Hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;<br />
2) Hoàn thành đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở và 3) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.<br />
<br />
2.2. Một số khái niệm và tiếp cận nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đánh giá tác động, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào<br />
tạo (sau đây gọi tắt là Chương trình) được dựa trên tiếp cận đánh giá xã hội: đánh giá phát hiện ra<br />
những tác động xã hội của sự thay đổi cũng như kiểm tra mối quan hệ của nó với hoạch định chính<br />
sách (Barrow, 2000) [1] và (John Owen with Patrica Rogers, 1999) [8]. Trong đó chú trọng những<br />
kết quả về mặt tác động là những thay đổi dài hạn trong cuộc sống của người dân, cộng đồng địa<br />
phương, xã hội bởi sự can thiệp của Chương trình/dự án và hiệu quả: Thay đổi của đối tượng hưởng<br />
lợi trong ngắn hạn và trung hạn bởi sự can thiệp của Chương trình/dự án so với các yếu tố đầu vào.<br />
<br />
<br />
135<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu cũng sử dụng khung lí luận về giám sát đánh giá dựa trên kết quả (Jody Zall Kusek &<br />
Ray C Rist, 2004) [7].<br />
Các lĩnh vực và câu hỏi lớn cần trả lời khi thực hiện nghiên cứu đánh giá này là:<br />
Sự phù hợp của CTMTQGGD&ĐT: Các Dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT có phù hợp với<br />
bối cảnh địa phương? Phương pháp tiếp cận hỗ trợ các đối tượng khó khăn giai đoạn trước có còn<br />
phù hợp với bối cảnh hiện nay?<br />
Hiệu quả của CTMTQG GD&ĐT: Thay đổi của đối tượng hưởng lợi (Học sinh, giáo viên,<br />
CBQLGD, người dân cộng đồng) trong ngắn hạn và trung hạn bởi sự can thiệp của Chương trình.<br />
Hiệu quả cung cấp dịch vụ của Chương trình: Nghiên cứu quan tâm đến các đối tượng hưởng<br />
lợi đánh giá sự hỗ trợ của Chương trình đối với bản thân họ/cộng đồng; những thay đổi trong hành<br />
vi của người học, người dạy, người quản lí giáo dục; Hiệu suất sử dụng đầu ra của Chương trình<br />
về mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục hoặc quản lí giáo dục, đảm bảo<br />
công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân và tìm ra những vấn<br />
đề cần phải cải tiến hơn nữa trong hỗ trợ phát triển giáo dục ở địa phương.<br />
Hiệu quả quản lí, điều hành: Nghiên cứu quan tâm đến việc có sự chồng chéo/ trùng lắp<br />
giữa các dự án thành phần của CTMTQG GD&ĐT và giữa CTMTQG GD&ĐT với các CTMTQG<br />
khác; Năng lực quản lí thực hiện CT có đáp ứng được yêu cầu và cơ chế và sự tham gia của các<br />
cấp trong quản lí, điều hành Chương trình.<br />
Tác động của CTMTQG GD&ĐT: là mức độ bao phủ đối tượng hưởng lợi theo thiết kế<br />
Chương trình, những ảnh hưởng của Chương trình đối với nhu cầu nhân lực có chất lượng cho phát<br />
triển KT - XH của địa phương, góp phần cải thiện đời sống/ tăng thêm việc làm/ thu nhập cho<br />
người dân, góp phần duy trì và phát triển văn hóa các dân tộc địa phương (OECD, 2010) [13].<br />
Dưới đây là khung đánh giá tác động, hiệu quả của Chương trình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Khung đánh giá tác động, hiệu quả của dự án<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát ở 7 tỉnh vùng Tây Bắc là: Hà Giang, Lào Cai, Yên<br />
Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình trong năm 2014 và đầu năm 2015.<br />
<br />
136<br />
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...<br />
<br />
<br />
2.3. Một số tác động, hiệu quả của Dự án<br />
2.3.1. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân/trẻ em Tây Bắc, đảm bảo công bằng<br />
xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân<br />
a) Thay đổi về số lượng/tỉ lệ người lớn biết chữ (15 - 60t)/ (15 - 35t)<br />
Tỉ lệ người lớn biết chữ tăng ở một số tỉnh Tây Bắc. Hòa Bình có tỉ lệ người lớn biết chữ<br />
cao nhất và cao hơn toàn quốc. Năm 2006, tỉ lệ này ở Hòa Bình là 94,2%, năm 2010 là 95,9% và<br />
năm 2013 là 97,5%. Mặc dù Lai Châu có tỉ lệ người lớn biết chữ thấp nhất trung các tỉnh Tây bắc<br />
song tốc độ tăng nhanh nhất: từ 60,1% năm 2006 lên 63,6% năm 2010 và 64.3% năm 2013.<br />
Tuy nhiên ở một số tỉnh tỉ lệ người lớn 15 - 60 tuổi biết chữ có xu hướng giảm: Điện Biên<br />
năm 2006 là 73,3%, đến năm 2010 còn 63,1% và 71,4 năm 2013; Lào Cai từ 81,8% giảm còn<br />
75,5% năm 2010 và 80,7 năm 2013; Yên Bái giảm từ 85,7% xuống 84,8% năm 2010 song đến<br />
2013 tăng trở lại, đạt 88,1%; Sơn La năm 2006 là 80,4%, đến năm 2010 còn 77% năm 2010 và<br />
75,5% năm 2013. Năm 2006 tỉ lệ này ở Hà Giang là 71,7%, năm 2010 là 74,6% và 2013 là 72,4%<br />
(Bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1. Tỉ lệ người lớn biết chữ các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2013<br />
2006 2010 2013<br />
Toàn quốc 93,6 73,7 94,8<br />
Hòa Bình 94,2 95,9 97,5<br />
Sơn La 80,4 77,0 75,5<br />
Lai Châu 60,1 63,6 64,3<br />
Điện Biên 73,1 63,4 71,4<br />
Lào Cai 81,8 75,5 80,7<br />
Yên Bái 85,7 84,8 88,1<br />
Hà Giang 71,7 74,6 72,4<br />
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội (các năm<br />
2005, 2010, 2013); Đơn vị: %.<br />
<br />
b) Phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi<br />
Trẻ đi học mẫu giáo tăng nhanh ở tất cả các tỉnh Tây Bắc.<br />
Khảo sát tại các tỉnh Tây bắc cho thấy: Trẻ mẫu giáo tăng nhanh ở tất cả 7 tỉnh Tây Bắc<br />
trong giai đoạn 2005 - 2013. Tăng nhanh nhất là Lai Châu (277%); tiếp đến là Điện Biên (240%);<br />
Lào Cai (169%). Các tỉnh còn lại dao động từ 150% - 160%.<br />
Trẻ em người DTTD học mẫu giáo tăng nhanh ở tất cả các tỉnh. Cao nhất là Lai Châu<br />
(295%), Điện Biên (250%). Tỉnh Hòa Bình có tốc độ tăng chậm nhất là 110%.<br />
Trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo ở các tỉnh Tây Bắc tăng trong giai đoạn 2010 trở lại đây. Trẻ 5<br />
tuổi đi học 2 buổi/ngày tăng nhaanh nhất ở Hà Giang (162%) và Yên Bái (131%) giai đoạn 2010 -<br />
2013. Tất cả các tỉnh đều đạt 100% trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày.<br />
c) Phổ cập giáo dục tiểu học<br />
Các tỉnh trong vùng đều được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.<br />
100% xã trong 6 tỉnh Tây Bắc đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 1, chỉ còn tỉnh Yên Bái còn 2 xã chưa<br />
đạt, chiếm 1% số xã trong toàn tỉnh. Tuy nhiên số xã, huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 2 chưa<br />
cao, năm 2014 các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái có 100% huyện đạt chuẩn PCGD<br />
tiểu học mức 1, Điện Biên là tỉnh có tỉ lệ huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 2 cao nhất là 70%<br />
<br />
137<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền<br />
<br />
<br />
huyện, 82% xã. Các tỉnh khác rất thấp: Lai Châu: 13%; Yên Bái 11%; các tỉnh còn lại không có<br />
huyện nào đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 2.<br />
<br />
Bảng 2. Xã/huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học ở các tỉnh Tây Bắc năm 2014<br />
Đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 1 Đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 2<br />
TT Tỉnh<br />
Số xã Tỉ lệ Số huyện Tỉ lệ Số xã Tỉ lệ Số huyện Tỉ lệ<br />
1 Hòa Bình 209 100% 11 100% 27 13% 0 0%<br />
2 Sơn la 204 100% 11 92% 50 25% 0 0%<br />
3 Lai Châu 108 100% 7 88% 49 45% 1 13%<br />
4 Điện Biên 130 100% 10 100% 107 82% 7 70%<br />
5 Lào Cai 164 100% 9 100% 128 78% 0 0%<br />
6 Yên Bái 178 99% 9 100% 88 49% 1 11%<br />
7 Hà Giang 195 100% 10 91% 10 5% 0 0%<br />
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái,<br />
Hà Giang từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2014 - 2015<br />
<br />
Xu hướng tăng số học sinh tiểu học:<br />
So với năm 2005 - 2006, học sinh tiểu học không tăng ở cá tỉnh Tây Bắc (Trừ Lai Châu tăng<br />
124%). Tuy nhiên học sinh tiểu học có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 trở lại đây. Lai Châu là<br />
tỉnh có số học sinh tiểu học tăng nhanh nhất, từ 38.300 học sinh năm học 2005 - 2006 lên 44.382<br />
học sinh năm học 2010 - 2011 và 49.865 học sinh năm học 2014 - 2015. Tỉnh Yên Bái năm 2005<br />
- 2006 có 70964 học sinh tiểu học, năm 2010 - 2011 có 67,717 học sinh và năm học 2014 - 2015<br />
là 72,460 học sinh. Xu hướng học sinh tiểu học DTTS cũng tương tự như xu hướng chung.<br />
Tỉ lệ HS đi học đúng tuổi (Tỉ lệ nhập học tinh) Tiểu học các tỉnh Tây Bắc<br />
Tỉ lệ HS đi học đúng tuổi (Tỉ lệ nhập học tinh) Tiểu học các tỉnh Tây Bắc tăng nhanh. Chỉ<br />
số này cao nhất ở tỉnh Lào Cai: năm học 2007 - 2008 là 97,4%, đến năm học 2014 - 2015 đạt<br />
95,8%; tiếp đến là lai Châu với các chỉ số tương ứng là 95,6% tăng lên 98,3%.<br />
Mặc dù Yên bái có xuất phát điểm thấp với Tỉ lệ HS đi học đúng tuổi bậc tiểu học chỉ đạt<br />
89,5% năm học 2007 - 2008 song đến năm học 2014 - 2015 đạt 95,8%. Tương tự như Yên Bái, chỉ<br />
số này ở Hà Giang tăng từ 91,7% năm học 2007 - 2008 lên 95,6% năm học 2011 - 2012.<br />
<br />
Bảng 3. Tỉ lệ HS Tiểu học đi học đúng tuổi các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2007 - 2014<br />
2007 - 2008 - 2009 - 2010 - 2011 - 2012 - 2013 - 2014 -<br />
Tỉnh<br />
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015<br />
Hòa Bình 98,3% 98,8% 98,9% 99,0%<br />
Sơn La 98,0% 98,3% 96,2% 96,6% 98,0% 99,0%<br />
Lai Châu 95,6% 96,8% 96,7% 96,8% 97,4% 98,1% 98,2% 98,3%<br />
Điện Biên 94,5% 98,9% 99,0% 99,3% 99,6% 99,3% 99,4% 99,5%<br />
Lào Cai 97,4% 97,4% 97,5% 98,4% 98,4% 99,8% 99,8% 99,8%<br />
Yên Bái 89,5% 89,6% 90,8% 94,5% 96,7% 99,4% 96,5% 95,8%<br />
Hà Giang 91,7% 90,9% 91,0% 92,8% 95,6%<br />
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên<br />
Bái, Hà Giang từ năm học 2005-2006 đến năm học 2014-2015<br />
<br />
<br />
138<br />
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...<br />
<br />
<br />
d) Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở<br />
Các tỉnh Tây Bắc đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 theo chỉ<br />
tiêu kế hoạch đề ra. Có 5 tỉnh là Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái có 100% huyện<br />
đạt chuẩn PCGD THCS mức 1.<br />
<br />
Bảng 4. Xã/huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức 1 ở các tỉnh Tây Bắc năm 2014<br />
Xã đạt chuẩn PCGD Huyện đạt chuẩn PCGD<br />
TT Tỉnh tiểu học mức 1 tiểu học mức 2<br />
Số xã Tỉ lệ Số huyện Tỉ lệ<br />
1 Hòa Bình 209 100% 11 100%<br />
2 Sơn la 204 100% 11 92%<br />
3 Lai Châu 108 100% 8 100%<br />
4 Điện Biên 130 100% 10 100%<br />
5 Lào cai 164 100% 9 100%<br />
6 Yên bái 178 99% 9 100%<br />
7 Hà Giang 195 100% 11 100%<br />
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,<br />
Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang từ năm học 2005-2006 đến năm học 2014-2015<br />
<br />
<br />
Xu hướng thay đổi số học sinh THCS các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014:<br />
Giai đoạn 2005-2010 số học sinh THCS các tỉnh Tây Bắc có xu hướng giảm song từ năm<br />
2010 trở lại đây có xu hướng tăng nhanh.<br />
Giai đoạn 2011-2014, số học sinh THCS của 4 tỉnh khu vực Tây Bắc có xu hướng tăng ở<br />
tất cả các tỉnh trong khu vực tây Bắc. Tỉnh Lai Châu có tốc độ tăng học sinh THCS nhanh nhất, từ<br />
25,848 HS năm học 2010-2011 lên 30,563 HS năm học 2013-2014 (tăng 118%). Tiếp đến là Sơn<br />
La từ 68,197 học sinh lên 78,003 học sinh (114%). Yên Bái từ 50,425 lên 54,730 học sinh (109%).<br />
Các tỉnh Hòa Bình và Điện Biên, Lào Cai có số học sinh THCS khá ổn định trong suốt 4 năm học<br />
qua.<br />
Khảo sát ý kiến CBQLGD qua thực địa cho thấy nhìn chung, toàn vùng đã cơ bản đạt được<br />
các chỉ tiêu chính về phát triển giáo dục THCS, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Tuy<br />
nhiên, ở các địa phương có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn<br />
kết quả phổ cập giáo dục THCS chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ mất chuẩn.<br />
e) Tăng quy mô học sinh THPT<br />
Do tốc độ tăng dân số giảm, xu hướng học sinh THPT khá ổn định trong những năm gần đây.<br />
Tỉnh Lai Châu có tốc độ tăng nhanh nhất (150,8%) (do tách tỉnh); tiếp đến là Lào Cai (113,2%);<br />
Điện Biên: 106%. Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái có xu hướng giảm học sinh THPT.<br />
Tỉ lệ huy động học sinh THPT đi học đúng tuổi các tỉnh Tây Bắc chưa cao và có xu thế tăng<br />
chậm trong giai đoạn 2011-2014. Năm học 2014-2015, tỉ lệ này cao nhất ở Hòa Bình (68,8%) và<br />
thấp nhất ở Lai Châu (40,7%). Tỉ lệ học sinh DTTS đi học THPT đúng tuổi có sự khác biệt lớn<br />
giữa các tỉnh: Năm 2014-2015, Tỉ lệ này cao nhất ở Hòa Bình (76%); thấp nhất ở Yên Bái (25,7%);<br />
Lào Cai (35%) Lai Châu (36,3%).<br />
Tỉ lệ học sinh chuyển cấp từ THCS lên THPT:<br />
Tỉ lệ học sinh chuyển từ THCS lên THPT khá cao và có xu hướng tăng trong giai đoạn<br />
2011-2014. Năm học 2014-2015, tỉ lệ này cao nhất ở Hòa Bình (83% và thấp nhất ở Lai Châu<br />
(55,5%); Lào Cai (62%); Yên Bái (65%). Điều này cho thấy còn một tỉ lệ lớn học sinh hoàn thành<br />
<br />
139<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền<br />
<br />
<br />
THCS không tiếp tục học THPT, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nguồn nhân lực địa phương,<br />
nguy cơ tệ nạn xã hội trong giới trẻ...<br />
<br />
Bảng 5. Tỉ lệ học sinh chuyển cấp từ THCS lên THPT<br />
các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2011-2014<br />
TT Tỉnh 2011 2012 2013 2014<br />
1 Hòa Bình 78,5% 79,4% 82,0% 83,0%<br />
2 Sơn La 74,0% 74,0% 75,0% 75,0%<br />
3 Lai Châu 53,9% 54,6% 54,9% 55,5%<br />
4 Điện Biên 74,8% 75,0% 75,4% 76,4%<br />
5 Lào Cai 58,0% 58,0% 60,0% 62,0%<br />
6 Yên Bái 60,6% 61,0% 63,0% 65,0%<br />
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển giáo dục của các Sở GD&ĐT các tỉnh Tây Bắc từ năm<br />
2010-2011 đế năm 2014-2015<br />
<br />
Ý kiến khảo sát thực địa về kết quả tiếp cận giáo dục của địa phương<br />
Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, CMHS, Cộng đồng về kết quả tiếp cận giáo dục và chất<br />
lượng giáo dục của địa phương ở tất cả các chỉ tiêu đều cho điểm trung bình trong khoảng 3,4-3,8<br />
trong tổ số 5 điểm và ý kiến của giáo viên, CBQLGD và cộng đồng khá tương đồng. Điểm trung<br />
bình thấp nhất thuộc nhóm phổ cập giáo dục cho người lớn như tỉ lệ người học theo độ tuổi tại các<br />
TT học tập cộng đồng; người biết chữ trong độ tuổi 15-60 và ngôn ngữ trẻ DTTS. Đây cũng chính<br />
là nhóm vấn đề cần lưu ý đến tính bền vững của chương trình trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ,<br />
trực tiếp liên quan đến lực lượng lao động hiện nay.<br />
2.3.2. Đóng góp của Dự án trong xóa đói giảm nghèo và các mục đích dài hạn về phát triển<br />
kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Bắc<br />
a) Chất lượng nguồn nhân lực Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực<br />
<br />
Bảng 6.Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất<br />
A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 Khác<br />
Cả nước<br />
2006 8,1 14,5 24 28,7 12,6 3,3 4,3 4,4 0,1<br />
2008 7,5 13,5 23,1 27,9 14,1 3,2 1,8 0,3 3,3 5,1 0,1<br />
2010 6 14,3 22,7 27,1 14 3,5 2,1 0,3 3,5 1,6 4,8 0,2<br />
Tây Bắc<br />
2006 20,7 14,1 25 23,2 7,2 2,2 4,8 2,8<br />
2008 21,6 12,6 21,5 23,2 9,1 2,8 1,6 0,2 4,3 3 0,1<br />
2010 19,1 15,3 21,5 23,9 8,6 2,5 1,5 0,3 3,9 1,2 2,1 0,1<br />
Ghí chú: A1: Chưa bao giờ đến trường; A2: Không có bằng cấp; A3: Tốt nghiệp tiểu học; A4: Tốt nghiệp<br />
THCS; A5: Tốt nghiệp THPT; A6: Sơ cấp nghề; A7: Trung cấp nghề; A8: Cao đẳng nghề; A9: Công<br />
nhân kĩ thuật; A10: Trung học chuyên nghiệp; A11: Cao đẳng, đại học; A12: Trên đại học.<br />
Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống dân cư 2011, 2012, 2013<br />
<br />
<br />
<br />
140<br />
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...<br />
<br />
<br />
Trong những năm gần đây, các tỉnh Tây Bắc đã tập trung triển khai thực hiện các chủ trương,<br />
chính sách của Đảng, Nhà nước và cơ chế, chính sách trong phát triển giáo dục. CTMTQGGD&ĐT<br />
đã góp phần phát triển giáo dục Tây Bắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của<br />
Bộ Chính trị (khóa IX) về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an<br />
ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề,<br />
phát triển nguồn nhân lực có bước phát triển.<br />
Nếu so sánh với khi bắt đầu thực hiện dự án (năm 2006) thì vùng Tây Bắc đã có tiến bộ<br />
rõ rệt về chất lượng nguồn nhân lực. Tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường giảm từ<br />
20,7% năm 2006 xuống còn 19,1% năm 2010. Tỉ lệ người dân 15 tuổi tốt nghiệp tiểu học giảm từ<br />
25% xuống 21,5%; THPT tăng từ 7,2% lên 8,6%. Tuy nhiên so với cả nước thì tỉ lệ dân số 15 tuổi<br />
trở lên có trình độ học vấn từ THCS trở lên thấp hơn so với cả nước, trong khi dân số 15 tuổi trở<br />
lên có học vấn thấp: chưa bao giờ đến trường cao gấp ba lần so với cả nước (Tổng cục Thống kê,<br />
2006-2013)<br />
b) Dự án góp phần làm cho giáo dục góp phần cải thiện đời sống/ tăng thêm việc làm/ thu<br />
nhập cho người dân<br />
Giai đoạn 2006-2012, thu nhập bình quân của người dân các tỉnh Tây Bắc tăng nhanh. Năm<br />
2006 là 4,470 triệu đ/người; năm 2012 là 11,980 triệu đ/người, tăng 268,1%. Tỉnh Hòa Bình có<br />
mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2006-2012 là 293,1%, thấp nhất là Hà Giang: 258,5% và Sơn<br />
la: 258,8%. Tuy nhiên so với cả nước, thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh Tây Bắc chưa<br />
bằng 50% cả trước và sau khi thực hiện dự án và khoảng cách về thu nhập giữa cả nước và vùng<br />
Tây Bắc có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2012.<br />
<br />
Bảng 7. Thu nhập bình quân đầu người của cả nước<br />
và các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2006-2012<br />
So sánh<br />
2006 2008 2010 2012<br />
2012/2006<br />
Cả nước 636,5 995,2 1.387,10 1.999,80 314,2%<br />
Tây Bắc 372,5 549,6 740,9 998,8 268,1%<br />
Hà Giang 329 474,6 609,6 850,3 258,4%<br />
Lào Cai 400 611 819,1 1.085,10 271,3%<br />
Yên Bái 424 636,3 844,2 1.114,30 262,8%<br />
Điện Biên 305 485,1 610,9 819,4 268,7%<br />
Lai Châu 273 414,2 566,8 758 277,7%<br />
Sơn La 394 571,6 801,7 1.019,50 258,8%<br />
Hòa Bình 416 612 829,3 1.219,20 293,1%<br />
Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống dân cư 2011, 2012, 2013<br />
<br />
<br />
Tỉ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm ở tất cả các tỉnh Tây Bắc song vẫn cao hơn toàn quốc.<br />
Tỉ lệ này của toàn quốc năm 2006 là 15,5%, đến năm 2012 giảm còn 11,1%; các tỉnh Tây<br />
Bắc năm 2006 là 22,2% và đến năm 2012 còn 19,4%. Duy nhất là tỉnh Yên Bái có tỉ lệ hộ nghèo<br />
tăng 108% trong cả giai đoạn, còn tại các tỉnh khác đều giảm (Tổng cục Thống kê, 2013, Bảng 3).<br />
<br />
<br />
141<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền<br />
<br />
<br />
Bảng 8.Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010<br />
So sánh<br />
2006 2008 2010 2012<br />
2012/2006<br />
Cả nước 15,5 13,4 10,7 11,1 71,6%<br />
Tây Bắc 22,2 20,1 17,7 19,4 87,4%<br />
Hà Giang 41,5 37,6 50,0 38,5 92,8%<br />
Lào Cai 35,6 33,2 40,1 32,9 92,4%<br />
Yên Bái 22,1 20,4 26,5 24,0 108,6%<br />
Điện Biên 42,9 39,3 50,8 42,3 98,6%<br />
Lai Châu 58,2 53,7 50,1 43,5 74,7%<br />
Sơn La 39,0 36,3 37,9 32,0 82,1%<br />
Hòa Bình 32,5 28,6 30,8 24,5 75,4%<br />
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Khảo sát mức sống dân cư 2011, 2012, 2013<br />
Tỉ lệ hộ nghèo năm, 2006, 2008 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 được cập<br />
nhật theo chỉ số giá tiêu dùng như sau:<br />
- Năm 2004 là 170 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 220 nghìn đồng 1 người<br />
1 tháng đối với khu vực thành thị.<br />
- Năm 2006 là 200 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng 1 người<br />
1 tháng đối với khu vực thành thị.<br />
- Năm 2008 là 290 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 370 nghìn đồng 1 người<br />
1 tháng đối với khu vực thành thị.<br />
Tỉ lệ hộ nghèo năm 2010, 2012 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 được cập<br />
nhật theo chỉ số giá tiêu dùng như sau:<br />
- Năm 2010 là 400 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng 1 người<br />
1 tháng đối với khu vực thành thị.<br />
- Năm 2012 là 530 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 660 nghìn đồng 1 người<br />
1 tháng đối với khu vực thành thị.<br />
<br />
<br />
Bảng 9. Tỉ lệ xã có mức sống khá lên so với 5 năm trước đây<br />
chia theo nguyên nhân (2012 so với 2006-2007)<br />
TT Nguyên nhân Cả nước Tây Bắc<br />
1 Thay đổi về thu nhập nông nghiệp 84,8 96,6<br />
2 Thay đổi về TN từ hoạt động KD của HGĐ 67,1 38,7<br />
3 Thay đổi về việc làm lúc nông nhàn 38,3 20,2<br />
4 Thay đổi về cơ sở hạ tầng của xã 57,8 64,7<br />
5 Thay đổi về dịch vụ y tế 1 5<br />
6 Thay đổi về giáo dục 5 23,5<br />
7 Thay đổi về các dịch vụ xã hội khác 14,1 10,1<br />
8 Thay đổi về cơ hội được đào tạo 3,8 2,5<br />
9 Thời tiết 2,9 10,9<br />
10 Tác động của giá cả/ 11 16<br />
11 Nguyên nhân khác 1,4 0,8<br />
Đơn vị: %<br />
142<br />
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...<br />
<br />
<br />
Khảo sát mức sống dân cư 2013 cho thấy đa số các hộ gia đình Tây Bắc đều đánh giá cuộc<br />
sống của gia đình năm 2010 so với năm 2006 được cải thiện hơn; tỉ lệ cải thiện nhiều là 31,8%;<br />
cải thiện hơn một ít là 56,4%. Có 99,2% cán bộ chủ chốt xã vùng Tây Bắc tự đánh giá về mức<br />
sống của nhân dân trong xã chia theo vùng, chương trình 135 và nhóm dân tộc (2012 so với 2006)<br />
khá lên.<br />
Về nguyên nhân xã có mức sống khá lên so với 5 năm trước đây ở vùng Tây Bắc, có 23,5%<br />
xã khá lên do thay đổi dịch vụ giáo dục trong khi cả nước chỉ có 5% (Bảng 4).<br />
Kết quả khảo sát của đề tài về đánh giá sự thay đổi tích cực về giáo dục và kinh tế trong 5<br />
năm vừa qua:<br />
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Nhiều người dân có thu nhập cao hơn; Thu nhập và tăng<br />
trưởng kinh tế địa phương cao hơn; Nhiều hộ GĐ áp dụng nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất<br />
nhờ học vấn; Nhiều người dân có việc làm hơn nhờ trình độ học vấn<br />
<br />
Bảng 10. Ý kiến của CBQL, GV và CMHS đánh giá sự thay đổi tích cực<br />
về giáo dục và văn hóa, xã hội trong 5 năm vừa qua<br />
TT Điểm trung bình<br />
Nội dung 5 là cao nhất, 1 là thấp nhất<br />
CBQL Giáo viên CMHS<br />
Người dân trong cộng đồng biết chữ nhiều<br />
1 4,4 4,4 4,4<br />
hơn trước đây<br />
2 Người dân sử dụng internet ngày càng nhiều 4,1 4,2 4,2<br />
Nét đẹp về văn hóa dân tộc được giữ gìn và<br />
3 4,1 4,1 4,1<br />
phát huy nhờ học vấn nâng cao<br />
4 Nhiều người dân có thu nhập cao hơn 4,0 4,1 4,0<br />
Thu nhập và tăng trưởng kinh tế địa phương<br />
5 4,0 4,0 4,0<br />
cao hơn<br />
Người dân tự tin, hòa nhập, chủ động trong<br />
6 4,0 3,9 4,0<br />
giao tiếp hơn nhờ học vấn nâng cao<br />
Người dân đoàn kết, chia sẻ, gắn bó trong<br />
7 4,0 4,0 4,0<br />
cộng đồng hơn nhờ học vấn<br />
Hủ tục, phong tục lạc hậu giảm dần nhờ trình<br />
8 4,0 4,0 4,0<br />
độ học vấn<br />
Người dân có các biện pháp phòng, chữa bệnh<br />
9 4,0 4,1 4,0<br />
tốt hơn nhờ học vấn nâng cao<br />
Nhiều phụ nữ nâng cao được sức khỏe sinh<br />
10 sản của bà mẹ và thai nhi nhờ học vấn nâng 4,0 4,1 4,1<br />
cao<br />
Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh ít con hơn nhờ có<br />
11 4,0 4,1 4,2<br />
học vấn<br />
Người dân hiểu biết hơn về giữ vê sinh môi<br />
12 3,9 3,9 3,9<br />
trường nhờ học vấn nâng cao<br />
Môi trường tự nhiên được bảo vệ và phát triển<br />
13 3,8 4,1 4,2<br />
bền vững nhờ học vấn nâng cao<br />
14 Môi trường địa phương vệ sinh, sạch sẽ 3,8 4,0 4,1<br />
CBQL: 197; GV: 793; CMHS: 293 người trả lời<br />
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài<br />
<br />
143<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền<br />
<br />
<br />
2.3.3. Dự án đóng góp vào duy trì và phát triển văn hóa các dân tộc địa phương<br />
Phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ đã góp phần tích cực đên nâng cao nhận thức người<br />
dân về duy trì và phát triển văn hóa các dân tộc địa phương.<br />
Kết quả khảo sát của đề tài về đánh giá sự thay đổi tích cực về giáo dục và kinh tế - xã hội<br />
trong 5 năm vừa qua cho thấy hầu hết người dân đành giá tốt về xu hướng duy trì và phát triển văn<br />
hóa địa phương.<br />
Người dân trong cộng đồng biết chữ nhiều hơn trước đây; Người dân sử dụng internet ngày<br />
càng nhiều. Nét đẹp về văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy nhờ học vấn nâng cao. Nhiều<br />
người dân có thu nhập cao hơn. Người dân tự tin, hòa nhập, chủ động trong giao tiếp hơn nhờ<br />
học vấn nâng cao. Người dân đoàn kết, chia sẻ, gắn bó trong cộng đồng hơn nhờ học vấn. Hủ tục,<br />
phong tục lạc hậu giảm dần nhờ trình độ học vấn. Người dân có các biện pháp phòng, chữa bệnh<br />
tốt hơn nhờ học vấn nâng cao. Người dân hiểu biết hơn về giữ vê sinh môi trường nhờ học vấn<br />
nâng cao. Nhiều phụ nữ nâng cao được sức khỏe sinh sản của bà mẹ và thai nhi nhờ học vấn nâng<br />
cao. Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh ít con hơn nhờ có học vấn. Môi trường tự nhiên vệ sinh, sạch sẽ,<br />
được bảo vệ và phát triển bền vững nhờ học vấn nâng cao.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Dự án “Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục<br />
tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học» đã đạt được các mục tiêu về phổ cập giáo dục tiểu<br />
học, THCS. Dự án đã đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH các tỉnh Tây Bắc. Chất lượng nguồn<br />
nhân lực Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời góp phần cải thiện đời sống/ tăng thêm<br />
việc làm/ thu nhập cho người dân, duy trì và phát triển văn hóa các dân tộc địa phương vùng Tây<br />
Bắc. Tuy nhiên khoảng cách về phát triển giáo dục, về mức sống của người dân về kinh tế, văn<br />
hóa, xã hội vẫn có xu hướng tăng dần trong thời gian gần đây. Việc tiếp tục thực hiện Chương trình<br />
mục tiêu quốc gia GD&ĐT trong sự phối hợp với các chương trình giảm nghèo, chương trình xây<br />
dựng nông thôn mới một cách hiệu quả, ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn là điều cần thiết trong giai<br />
đoạn 2016-2020.<br />
Lời cảm ơn. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài KH-CN cấp nhà nước: Đánh giá tác<br />
động, hiệu quả của CTMTQG GD&ĐT ở vùng Tây Bắc, Mã số: KHCN - TB.04X/ 13 – 18. Các tác<br />
giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban chỉ đạo Tây Bắc, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội,<br />
các Sở GD&ĐT, cùng các cộng sự của đề tài.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Barrow, C., 2000. Social Impact Assement: Intoduction. Arnold publishing house and Oxford<br />
University Press.<br />
[2] Bộ GD& ĐT., 2011. Sổ tay giám sát đánh giá CTMTQG GD&ĐT.<br />
[3] Chính phủ nước CHXHCNVN., 2012. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.<br />
[4] Phạm Văn Đồng, 1999. Về vấn đề giáo dục - đào tạo. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.<br />
[5] George Psacharopoulos with J. P. Tan and E. Jimenez, 1986. Tài chính giáo dục ở các quốc<br />
gia đang phát triển: Khám phá về các lựa chọn chính sách. UNESCO.<br />
[6] Hallak, J., 1969. The analysis of education costs and expenditure. UNESCO.<br />
<br />
144<br />
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...<br />
<br />
<br />
[7] Jody Zall Kusek và Ray C Rist., 2004. Sổ tay cho nhà thực hành phát triển, Mười bước của<br />
hệ thống Theo dõi và Đánh giá dựa trên kết quả. Ngân hàng Thế giới.<br />
[8] John Owen with Patrica Rogers, 1999. Program Evaluation. Allen and Unwin.<br />
[9] Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 2000. Việt Nam Quản lí tốt hơn nguồn lực nhà<br />
nước, Đánh giá chi tiêu công năm 2000. Hà Nội.<br />
[10] Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 1996. Việt Nam Nghiên cứu Tài chính cho giáo<br />
dục. Hà Nội.<br />
[11] Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Việt nam, 2005. Việt Nam Quản lí chi tiêu công để tăng<br />
trưởng và giảm nghèo.<br />
[12] Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Quang Dong, 2009. Phân tích tính công bằng và hiệu quả của<br />
chi ngân sách theo tỉnh. Tạp Chí Tài chính 12/2009, Hà Nội.<br />
[13] OECD., 2010. Glossary of Key Terms in Evaluation and Results Based Management.<br />
[14] Phạm Quang Sáng và Phạm Thành Nghị, 2007. Phân bổ ngân sách cho giáo dục và khả năng<br />
sử dụng chỉ số phát triển con người. Tạp chí nghiên cứu con người, số 3 năm 2007, Hà Nội.<br />
[15] Sở GD&ĐT Hà Giang, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục (các năm học 2006 - 2007<br />
đến 2014 - 2015).<br />
[16] Sở GD&ĐT Lào Cai, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học 2006<br />
- 2007 đến 2014-2015).<br />
[17] Sở GD&ĐT Yên Bái, 2006 - 2014). Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học 2006<br />
- 2007 đến 2014 - 2015).<br />
[18] Sở GD&ĐT Lai Châu, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học 2006<br />
- 2007 đến 2014 - 2015).<br />
[19] Sở GD&ĐT Điện Biên, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học<br />
2006 - 2007 đến 2014 - 2015).<br />
[20] Sở GD&ĐT Hòa Bình, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học 2006<br />
- 2007 đến 2014 - 2015).<br />
[21] Tổng cục Thống kê, 2006. Khảo sát mức sống dân cư năm 2006. Nxb Thống kê, Hà Nội.<br />
[22] Tổng cục Thống kê, 2013. Khảo sát mức sống dân cư năm 2013. Nxb Thống kê, Hà Nội.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
The humanism of the National Target Program on Education and Training<br />
on supporting universalization education in the Northwest region<br />
<br />
The articles focus on a project called "Supporting the implementation of a universalization<br />
of lower secondary education, maintaining the results of a universalization of primary education<br />
and support of universal secondary education" under the Education National Target Program<br />
for the Northwest Region during the 2006-2010 time period (hereafter referred to as Project<br />
1). We have attempted to assess the appropriateness of the objectives of the project, the degree<br />
to which the objectives were completed, and the following performance, effectiveness, impact<br />
and sustainability. The information was collected to form a basis for future plans, programs and<br />
policies.<br />
Keywords: Education National Target Program (ENTP), universalization, education,<br />
impact, effectiveness.<br />
<br />
145<br />