intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý tưởng viết quảng cáo thứ 11: Những điều không nên viết trong phiếu đặt hàng

Chia sẻ: Nguyen AAA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

124
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MỖI KHI NHẬN ĐƯỢC MỘT MẨU QUẢNG CÁO trong gói bưu phẩm hoặc nhìn thấy một mẩu quảng cáo có phần phản hồi trực tiếp trên báo, tôi luôn đọc phiếu đặt hàng trước tiên. Với tôi, đó là một trò chơi nho nhỏ, để xem họ viết đơn giản hay sáng tạo. Và tôi đặc biệt quan tâm đến các tựa đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý tưởng viết quảng cáo thứ 11: Những điều không nên viết trong phiếu đặt hàng

  1. Ý tưởng viết quảng cáo thứ 11: Những điều không nên viết trong phiếu đặt hàng
  2. MỖI KHI NHẬN ĐƯỢC MỘT MẨU QUẢNG CÁO trong gói bưu phẩm hoặc nhìn thấy một mẩu quảng cáo có phần phản hồi trực tiếp trên báo, tôi luôn đọc phiếu đặt hàng trước tiên. Với tôi, đó là một trò chơi nho nhỏ, để xem họ viết đơn giản hay sáng tạo. Và tôi đặc biệt quan tâm đến các tựa đề. Mỗi khi thấy chữ “Phiếu đặt hàng”, tôi lại phát hiện ra một vấn đề. Cho đến nay, tôi đã có xấp xỉ 85 triệu thứ để nói. Vì sao, sau khi đã thực hiện xong quá trình chào hàng, các copywriter lại nhún vai và bắt đầu “dán nhãn” cho mọi thứ sau đó? Chắc chắn phải có thứ gì đó hấp dẫn để viết hơn là “Phiếu đặt hàng” chứ?
  3. Không nên thiết kế phiếu đặt hàng quá cứng nhắc Ý tưởng Từ những phiếu đặt hàng được đặt tên là “Phiếu đặt hàng” Khi bạn viết một mẩu quảng cáo có phần phản hồi trực tiếp hoặc một quảng cáo gửi kèm bưu phẩm, tôi cá rằng bạn viết phiếu đặt hàng cuối cùng. Tất cả chúng ta đề có xu hướng suy nghỉ tuyến tính khi viết quảng cáo, bắt đầu từ ngoài vào trong, tức là từ phần bao bì, thư, brochure, phần phản hồi. Điều đó
  4. có nghĩa là khi đến phần phiếu đặt hàng, chúng ta đều cảm thấy chỉ còn một vài bước nữa là hoàn tất quy trình. Kết quả là chúng ta thương dựa vào những mẫu đã thảo sẵn. Cần một tựa đề ư? “Phiếu đặt hàng” sẽ làm điều đó. Sau cùng, nó là một phiếu đặt hàng. Đây chính xác là điều tôi muốn nói. Có rất nhiều dữ kiện để một người đọc lơ mơ nhất cũng biết đó thật sự là một phiếu đặt hàng. Biểu tượng thẻ tín dụng, những dòng để điền thông tin cá nhân, địa chỉ gửi về, ủy thác thanh toán trực tiếp… Tương tự, chúng ta cũng không nhất thiết phải đặt tên cho tất cả các phần khác của gói bưu phẩm. Chẳng hạn như bao bì thư bên ngoài, ít khi mang dòng chữ “bao thư”. Và tôi cũng chưa bao giờ thấy một bức thư chào hàng nào có dòng chữ “ Nắp phong bì nằm bên trên” viết trên phần thân bài. Nếu bạn bán hàng trực tiếp và khách hàng đã đồng ý mua hàng, bạn có nói “Tuyệt quá! Anh có thể điền vào phiếu đặt hàng này giúp tôi không?” Không! Bạn nên nói: “Tuyệt quá! Hãy làm xong một thủ tục giấy tờ này nữa thôi và tôi sẽ gửi tặng bạn một con dao dùng để ăn bít tết.” Nói cách khác, hãy biến phần kết thúc thành một phần mang lại niềm thích thú của toàn bộ quá trình mua bán, chứ không phải là phần điền vào chỗ trống. Có rất nhiều cách viết để bạn giữ được nụ cười trên gương mặt khách hàng đủ lâu để để hoàn tất quá trình bán hàng. Chẳng hạn như lặp lại những lợi ích cơ bản của sản phẩm hoặc nhắc nhở họ sẽ mất gì nếu không mua hàng.
  5. Thực hành Viết phiếu đặt hàng trước. Bằng cách đó, bạn sẽ làm cho nó tươi mới hơn. Viết phiếu đặt hàng như một mẩu quảng cáo theo đúng bản chất của nó. Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về tựa đề khuyến khích người đọc phải đặt hàng. “Đặt hàng ngay” sẽ tốt hơn rất, rất nhiều lần so với “Phiếu đặt hàng”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2