Yếu tố đa ngôn ngữ . . .<br />
<br />
YẾU TỐ ĐA NGÔN NGỮ TRONG DẠY/HỌC THỰC HÀNH<br />
TIẾNG PHÁP ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẦU VÀO KHỐI D.1<br />
Phan Thị Kim Liên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Bài báo đề cập yếu tố đa ngôn ngữ: phân biệt rõ các khái niệm liên quan, đặc biệt là cặp<br />
khái niệm Plurilinguisme/Multilinguisme và chia sẻ một vài kinh nghiệm trong quá trình vận dụng<br />
chúng vào thực tế dạy/học Thực Hành Tiếng Pháp với đối tượng đầu vào Khối D1.<br />
Từ Khóa: đa ngôn ngữ, thực hành tiếng Pháp, đầu vào, khối D.1<br />
<br />
MULTILINGUALMANUAL FACTORS IN TEACHING / LEARNING<br />
FRENCH PRACTICES FOR STUDENT INPUT BLOCK D.1<br />
ABSTRACT<br />
The article mentions multilingual factors, distinguishes relevant concepts, especially<br />
between Plurilinguisme and Multilinguisme and share some experience in applying them into the<br />
reality of teaching and learning French Practice for entrance students of group D1.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, với sự hội nhập quốc tế sâu rộng<br />
và xu hướng toàn cầu hóa trên nhiều phương<br />
diện, trải qua nhiều thập niên tiến triển, khái<br />
niệm «đa ngôn ngữ» (plurilinguisme), ngày<br />
càng được chú trọng và trở thành lĩnh vực<br />
nghiên cứu tiềm năng được các nhà khoa học<br />
quan tâm. Ở Việt Nam và các nước trong khu<br />
vực, nhiều hội nghị, hội thảo về chủ đề «Đa<br />
ngôn ngữ» đã được tổ chức, như: «Hội thảo<br />
cấp Vùng Châu Á Thái Bình Dương về giảng<br />
dạy đa ngôn ngữ» tại Hà Nội, tháng 04/2012;<br />
«Hội thảo cấp Vùng Châu Á TBD về Giảng<br />
dạy tiếng Pháp trong bối cảnh đa ngôn ngữ»<br />
tại Vientiane – Lào, tháng 12/2013.<br />
Trong bối cảnh đầu vào tiếng Pháp ngày<br />
càng thu hẹp do nhu cầu khách quan của xã<br />
hội, việc mở rộng đối tượng tuyển sinh cho<br />
các khoa tiếng Pháp trên cả nước nói chung<br />
<br />
và đặc biệt là ở Khoa tiếng Pháp của ĐHNNĐHH nói riêng là một hướng đi đúng đắn<br />
nhằm thu hút đầu vào, tạo cơ hội việc làm và<br />
đối tượng mới, phục vụ công tác giảng dạy và<br />
nghiên cứu khoa học.<br />
Lâu nay, chúng ta thường nói đến vai trò<br />
của tiếng mẹ đẻ trong việc dạy/học ngoại<br />
ngữ (ở đây chỉ xin đề cập việc dạy/học tiếng<br />
Pháp). Trong quá trình đó, cả người dạy lẫn<br />
người học đều dựa trên những kinh nghiệm<br />
có được về mặt cấu trúc ngữ pháp, từ vựng,<br />
ngữ nghĩa,… của ngôn ngữ mẹ đẻ (langue<br />
maternelle ou langue d’origine/langue source)<br />
để giải thích cú pháp câu, cấu trúc từ vựng,<br />
ngữ pháp, v.v..., kể cả các tình huống giao tiếp<br />
thực trong đời sống hàng ngày cũng có thể<br />
được đưa ra quy chiếu, so sánh trong quá trình<br />
dạy/học Thực Hành Tiếng.<br />
<br />
* ThS. Giảng viên Khoa Tiếng Pháp (NCS tại ĐH Rouen- Cộng Hoà Pháp).<br />
ĐT: 0905511469. Email: kimlienson@gmail.com<br />
<br />
153<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Với đối tượng không còn là truyền thống,<br />
dường như việc dạy/học Thực Hành Tiếng<br />
đặt ra nhiều vấn đề và thu hút sự quan tâm<br />
của nhiều thầy cô giáo hơn (có nhiều đề tài<br />
nghiên cứu tập trung vào đối tượng này), bởi<br />
lẽ ít nhiều đối tượng này đã hình thành cơ bản<br />
một số kinh nghiệm hay kỹ năng nhất định<br />
trong việc tiếp xúc với một nền văn hóa nước<br />
ngoài thông qua việc học tập và lĩnh hội kiến<br />
thức ngôn ngữ của nước đó (mặc dù khả năng<br />
nghe-nói hạn chế do đặc thù nội dung chương<br />
trình giảng dạy và đánh giá ở phổ thông thiên<br />
về đọc-viết). Vậy, vấn đề ở đây không còn là<br />
sự giới hạn giữa hai ngôn ngữ (bilinguisme)<br />
mà nhiều hơn thế: Khái niệm đa ngôn ngữ<br />
(plurilinguisme) vì thế được hình thành. Điều<br />
này sẽ là lợi thế nếu như người dạy am hiểu<br />
được ngôn ngữ nước ngoài đã hình thành ở<br />
người học, nhưng cũng trở thành khó khăn<br />
nếu như người dạy không có vốn kiến thức<br />
ngôn ngữ đó. Vì thế việc sử dụng ngôn ngữ<br />
gốc trong thực tế giảng dạy có thế bị lạm dụng<br />
cả ở người dạy và người học.<br />
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin<br />
giới thiệu một số thuật ngữ để có thể phân<br />
biệt sự khác nhau giữa chúng, tìm hiểu yếu tố<br />
đa ngôn ngữ và việc khai thác nó trong giảng<br />
dạy Ngoại Ngữ nói chung và đặc biệt là giảng<br />
dạy Thực Hành Tiếng Pháp đối với đối tượng<br />
đầu vào D1.<br />
2. NỘI DUNG <br />
2.1. Một số thuật ngữ, khái niệm<br />
- Đơn ngữ 1(monolinguisme hay<br />
unilinguisme): thuật ngữ mô tả việc sử dụng<br />
duy nhất một thứ tiếng, hoặc của một cá<br />
nhân, hoặc của một nhà nước hay cộng đồng<br />
nói chung.<br />
- Song ngữ 2(bilinguisme): Theo từ điển<br />
<br />
Petit Larousse, 1990 : Song ngữ là sự thực<br />
hành hai ngôn ngữ bởi một cá nhân hay một<br />
tập thể nào đó.<br />
Trang từ điển Wikipédia3, 2014, có định<br />
nghĩa như sau: Song ngữ là tình huống xã<br />
hội trong đó hai ngôn ngữ được sử dụng. Đối<br />
với một cá nhân, đó chính là việc nói hai thứ<br />
tiếng, làm chủ được hai ngôn ngữ. <br />
- Đa ngôn ngữ (plurilinguisme):<br />
Nếu như trong những thập niên trước,<br />
khái niệm đa ngôn ngữ (plurilinguisme) hầu<br />
như vẫn còn rất mơ hồ, từ điển Petit Larousse,<br />
1990, chỉ ghi đơn giản thế này : «Plurilingue<br />
(adj.): Multilingue»; thì ngày nay trên trang<br />
từ điển Wikipédia, thuật ngữ này được định<br />
nghĩa như sau:<br />
«Đa ngôn ngữ là tình trạng của một cá<br />
nhân hay một cộng đồng sử dụng cùng lúc<br />
hay sử dụng phối hợp nhiều ngôn ngữ tùy<br />
thuộc vào loại hình giao tiếp và tình huống<br />
phát sinh từ loại hình giao tiếp ấy». 4<br />
- Nhiều ngôn ngữ5 (multilinguisme): một<br />
cộng đồng hay một cá nhân có khả năng giao<br />
tiếp bằng nhiều thứ tiếng.<br />
Những khái niệm trên đây giúp chúng ta<br />
hiểu rõ ranh giới giữa đơn ngữ, song ngữ, đa<br />
ngôn ngữ và nhiều ngôn ngữ. Dù bản chất có<br />
khác nhau nhưng chúng ta đều nhận ra điểm<br />
chung đó là sự tồn tại của chúng không tách<br />
rời môi trường xã hội, môi trường giao tiếp<br />
(situation sociale et situation communicative).<br />
- «Plurilinguisme» hay « multilinguisme» ?<br />
Những năm gần đây, khái niệm đa ngôn ngữ<br />
có tầm quan trọng trong phương pháp tiếp cận<br />
việc học ngôn ngữ theo Khung quy chiếu Ngôn<br />
ngữ của Hội đồng Châu Âu. Không như định<br />
nghĩa về «multilinguisme» trên trang từ điển<br />
Wikipédia, họ phân biệt 2 thuật ngữ này như sau:<br />
<br />
[ ] <br />
[2] <br />
<br />
[3] <br />
[4] <br />
[5] <br />
<br />
1<br />
<br />
154<br />
<br />
Yếu tố đa ngôn ngữ . . .<br />
<br />
tình huống nào (nhà trường, xã hội). Vốn kiến<br />
thức và kinh nghiệm ấy được tích lũy và hình<br />
thành nên kỹ năng giao tiếp đa ngôn ngữ/đa<br />
văn hóa.<br />
2.2. Kỹ năng đa ngôn ngữ trong dạy/<br />
học Thực Hành Tiếng Pháp<br />
Theo các nhà ngôn ngữ, khi đề cập<br />
đến «kỹ năng đa ngôn ngữ» cũng đồng thời<br />
với «kỹ năng đa văn hóa» bởi hai yếu tố<br />
ngôn ngữ và văn hóa luôn song hành trong<br />
mối tương quan chặt chẽ. Họ cho rằng: «kỹ<br />
năng đa ngôn ngữ và đa văn hóa là kỹ năng<br />
giao tiếp bằng ngôn ngữ và kỹ năng tương tác<br />
về mặt văn hóa có được bởi một tác nhân làm<br />
chủ được nhiều ngôn ngữ và có trải nghiệm<br />
nhiều nền văn hóa khác nhau ở nhiều cấp độ<br />
khác nhau, đồng thời quản lý được toàn bộ vốn<br />
ngôn ngữ và văn hóa của mình». 7 (D. COSTE,<br />
D. MOORE, G. ZARATE)<br />
Như vậy, theo các tác giả trên, kỹ năng đa<br />
ngôn ngữ và văn hóa được mô tả như là vốn<br />
sống, kinh nghiệm có được của một cá nhân<br />
được phát triển tùy thuộc vào mỗi giai đoạn<br />
cuộc đời, bối cảnh xã hội và tiểu sử của họ,<br />
đó là sản phẩm lịch sử được hình thành từ bối<br />
cảnh xã hội vì thế nó mang tính riêng biệt và<br />
độc đáo của mỗi cá nhân.<br />
Theo một nghiên cứu mới đây về « Đóng<br />
góp của đa ngôn ngữ trong sự sáng tạo »8, việc<br />
học nhiều hơn một thứ tiếng mang lại nhiều<br />
lợi ích: - Tăng khả năng giao tiếp ; - Tăng khả<br />
năng ghi nhớ hay duy trì sự linh hoạt của bộ<br />
não; - Tăng khả năng giải quyết vấn đề hay xử<br />
lý tình huống, …<br />
Sự hình thành kỹ năng đa ngôn ngữ đòi<br />
hỏi cả quá trình dài từ bậc tiểu học đến trung<br />
học phổ thông. Các nhà ngôn ngữ trên thế giới<br />
cho rằng : độ tuổi lý tưởng để dạy ngoại ngữ<br />
<br />
Thuật ngữ «Multilinguisme» chỉ sự hiểu<br />
biết một số ngôn ngữ hay sự cùng tồn tại nhiều<br />
ngôn ngữ khác nhau trong một xã hội nào đó.<br />
Trong nhà trường hay trong một hệ thống giáo<br />
dục, «nhiều ngôn ngữ» có nghĩa là đa dạng<br />
hóa việc dạy nhiều thứ tiếng, khuyến khích<br />
học sinh học nhiều hơn một ngoại ngữ hoặc<br />
hạn chế vị trí độc tôn của tiếng Anh trong giao<br />
tiếp quốc tế. Ngược lại, phương pháp tiếp cận<br />
đa ngôn ngữ (approche plurilingue) nhấn<br />
mạnh ở chỗ: vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của<br />
một cá nhân trong môi trường văn hóa của cá<br />
nhân ấy được trải rộng từ ngôn ngữ gia đình<br />
đến ngôn ngữ cộng đồng xã hội mà cá nhân<br />
ấy thuộc về, sau đó mới đến ngôn ngữ của<br />
những cộng đồng khác. Cá nhân ấy không sắp<br />
xếp các ngôn ngữ và các nền văn hóa đó vào<br />
các ngăn riêng biệt mà xây dựng chúng thành<br />
một kỹ năng giao tiếp mà bất cứ sự hiểu biết<br />
và kinh nghiệm nào đều có thể góp phần vào,<br />
trong đó, các ngôn ngữ tương hỗ và tương tác<br />
lẫn nhau. Trong nhiều tình huống khác nhau,<br />
bằng sự linh hoạt uyển chuyển, người nói có<br />
thể trông cậy vào nhiều bộ phận tích lũy khác<br />
nhau trong kỹ năng này để giao tiếp với người<br />
đối thoại một cách hiệu quả. Các đối tác có<br />
thể chuyển từ một ngôn ngữ hay một thổ ngữ<br />
này sang một ngôn ngữ khác. Mỗi người khai<br />
thác khả năng ngôn ngữ này hay ngôn ngữ kia<br />
để diễn đạt và hiểu người kia. 6<br />
Vụ Chính sách Ngôn ngữ của Hội<br />
đồng Châu Âu cho rằng: thuật ngữ<br />
«multilinguisme» đề cập đến sự hiện diện của<br />
nhiều ngôn ngữ khác nhau (hình thức giao<br />
tiếp nói) trong một khu vực địa lý (lớn hay<br />
nhỏ); còn «plurilinguisme» nói đến vốn kiến<br />
thức về nhiều thứ tiếng đã lĩnh hội được trước<br />
đó, kể cả tiếng mẹ đẻ mà người nói có thể sử<br />
dụng trong giao tiếp ở bất kỳ trình độ nào,<br />
<br />
[7]<br />
[8] <br />
<br />
[6] <br />
155<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
cho trẻ em là từ 1 đến 8, bởi ở độ tuổi này sự<br />
tiếp thu một ngoại ngữ đơn giản và tự nhiên,<br />
tạo hứng thú và dễ dàng hơn cho việc phát<br />
triển tư duy ngôn ngữ về sau.<br />
Ở Việt Nam, chính sách dạy ngoại ngữ<br />
(ưu tiên tiếng Anh) từ bậc trung học cơ sở tuy<br />
có muộn hơn so với các nước phát triển nhưng<br />
ít nhiều cũng hình thành ở học sinh những khả<br />
năng kể trên, nhất là đối với những học sinh<br />
yêu thích môn tiếng Anh và có sự đầu tư cho<br />
môn học này.<br />
Sự tiếp nhận sinh viên đầu vào D1 đã được<br />
trang bị các kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh có<br />
những khó khăn nhất định do giới hạn về thời<br />
gian dành cho các kỹ năng Thực Hành Tiếng<br />
chỉ gói gọn trong 5 học kỳ, mà sự tích lũy<br />
vốn kiến thức ngôn ngữ cần có lộ trình và thời<br />
gian để «thẩm thấu». Tuy nhiên, qua nhiều<br />
năm kinh nghiệm giảng dạy cho đối tượng<br />
này, thực tế cho thấy ở họ, việc tiếp thu và xử<br />
lý tình huống trong giao tiếp phong phú, linh<br />
hoạt và đa dạng hơn so với những sinh viên<br />
đầu vào tiếng Pháp. Giáo viên dạy đối tượng<br />
này cũng có nhiều hứng thú hơn.<br />
Trên thực tế, giảng viên đứng lớp thường<br />
được trang bị vốn tiếng Anh tối thiểu. Vì vậy,<br />
Ví<br />
dụ<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
việc sử dụng vốn kiến thức tiếng Anh làm<br />
ngôn ngữ nguồn (langue source) buộc người<br />
học phải tư duy bằng tiếng nước ngoài là hoàn<br />
toàn khả thi thay vì lạm dụng tiếng mẹ đẻ để<br />
giải thích khi đối tượng mới bắt đầu học tiếng<br />
Pháp. Mặt khác, tiếng Anh và tiếng Pháp là<br />
hai ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latinh<br />
nên có nhiều điểm tương đồng cả về cấu trúc<br />
cú pháp lẫn từ vựng, ngữ nghĩa.<br />
Một khi ở họ đã tích lũy được một số kỹ<br />
năng giao tiếp và vốn ngôn ngữ nhất định<br />
bằng tiếng Anh, người dạy có thể sử dụng nó<br />
trong dạy/học các kỹ năng Thực Hành Tiếng<br />
Pháp để đẩy nhanh sự tiếp thu, lối tư duy bằng<br />
tiếng nước ngoài và sự tiến bộ của người học.<br />
Trong giảng dạy các kỹ năng Thực Hành<br />
Tiếng, đặc biệt là những bài đầu tiên khi đối<br />
tượng mới làm quen với tiếng Pháp, một số<br />
điểm tương đồng và khác biệt về mặt cấu trúc<br />
câu, từ, … giữa tiếng Anh và tiếng Pháp có<br />
thể được đưa ra so sánh giúp sinh viên hiểu<br />
nhanh hơn.<br />
Dưới đây là một vài ví dụ minh họa được<br />
vận dụng trong quá trình giảng dạy cho sinh<br />
viên năm thứ nhất.<br />
<br />
Ngôn ngữ đích<br />
<br />
Ngôn ngữ nguồn<br />
<br />
- Votre nom et votre prénom, s’il vous plaît. - Your name and your surname, please.<br />
(Vui lòng cho biết tên và họ của anh/chị.<br />
-…<br />
Xin anh/chị cho biết họ và tên.<br />
(Xem trang 11, mục 4, Tout va bien 1)<br />
Xin vui lòng cho biết họ của anh/chị và<br />
tên gọi của anh/chị.)<br />
- Bonjour madame, vous allez bien ?<br />
- Hello madam, … ? (Chào bà/cô, …?)<br />
- Salut Thomas, ça va ?<br />
- Hi Thomas, … ? (Chào Thomas)<br />
- Bonsoir, ça va ?<br />
- Good evening, … ? (Xin chào)<br />
(Xem trang 10, mục 2, Tout va bien 1)<br />
- Listen to me! (Hãy lắng nghe tôi!)<br />
- Ecoutez-moi !<br />
- What does it mean? (Từ này/cái này/điều<br />
- Qu’est-ce que ça veut dire ?<br />
này có nghĩa là gì?<br />
…<br />
(Xem trang 13, mục 12, Tout va bien 1)<br />
156<br />
<br />
Yếu tố đa ngôn ngữ . . .<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
- Lundi, mardi, mercredi, jeudi, vendredi,<br />
samedi, dimanche<br />
- Janvier, février, mars, avril, mai, juin,<br />
jullet, août, septembre, octobre, novembre,<br />
décembre (activité complémentaire)<br />
(Xem trang 13, mục 12, Tout va bien 1)<br />
- Je vais à l’école.<br />
<br />
- Monday, tuesday, wednesday, thusday,<br />
friday, saturday, sunday<br />
- January, february, march, april, may,<br />
june, july, august, september, november,<br />
december<br />
- I go to school. (Tôi đi học.)<br />
<br />
(Xem trang 24, mục 2, Tout va bien 1)<br />
<br />
- Ecoutez-moi! = « Listen to me! »<br />
Khi dạy về phần từ vựng với chủ đề ngày<br />
tháng như trong ví dụ 4, để giúp người học dễ<br />
nhớ, dễ phân biệt, giáo viên lưu ý phân biệt các<br />
tiền tố và hậu tố của từ có nét tương đồng hay<br />
tương phản. Chẳng hạn : các tháng có hậu tố<br />
trong tiếng anh là « -er » (october, november,<br />
december) thì trong tiếng Pháp ngược lại<br />
« -re » (octobre, novembre, décembre) ; hay<br />
nhớ các tiền tố hoặc chữ cái đầu của các tháng<br />
cũng giúp dễ thuộc hơn bởi lượng từ vựng<br />
tiếng Anh của họ đã được hình thành, có thể<br />
bật nhanh khi giao tiếp.<br />
Một khía cạnh khác nữa trong ví dụ 5 liên<br />
quan đến ngữ âm, ngữ điệu. Điểm khác biệt<br />
giữa tiếng Pháp (trọng âm rơi vào âm tiết cuối<br />
của nhóm từ có nghĩa hoặc của một câu) và<br />
tiếng Anh, tiếng Việt (trọng âm rơi vào từng<br />
âm tiết của từ trong câu) cần được lưu ý ngay<br />
từ những bài đầu tiên.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Trong thực tế giảng dạy, sự tiến bộ theo<br />
thời gian cho phép người dạy và người học có<br />
thể diễn giải và tiếp thu hoàn toàn bằng ngôn<br />
ngữ đích. Sự can thiệp của yếu tố đa ngôn<br />
ngữ chỉ đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn<br />
đầu khi vốn tiếng Pháp ở người học chưa có<br />
hoặc trong suốt quá trình dạy/học khi thấy cần<br />
thiết, nhằm tránh sự lạm dụng và lối tư duy<br />
bằng tiếng mẹ đẻ.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm có được<br />
qua quá trình tiếp xúc và giảng dạy đối tượng<br />
<br />
Quan sát ví dụ 1, việc giải thích bằng<br />
tiếng mẹ đẻ (langue maternelle) khá phức tạp<br />
bởi người học có thể hiểu ngay nhưng với<br />
lối tư duy tiếng Việt đôi khi khiến người dạy<br />
và người học dễ sa đà vào nhiều cách diễn<br />
giải khác nhau, khiến mục tiêu giao tiếp bị<br />
chậm lại. Ngược lại nếu đưa câu tương đương<br />
bằng tiếng Anh vào, người học liên tưởng rất<br />
nhanh, không cần diễn giải dài dòng bằng<br />
tiếng mẹ đẻ.<br />
Ví dụ 2 cho thấy các tình huống chào hỏi<br />
với nhiều cấp độ xưng hô khác nhau và quan<br />
hệ giữa những người đối thoại cũng khác nhau.<br />
Có thể đưa những từ đồng nghĩa như sau:<br />
- Bonjour = “Hello”<br />
- Salut = “Hi”<br />
- Bonsoir = “Good evening”<br />
Người Việt Nam khi gặp nhau: “Xin chào”,<br />
“Chào ông/bà/cô/bác/anh/chị/em…”. Người<br />
Pháp gặp nhau vào ban ngày: “Bonjour” khác<br />
với khi gặp nhau vào buổi tối: “Bonsoir”, với<br />
những người thân quen: “Salut”. Với sự phận<br />
biệt này, cách nhanh nhất là dùng tiếng Anh<br />
để giúp người học hiểu nhanh mà không mất<br />
nhiều thời gian; đồng thời giúp họ tư duy so<br />
sánh và nhớ lâu hơn.<br />
Trong ví dụ 3, để tránh sự nhầm lẫn về<br />
sau giữa động từ “écouter”/ “entendre”, có thể<br />
đưa cặp từ tương đương “listen”/ “hear” để<br />
giải thích, người học dễ nắm bắt hơn khi giải<br />
thích bằng tiếng Việt.<br />
157<br />
<br />