intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố quyết định thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Yếu tố quyết định thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á" tập trung làm rõ những nhân tố đặc trưng của quốc gia về thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và những đối tác thương mại trong khu vực Đông Nam Á dựa trên ước lượng tác động ngẫu nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố quyết định thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á

  1. YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TS. Võ Thy Trang1, ThS. Phạm Văn Công2 (1),(2) Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Bài viết này tập trung làm rõ những nhân tố đặc trưng của quốc gia về thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và những đối tác thương mại trong khu vực Đông Nam Á dựa trên ước lượng tác động ngẫu nhiên. Kết quả chỉ ra thương mại nội ngành hàng nông sản chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi quy mô quốc gia, mức thu nhập bình quân, độ mở nền kinh tế, dân số và diện tích đất nông nghiệp, và chịu ảnh hưởng ngược chiều với sự khác biệt về quy mô kinh tế và thu nhập, khoảng cách, và sự mất cân bằng thương mại. Bài viết đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm phát triển thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và đối tác thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Từ khóa: Thương mại, Thương mại nội ngành, hàng nông sản, Việt Nam 1. Khái quát thương mại nội ngành hàng nông sản Thực tiễn cho thấy một phần đáng kể trong thương mại quốc tế thể hiện sự gia tăng các hoạt động thương mại các hàng hóa “tương tự” về phân loại hàng hóa giữa các quốc gia “tương tự” về điều kiện các yếu tố sản xuất, sau đó gọi là thương mại nội ngành (IIT). Theo Grubel và Lloyd (1975) chỉ ra IIT là việc mua và bán đồng thời các hàng hóa giống nhau hoặc tương tự nhau. Nó có thể xảy ra trong cùng một ngành và có thể ở cùng một giai đoạn sản xuất hoặc có thể ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. Theo Phan Anh Tú và các đồng nghiệp (2014) cho rằng IIT là việc đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu những loại hàng hóa thuộc cùng một ngành hay là nhóm hàng theo phân loại tiêu chuẩn hàng hóa. IIT hàng nông sản là một vấn đề của IIT nói chung nhưng được xem xét ở phạm vi hẹp hơn, tức là dưới góc độ của một nhóm hàng nông sản. IIT được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau về phạm vi, bao gồm IIT cho sản phẩm và IIT cho từng quốc gia trong những điều kiện nhất định. IIT hàng nông sản hiểu là hoạt động của thương mại quốc tế, là việc đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm trong cùng một nhóm hàng nông sản dựa trên phân cấp hàng hóa theo tiêu chuẩn phân loại hàng hóa quốc tế. Chỉ số IIT của nhóm hàng nông sản cấp mã 2 chữ số theo tiêu chuẩn SITC giữa Việt Nam và đối tác thương mại là:  2 * min X ,M g n n  g 1 Xg Mg g 1 g IIT ij  1   (2)  X  Mg n n  g 1 (X g  M g) g 1 g Trong đó: Xg là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng g cấp mã 2 chữ số theo tiêu chuẩn SITC trong nhóm hàng nông sản giữa Việt Nam và đối tác thương mại Mg là kim ngạch nhập khẩu mặt hàng g cấp mã 2 chữ số theo tiêu chuẩn SITC trong nhóm hàng nông sản giữa Việt Nam và đối tác thương mại 2. Lợi ích của thương mại nội ngành hàng nông sản IIT ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng giữa các nước. Qua thực tế cho thấy, các nước sẽ cùng hưởng lợi khi trao đổi thương mại hàng hóa với nhau. IIT mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản của một nước. Lợi ích đem lại từ IIT nói chung và trong hàng nông sản nói riêng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Trong mỗi quốc gia, 172
  2. nhà sản xuất chỉ việc chuyên môn hóa sản xuất một số loại sản phẩm nông sản khác biệt với qui mô lớn hơn, điều đó giúp vận dụng được lợi thế theo quy mô. Nhà sản xuất có thể khai thác một thị trường lớn hơn với chi phí thấp hơn. Thông qua đó sản phẩm nông sản có cơ hội cung ứng cho cả thị trường trong và ngoài nước. Qua thực tế cho thấy, các nước sẽ hưởng lợi ích khi trao đổi buôn bán hàng nông sản với nhau. Nhà sản xuất có thể tìm kiếm được một thị trường cung ứng đầu vào với chi phí thấp và dồi dào từ các nước khác. Thêm vào đó, IIT hàng nông sản còn tác động đến sự dịch chuyển và phân phối thu nhập của các yếu tố sản xuất tương đối nhỏ, bởi vì các yếu tố sản xuất chỉ dịch chuyển trong ngành nông nghiệp sẽ không đòi hỏi chi phí thích ứng và thay đổi lớn. Do đó, doanh nghiệp có khả năng phát triển hoạt động sản xuất và tận dụng lợi thế theo qui mô. Việc hình thành một thị trường nông sản chung thay vì các thị trường riêng biệt ở mỗi quốc gia cho các nhà sản xuất cũng giúp cho người tiêu dùng không còn bị giới hạn bởi khả năng sản xuất của nước mình. Lợi ích đạt được ở đây là người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn về quy mô và chủng loại các mặt hàng nông sản sản xuất trong nước. Do đó mở rộng khả năng tiêu dùng hàng nông sản của một quốc gia thông qua trao đổi. IIT hàng nông sản đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và cho cả các nhà sản xuất nếu các hàng hóa trung gian được đem trao đổi, những điều chỉnh chỉ diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi có thể mua hàng với giá thấp hơn từ việc tính kinh tế theo quy mô và thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng từ việc khác biệt hóa sản phẩm từ hàng nông sản. IIT chịu tác động của quá trình tự do hóa thương mại đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hóa toàn cầu. Khi đó mỗi quốc gia trở thành một công đoạn của quá trình kinh doanh quốc tế, tham gia vào quá trình hình thành chuỗi giá trị gia tăng trên thị trường quốc tế. Thị trường trong nước trở thành một bộ phận của thị trường quốc tế, phân công lao động trở thành một bộ phận của phân công lao động quốc tế. Quá trình chuyển hóa một bộ phận lao động trong nước thành lao động xuất khẩu thông qua xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Điều này có lợi cả về phương diện về kinh tế và xã hội. 3. Thực trạng IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và đối tác thương mại trong khư vực Đông Nam Á IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và đối tác thương mại trong khư vực Đông Nam Á có xu hướng ngày càng phát triển theo thời gian. Tuy nhiên mức độ thương mại hàng nông sản còn khá khiêm tốn và không đồng đều giữa các quốc gia và trong từng giai đoạn khác nhau. Việt Nam có mức độ IIT hàng nông sản lớn nhất với các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaisia. Việt Nam có mức độ IIT cao hơn với các nước trong khu vực do có sự tương đồng, ít sự khác biệt hơn về quy mô kinh tế và thu nhập bình quân đầu người so với các thành viên khác trong khu vực Đông Nam Á, cùng với đó là những thuận lợi về khoảng cách địa lý và cùng tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN. IIT hàng nông sản của Việt Nam tập trung chủ yếu các mặt hàng tươi sống như rau quả, thịt động vật sống dưới dạng thô hoặc sơ chế nên chưa tạo giá trị cao để tăng lợi nhuận cho nông dân. IIT hàng nông sản của Việt Nam chỉ tập trung vào một số nước nên chủng loại mặt hàng nông sản trên thị trường nội địa chưa đa dạng. Hầu hết Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu vào các thị trường truyền thống. Do vậy Việt Nam muốn đẩy mạnh IIT hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới cần quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu về các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhận và bảo quản thực phẩm cho người tiêu dùng. 173
  3. Bảng 1: Khối lượng thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các đối tác thương mại thuộc Đông Nam Á Đơn vị: Triệu USD Nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. Brunei 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 1 0 2. Campuchia 11 40 44 45 54 210 180 248 226 85 133 196 380 451 445 3. Indonesia 59 91 109 196 73 108 276 696 184 207 970 1113 1171 521 709 4. Malaysia 159 152 168 342 372 389 506 627 935 858 993 1407 1503 380 403 5. Myanmar 1 5 2 6 19 7 11 14 36 46 23 40 34 78 145 6. Lào 6 5 7 6 17 23 20 37 42 42 59 73 78 106 117 7. Philippines 8 12 26 33 64 74 112 109 147 129 165 247 211 259 303 8. Singapore 304 263 261 252 311 201 271 203 313 159 308 342 440 641 860 9. Thái Lan 122 108 101 112 107 141 162 194 300 246 351 561 768 739 955 Bảng 2: Chỉ số thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các đối tác thương mại thuộc Đông Nam Á Đơn vị:% Thành viên 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. Brunei 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,032 0,000 0,000 0,000 0,014 0,008 0,005 2. Campuchia 0,001 0,001 0,016 0,033 0,017 0,031 0,026 0,014 0,044 0,057 0,092 0,157 0,103 0,122 0,135 3. Indonesia 0,040 0,132 0,067 0,099 0,123 0,195 0,164 0,127 0,250 0,310 0,233 0,179 0,354 0,478 0,427 4. Malaysia 0,108 0,106 0,111 0,112 0,134 0,165 0,184 0,169 0,175 0,173 0,176 0,153 0,144 0,175 0,202 5. Myanmar 0,000 0,009 0,025 0,032 0,041 0,025 0,025 0,048 0,061 0,030 0,048 0,049 0,045 0,042 0,035 6. Lào 0,011 0,015 0,029 0,013 0,031 0,026 0,028 0,030 0,037 0,040 0,039 0,052 0,076 0,051 0,065 7. Philippines 0,016 0,011 0,048 0,045 0,028 0,016 0,030 0,046 0,045 0,050 0,058 0,095 0,094 0,216 0,114 8. Singapore 0,119 0,170 0,177 0,233 0,269 0,362 0,368 0,404 0,241 0,162 0,126 0,109 0,091 0,214 0,229 9. Thái Lan 0,128 0,121 0,150 0,148 0,193 0,178 0,176 0,218 0,246 0,182 0,227 0,276 0,307 0,271 0,263 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của UN COMTRADE. 174
  4. 4. Mô hình các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản  Mô hình phân tích Yếu tố quyết định đến IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và đối tác thương mại trong khu vực trong nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình trọng lực (GM). Mô hình được phát triển độc lập bởi Tinbergen (1962), Poyhonen (1963) và Linneman (1966) và được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa tác động về thương mại song phương. Mô hình nghiên cứu dự đoán về dòng thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và khoảng cách giữa các nước. Mô hình trọng lực chuẩn tắc như sau: 3 T ij  AY i  1 Y j 2 DIS ij u ij Trong đó: Tij là thương mại song phương giữa quốc gia i và quốc gia j A là hệ số trọng lực (hấp dẫn/cản trở) Yi là quy mô kinh tế của quốc gia i Yj là quy mô kinh tế của quốc gia j DIS là khoảng cách giữa hai quốc gia 1 ,  2 ,  3 là mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình uịj là sai số ngẫu nhiên Sau đó mô hình trọng lực được chỉnh sửa bằng việc mở rộng các biến trong mô hình. Mô hình các yếu tố tác động đến IIT hàng nông sản LnIITij = β0 + β1lnGDPi*GDPj+ β2DGDPij + β3lnPCIi*PCIj+ β4DPCIij + β5lnDISTij + β6lnPOPi*POPj+β7lnOPENi*OPENj+β8lnTIMBi*TIMBj+ β9lnAGRILANDi* AGRILANDj + β10BOR + uijt Trong đó:  i là Việt Nam  j là đối tác thương mại  GDP là tổng sản phẩm quốc nội  PCI là thu nhập bình quân đầu người  DGDPij là sự khác biệt về GDP giữa Việt Nam và đối tác thương mại  DPCIij là sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và đối tác thương mại  DISTij là khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và đối tác thương mại  POP là dân số của Việt Nam  OPEN là độ mở nền kinh tế của Việt Nam  TIMB là mức độ mất cân bằng thương mại  AGRILAND là diện tích đất nông nghiệp  i là hệ số hồi quy riêng  BOR là các biến giả thể hiện sự chung nhau về biên giới giữa Việt Nam và đối tác thương mại  uijt là sai số ngẫu nhiên  Giả thuyết về xu hướng tác động của các biến trong mô hình phân tích Giả thuyết 1: Khi quy mô kinh tế trung bình của hai nước càng cao thì IIT hàng nông sản càng cao. Theo Helpman và Krugman (1985) cho rằng khi quy mô kinh tế lớn hơn, các nhà sản xuất sẽ có cơ hội lớn trong việc khai thác lợi thế kinh tế nhờ quy mô với một loạt các sản phẩm khác biệt. Đồng thời khi nền kinh tế lớn hơn, Balassa (1986) cho rằng cũng có thể có một nhu cầu cao hơn cho hàng hóa nước ngoài. Quy mô thị trường càng lớn thì lợi nhuận mong đợi từ tiềm năng kinh tế của quy mô sản xuất và thương mại càng lớn. Kết quả làm phong phú các loại sản phẩm và các sản phẩm khác biệt về chất lượng. Trong trường hợp này mong đợi một mối tương quan cùng chiều giữa quy mô nền kinh tế với IIT, và . , 175
  5. Giả thuyết 2: Sự khác biệt quy mô kinh tế của hai nước càng nhỏ thì IIT hàng nông sản càng lớn. Theo HelpMan và Krugman (1985) cho rằng 2 quốc gia có sự khác biệt về quy mô kinh tế càng nhỏ thì mức độ IIT giữa 2 quốc gia càng lớn. Khi 2 nền kinh tế càng có sự tương đồng về quy mô thị trường thì càng có nhiều cầu chồng chéo về sản phẩm có sự khác biệt hóa. Hai quốc gia càng có sự khác biệt về nguồn lực sẵn có thì khả năng về IIT và càng thấp, nhưng giữa hai quốc gia này càng cao. Nghiên cứu này mong đợi mối quan hệ ngược chiều giữa sự khác biệt về quy mô kinh tế với IIT. Dựa trên nghiên cứu của Balassa and Bauwens (1988), Sawyer và các cộng sự (2010) biến sự khác biệt quy mô kinh tế được kí hiệu là DGDPij thay vì phương pháp nhận giá trị tuyệt đối, một phương pháp tính toán nhận giá trị tương đối theo cách thể hiện như sau: w ln( w )  (1  w ) ln( 1  w ) DGDP ij 1 (1.16) ln 2 GDP i Trong đó: w  GDP i  GDP j Giả thuyết 3: Thu nhập bình quân đầu người càng cao, IIT hàng nông sản càng lớn Theo Barker (1977), các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao thì cơ cấu về cầu sẽ phức tạp và có sự khác biệt nhiều hơn, bao gồm cả nhu cầu về các sản phẩm có sự khác biệt về chất lượng. Nhu cầu của khách hàng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp thường không lớn và tương đối chuẩn hóa đối với các đặc điểm của sản phẩm. Mức thu nhập tác động đến nhu cầu tiêu dùng, thu nhập khác nhau sẽ có nhu cầu về hàng nông sản khác nhau. Các nhà sản xuất dựa vào mức thu nhập của người dân mà sản xuất ra loại hàng nông sản phù hợp và được nhiều người ưa chuộng, còn số ít người còn lại thì sử dụng hàng nông sản được nhập khẩu từ các nước khác. Vì thế, sự phân phối trong thu nhập khác nhau giữa các nước có thể xảy ra IIT. Balassa and Bauwens (1987) đã đưa ra được minh chứng về mối tương quan cùng chiều giữa IIT và mức thu nhập bình quân đầu người. Vì vậy nghiên cứu kỳ vọng có tương quan cùng chiều giữa mức thu nhập bình quân đầu người với cả IIT. Giả thuyết 4: Sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước càng nhỏ, IIT hàng nông sản càng lớn Sự khác nhau về GDP bình quân đầu người cho thấy thể hiện mức độ khác nhau về nhu cầu đối với các sản phẩm có sự khác biệt hóa. Như vậy mức độ IIT giữa 2 quốc gia có mức độ GDP bình quân đầu người tương đồng nhau sẽ cao hơn so với 2 quốc gia mà có sự khác biệt lớn về GDP bình quân đầu người. Balassa và Bauwens (1987) cho rằng sự khác biệt về mức thu nhập bình quân đầu người thể hiện sự khác biệt về cơ cấu cầu. Điều đó có nghĩa là khi mức thu nhập bình quân đầu người của hai quốc gia như nhau thì cơ cấu cầu của hai quốc gia này sẽ trở nên tương đồng với nhau hơn. Sự tương đồng trong cơ cấu cầu sẽ kích thích xuất khẩu những sản phẩm trong nước có sự khác biệt và nhập khẩu sản phẩm nước ngoài có sự khác biệt. Điều này sẽ tạo cơ hội khai thác lợi thế theo quy mô, do đó thúc đẩy IIT. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu kỳ vọng sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người có quan hệ ngược chiều IIT. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt về thu nhập đầu người được ký hiệu là DPCI. Thay vì nhận giá trị tuyệt đối, một phương pháp tính toán khác thể hiện sự khác biệt tương đối theo Balassa &Bauwens (1987) [34] được tính toán như sau: w ln( w )  (1  w ) ln( 1  w ) DPCI ij 1 (1.17) ln 2 PCI i w PCI i  PCI j , 176
  6. Giả thuyết 5: Khoảng cách địa lý càng xa, IIT hàng nông sản càng bị thu hẹp Khoảng cách giữa các quốc gia được coi là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ IIT. Biến khoảng cách địa lý giữa hai nước (DISTij) được tính bằng khoảng cách giữa hai thủ đô hoặc trung tâm kinh tế giữa các đối tác thương mại. Nghiên cứu kỳ vọng yếu tố khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và đối tác thương mại có một mối tương quan ngược chiều với IIT. Khi Việt Nam và đối tác thương mại gần nhau về mặt địa lý thì chi phí vận chuyển và chi phí thông tin thấp hơn, vì thế có cường độ thương mại lớn hơn. Đồng thời khi hai nước có khoảng cách địa lý gần nhau thì nhiều khả năng sẽ có nét tương đồng về văn hóa, xu hướng về thị hiếu tiêu dùng, do đó có thể làm tăng IIT. Đặc biệt nếu hai quốc gia tiếp giáp nhau, có đường biên giới chung thì mức độ IIT của Việt Nam với các đối tác thương mại có thể cao hơn khi không chung biên giới. Vì vậy trong bài viết này thể hiện sự chung nhau về biên giới được gán vào một biến giả BOR, nó nhận giá trị 1 nếu hai nước tiếp giáp với nhau và nhận giá trị 0 khi hai nước không tiếp giáp với nhau. Cả một khoảng cách địa lý ngắn hơn và một đường biên giới chung thì được kỳ vọng làm tăng cường độ IIT. Giả thuyết 6: Quy mô dân số càng lớn, IIT hàng nông sản càng lớn. Quy mô dân số phản ánh nguồn lực lao động của mỗi quốc gia mà nguồn lao động là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao khả năng sản xuất của mỗi quốc gia và lượng hàng xuất khẩu. Đồng thời quy mô dân số càng lớn thì đòi hỏi thị trường tiêu thụ sản phẩm càng lớn. Thêm vào đó là sự đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sẽ góp phần thu hút hàng hóa nhập khẩu. Chính điều này sẽ tạo ra IIT hàng nông sản tăng lên. Nghiên cứu kỳ vọng mối tương quan cùng chiều giữa yếu tố quy mô dân số với IIT. Giả thuyết 7: Độ mở nền kinh tế càng lớn, IIT hàng nông sản càng phát triển Trong các nghiên cứu của Chemspipong và cộng sự (2005), Zhang và Li (2006) đã nghiên cứu yếu tố độ mở nền kinh tế càng lớn thì khối lượng thương mại và sản phẩm đa dạng càng lớn. Trên phương diện lý thuyết mức độ IIT có quan hệ cùng chiều với độ mở của nền kinh tế. Caves (1981) chứng minh rằng các quốc gia có rào cản thương mại thấp thường có mức độ IIT cao. Nghiên cứu kỳ vọng yếu tố độ mở nền kinh tế có tương quan cùng chiều với IIT. Giả thuyết 8: Mức độ mất cân bằng thương mại càng lớn, IIT hàng nông sản càng nhỏ Theo Aquino (1978), Li và cộng sự (2003), Leitão và Faustino (2009) [9], [47], [50] cho rằng sự mất cân bằng thương mại là một trong của các biến giải thích trong việc ước lượng các yếu tố tác động đến IIT. Mức độ mất cân đối trong thương mại sẽ làm giảm thương mại hai chiều giữa hai quốc gia. Thông thường các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu giống nhập khẩu thì mức độ IIT cũng lớn hơn và ngược lại. Nghiên cứu này kì vọng có mối tương quan ngược chiều giữa sự mất cân bằng thương mại với IIT. Nghiên cứu sự mất cân bằng thương mại (TIMBij) được xác định như sau: X ij  M ij TIMB  (2.7) ( X ij  M ij ) Giả thuyết 9: Diện tích đất nông nghiệp càng lớn, IIT hàng nông sản càng lớn. Theo nghiên cứu của Jambor (2014) [55] chỉ ra rằng sự quốc gia nào có yếu tố đất đai trong nông nghiệp lớn, càng có tiềm năng sản xuất hàng nông sản với quy mô lớn, có khả năng cung ứng ra thị trường nước ngoài, dẫn đến có quy mô thị trường lớn. Khi đó các quốc gia có khả năng thu hút các sản phẩm từ nước ngoài để đáp ứng thị trường trong nước, đo đó mức độ IIT hàng nông sản càng cao. Mỗi quốc gia có lợi thế so sánh khác nhau, có thể sản xuất mặt hàng chất lượng cao, bán giá cao, còn quốc gia có thể sản xuất mặt hàng chất lượng thấp, bán giá thấp. Nhưng do nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia đa dạng trên tất cả các mặt hàng từ chất lượng cao đến chất lượng thấp, giá cao đến giá thấp, nên các nước sẽ nhập khẩu những mặt hàng mà mình không có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Nghiên cứu kỳ vọng có mối tương quan cùng chiều giữa yếu tố diện tích đất nông nghiệp với IIT. , 177
  7.  Cách thức thu thập và nguồn dữ liệu Bài viết sử dụng hoàn toàn dữ liệu thứ cấp với dữ liệu mảng. Các dữ liệu này được tổng hợp, phân loại và sắp xếp cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Dữ liệu thương mại song phương được thu thập từ Cơ sở dữ liệu Thống kê Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UNCOMTRADE) để đo lường mức độ IIT về mặt hàng nông sản ở mức 2 chữ số SITC giữa Việt Nam và các đối tác thương mại được thu thập từ 2000 đến 2014. Dữ liệu GDP, PCI, quy mô dân số được thu thập từ IMF và WB. Khoảng cách về mặt địa lý giữa Việt Nam và các đối tác thương mại của Việt Nam được lấy từ websiteIndo.com. Dữ liệu diện tích đất nông nghiệp được tích từ báo cáo số liệu chính thức của FAO.  Phương pháp ước lượng Trong nghiên cứu này, phương pháp mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) được lựa chọn để loại bỏ khả năng về hiện tượng hiệp phương sai giữa các quan sát và để điều chỉnh sự tự tương quan có thể xảy ra giữa các biến độc lập và sai số. Nó cho phép bao hàm các biến không biến đổi theo thời gian (như là biến DIST trong mô hình)  Kết quả ước lượng mô hình Phương pháp nhân tử Lagrange với kiểm định Breusch – Pagan được sử dụng để kiểm chứng sự phù hợp của ước lượng trong mô hình IIT. Kết quả kiểm định Xtest0 bằng phần mềm Stata phiên bản 12 cho thấy p-value< 0,05 nên kết luận bác bỏ Ho, phương sai giữa các đối tượng thay đổi, cho thấy sai số trong ước lượng là có sự sai lệch giữa các nhóm đối tượng, phù hợp với mô hình REM. Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến IIT hàng nông sản của Việt Nam Biến số IIT Hệ số chặn -131,241 (0,000)*** LnGDPi*GDPj 3,105 (0,000)*** DGDPij -0,156 (0,095)* LnPCIi*PCIj 4,717 (0,000)*** DPCIij -0,154 (0,101)* LnDISTij -0,278 (0,059)* LnPOPi*POPj 4,289 (0,000)*** OPENi*OPENj 0,571 (0,003)** TIMBi*TIMBj -0,018 (0,833) LnAGRILANDi*AGRILANDj 0,118 (0,009)*** BOR 0,882 (0,001)** Số quan sát 128 Hệ số xác định của mô hình 64,27 Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là p-value. ***p
  8. Qua bảng trên ta thấy kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến IIT của Việt Nam với các đối tác thương mại giai đoạn 1997 – 2014. Theo kết quả này, các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, trừ nhân tố mức độ mất cân bằng trong thương mại, FDI và biến động tỷ giá hối đoái. Điều đó có nghĩa tất cả các nhân tố đều có tác động đến IIT hàng nông sản của Việt Nam với các đối tác thương mại chỉ trừ nhân tố mức mất cân bằng trong thương mại, FDI và biến động tỷ giá hối đoái. Yếu tố quy mô kinh tế có ảnh hưởng quan trọng và tích cực đến cả IIT. Điều đó phản ánh IIT hàng nông sản của Việt Nam có khả năng diễn ra với các nền kinh tế lớn hơn là với những nền kinh tế nhỏ. Xét mức độ tác động của quy mô kinh tế đến IIT hàng nông sản, kết quả cho thấy quy mô kinh tế của Việt Nam và đối tác thương mại tăng 1% thì mức độ IIT và hàng nông sản của Việt Nam và đối tác thương mại sẽ tăng thêm trung bình là 3,105%. Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết ban đầu. Bên cạnh đó, sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa Việt Nam và đối tác thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đến IIT. Kết quả về mức độ tác động của yếu tố sự khác biệt về quy mô kinh tế đến IIT hàng nông sản qua mô hình cho thấy sự khác biệt quy mô kinh tế tăng 1% thì mức độ IIT, hàng nông sản của Việt Nam và đối tác thương mại sẽ giảm bình quân là 0,056%. Khi 2 nền kinh tế có sự tương đồng về quy mô kinh tế càng lớn thì cơ cấu cầu sẽ tương tự nhau về sản phẩm khác biệt. Hai quốc gia càng có sự khác biệt về nguồn lực sẵn có thì khả năng về IIT và càng thấp, nhưng giữa hai quốc gia này càng cao. Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết ban đầu trên trên cả khía cạnh cung và cầu. Yếu tố thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng tích cực đến IIT. Điều đó phản ánh IIT hàng nông sản của Việt Nam có khả năng diễn ra với các nước có thu nhập bình quân đầu người cao hơn với nước có thu nhập bình quân đầu người nhỏ. Xét mức độ tác động của thu nhập bình quân đầu người đến IIT hàng nông sản, kết quả cho thấy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và đối tác thương mại tăng 1% thì mức độ IIT, và hàng nông sản của Việt Nam và đối tác thương mại sẽ tăng thêm trung bình là 4,717%. Điều này có nghĩa là việc tăng thu nhập sẽ dẫn đến việc đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng. Việc tăng thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm dẫn đến việc thúc đẩy IIT giữa các nước. Yếu tố sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và các nước có ảnh hưởng tiêu cực đến IIT. Sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và các nước tăng 1% thì mức độ IIT hàng nông sản sẽ giảm trung bình là 0,154%. Kết quả này phản ánh đúng lý thuyết vì khi sự khác biệt về thu nhập càng lớn có nghĩa là cơ cấu cầu hàng nông sản của các quốc gia càng khác nhau nên IIT giảm xuống. Đồng thời sự khác biệt thu nhập sẽ tạo ra tính khác biệt trong nhu cầu của người tiêu dùng. Sự chênh lệch trong phân phối thu nhập đòi hỏi các mức độ chất lượng hàng nông sản khác nhau. Điều đó phản ánh khi thu nhập bình quân tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ những hàng nông sản có chất lượng cao. Đồng thời sự khác biệt về cơ cấu cầu sẽ kích thích xuất khẩu những sản phẩm trong nước có sự khác biệt và nhập khẩu sản phẩm nước ngoài có sự khác biệt. Do đó sự khác biệt về nguồn lực các yếu tố sản xuất được đo lường bằng sự khác biệt về thu nhập đầu người ảnh hưởng tích cực đến mức độ. Biến khoảng cách địa lý, đại diện cho chi phí vận chuyển và chi phí thông tin, có hệ số âm, có nghĩa là chi phí vận chuyển và chi phí thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đối với IIT, đây là rào cản đối với sự phát triển IIT. Kết quả này ủng hộ cho lý lẽ rằng chi phí vận chuyển và chi phí thông tin làm giảm hai yếu tố cấu thành của IIT. Cụ thể yếu tố khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và đối tác thương mại gần nhau 1% thì mức độ IIT hàng nông sản sẽ tăng trung bình là 0,278%. Đồng thời hệ số biến giả BOR về đường biên giới chung giữa Việt Nam và đối tác thương mại có dấu dương, có nghĩa là yếu tố đường biên giới chung sẽ tác động tích cực đến IIT. Điều này phù hợp với kỳ vọng rằng các quốc gia có đường biên giới chung (BOR) sẽ giảm chi phí vận chuyển và chi phí thông tin, do đó làm tăng cường mức độ IIT. Hơn thế nữa, sự gần nhau về mặt địa lý làm tăng khả năng chia sẻ cấu trúc thị trường và có sự tương , 179
  9. đồng về văn hóa, thúc đẩy mức độ IIT giữa các nước gần nhau về địa lý. Kết quả này củng cố thêm mối tương quan ngược chiều giữa khoảng cách địa lý IIT. Yếu tố quy mô dân số có ảnh hưởng tích cực đối với IIT. Điều này phản ánh khi quy mô dân số của Việt Nam và đối tác thương mại càng lớn và có sự tương đồng về quy mô thì đòi hỏi thị trường tiêu thụ hàng nông sản càng lớn, bởi hầu hết các mặt hàng nông sản là thiết yếu với đời sống con người, do đó mức độ gia tăng IIT càng lớn, đặc biệt là mức độ gia tăng. Cụ thể khi quy mô dân số tăng 1% thì mức độ IIT trung bình 4,289%. Đồng thời khi quy mô dân số lớn đồng nghĩa với sự đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản, do đó sẽ kích thích nhập khẩu để thu hút sản phẩm từ các quốc gia khác. Chính điều này cho thấy quốc gia có quy mô dân số càng lớn thì mức độ IIT hàng nông sản càng lớn. Yếu tố độ mở nền kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến IIT. Điều đó khẳng định giả thuyết khi độ mở nền kinh tế của một nước càng lớn, khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới càng sâu rộng, các rào cản thương mại được giảm dần. do đó khối lượng và phân loại hàng nông sản được trao đổi đa dạng hơn. Tuy nhiên trong ước lượng về độ mở nền kinh tế lên lại không có ý nghĩa thống kê, thể hiện tác động không rõ ràng lên. Điều này có thể được giải thích là do khi độ mở nền kinh tế của một nước càng lớn, có thể xảy ra khả năng mất cân bằng trong cán cân thương mại, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông sản trong nước thấp hơn, sản phẩm không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Do đó ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu và tiêu thụ nông sản ngay tại thị trường nội địa. Ngoài ra Việt Nam xuất khẩu chủ yếu nông sản thô, ít qua chế biến và nhập khẩu về các sản phẩm đã qua chế biến. Kết quả là xảy ra thương mại liên ngành chứ không phải IIT. Yếu tố diện tích đất nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến IIT. Diện tích đất nông nghiệp là yếu tố nguồn lực quan trọng của ngành nông nghiệp. Khi một quốc gia có quy mô diện tích lớn trong điều kiện hỗ trợ của nguồn vốn khác trong nông nghiệp dẫn đến quy mô sản xuất hàng nông sản gia tăng. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô có thể đạt được, do đó quy mô và chủng loại hàng nông sản có thể đa dạng hơn. Do đó yếu tố diện tích đất nông nghiệp ảnh hưởng tích cực đến IIT. Yếu tố mức độ mất cân bằng thương mại có thể xảy sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và đối tác thương mại nên có thể tác động đến IIT của nền kinh tế, nhưng xét trong một ngành hàng nông sản thì có thể không xảy ra sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong ngành hàng nông sản nên yếu tố này có thể không tác động đến IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và các đối tác thương mại. 5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trong khu vực Đông Nam Á  Nâng cao chất lượng nông sản chế biến Nâng cao mức độ IIT hàng nông sản thì điều mấu chốt là sản phẩm nông sản có chất lượng cao, đặc biệt chú trọng đến khâu chế biến, cung cấp các sản phẩm theo hướng đáp ứng trúng thị hiếu tiêu dùng trong thời gian tới là thực phẩm đóng gói, thực phẩm ăn nhanh, thực phẩm giảm béo, thực phẩm chữa bệnh, thực phẩm có lợi cho sức khỏe và thực phẩm chất lượng cao. Do vậy cần đẩy mạnh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông sản, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng và chế biến rau quả, thực phẩm. Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng hoá chất trong nông sản. Phương thức sản xuất đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu. Việt Nam cần tập trung vào phát triển nguồn hàng nông sản chế biến. Do đó, Nhà nước cần ưu đãi và hỗ trợ nhập khẩu các máy móc chế biến nông sản cho phù hợp với từng vùng nguyên liệu, phù hợp với quy mô sản xuất và tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Đồng thời, hỗ trợ phát triển kinh tế và nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ chế biến nông sản. Các đơn vị xuất khẩu có thể tận dụng thời cơ từ việc cắt giảm thuế quan để tiêu thụ nông sản, sau đó nhập khẩu công nghệ và thiết bị chế biến nông sản về Việt Nam. Trên cơ , 180
  10. sở đó, có thể tìm hiểu nghiên cứu thị trường và tính phù hợp của sản phẩm nông sản chế biến để từng bước đảm bảo mục tiêu xuất khẩu nông sản chế biến sang các thị trường khác nhau, tạo đà phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay với mỗi thị trường, mỗi nhóm khách hàng do đặc thù văn hóa lại có nhu cầu riêng. Như vậy bên cạnh việc nâng cao chất lượng nông sản chế biến, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường, hoàn thiện thiết kế sản phẩm cũng như thiết kế bao bì bắt mắt, đồng thời đáp ứng được yêu cầu bảo quản và giữ được chất lượng sản phẩm là hết sức quan trọng. Tăng cường năng lực kiểm dịch và kiểm soát an toàn thực phẩm. Việt Nam đã áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật khác nhau cho thịt, trái cây và rau quả tươi, thức ăn gia súc, sữa, thực phẩm chế biến, và thực phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau. Hơn nữa, Việt Nam đã đồng ý sử dụng các biện pháp an toàn thực phẩm của nước ngoài, nhưng vẫn chưa áp dụng được đầy đủ các tiêu chuẩn cung cấp bởi các tổ chức quốc tế. Do đó việc tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng nông sản đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Điều quan trọng là các yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu như an toàn thực phẩm, kiểm dịch, các tiêu chuẩn và dán nhãn phải được thực hiện một cách minh bạch, thống nhất với các hướng dẫn và thông lệ quốc tế. Điều này sẽ giúp Việt Nam đảm bảo các mục tiêu về cả thương mại và an ninh lương thực, góp phần phát triển IIT hàng nông sản một cách bền vững.  Đẩy mạnh mức độ IIT dựa vào yếu tố về khoảng cách địa lý Từ nghiên cứu ta thấy các nước gần nhau về mặt địa lý với Việt Nam sẽ có nét tương đồng về đặc điểm văn hóa, xu hướng tiêu dùng, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam sẽ có mức độ phát triển IIT hàng nông sản lớn hơn. Do đó Việt Nam cần xây dựng chính sách ưu tiên trong lựa chọn các đối tác thương mại mà mình có lợi thế về khoảng cách địa lý. Đặc biệt là các nước có chung đường biên giới tiếp giáp với Việt Nam để giảm chi phí vận chuyển và chi phí thông tin, tiết kiệm thời gian vận chuyển, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp. Qua đó Việt Nam sẽ duy trì và phát huy lợi thế này để thúc đẩy IIT các với mặt hàng nông sản về cả quy mô, cơ cấu mặt hàng và đa dạng chủng loại mặt hàng nông sản.  Mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác trong nông nghiệp Qua mô hình phân tích yếu tố độ mở nền kinh tế có tác động tích cực đến cường độ IIT. Vì vậy Việt Nam cần xây dựng chính sách mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài vào phát triển nông nghiệp, nhằm tăng quy mô sản xuất nông sản, phong phú thêm về chủng loại và nâng cao giá trị hàng nông sản. Trên cơ sở hợp tác với các đối tác trong khu vực thông qua các cuộc đàm phán thương mại song phương và dần dần mở rộng thị trường nông sản. Đề xuất này cần được tiến hành một cách thận trọng. Một mặt, Việt Nam phải cạnh tranh trong các sản phẩm nông nghiệp, mở cửa thương mại có thể gây ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp, đến thu nhập cũng như việc làm của người nông dân. Vì vậy, điều cần thiết để bảo đảm mở cửa từng bước thị trường nông sản của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cần mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong nông nghiệp, nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế về lộ trình cắt giảm thuế quan, cải cách thủ tục hành chính, chấp nhận cạnh tranh để hội nhập thị trường thế giới đồng thời thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiệu để phát triển nông nghiệp.  Đẩy mạnh tập trung ruộng đất cho sản xuất hàng nông sản Từ kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố diện tích đất nông nghiệp là yếu tố tác động tích cực đến IIT. Do vậy Việt Nam cần đẩy mạnh tập trung ruộng đất cho sản xuất hàng nông sản. Tích tụ ruộng đất là tất yếu của quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường và cụ thể là hàng nông sản nói riêng. Quá trình tích tụ ruộng đất phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, giúp nông dân tiếp cận được ruộng đất để nâng cao đời sống. , 181
  11. Tập trung ruộng đất phải nhằm vào khai thác và sử dụng đất, gắn kết với lao động nông thôn một cách hiệu quả nhất, phát triển sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng như khai thác lợi thế theo quy mô, góp phần nâng cao năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam. Chính sách tập trung ruộng đất cần khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất kinh doanh hàng nông sản, tránh việc đầu cơ ruộng đất, sử dụng ruộng đất kém hiệu quả. Tính toán tốc độ và quy mô tích tụ ruộng đất theo vùng miền và phù hợp với quy mô và chất lượng lao động nông thôn. Do quá trình tích tụ đất đai cũng mang đặc trưng từng vùng miền nên tiến trình này không giống nhau tại các địa phương. Tập trung ruộng đất với mục tiêu là phát triển nông nghiệp, phát triển xã hội và đời sống người dân nông thôn. Do đó bên cạnh chính sách khuyến khích để nông dân trở thành chủ thể chính quá trình tích tụ, đồng thời giúp họ sở hữu tư liệu sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh hàng sản, giúp họ liên kết để tập trung sản xuất, khuyến khích xuất khẩu nông sản. Giải pháp này sẽ góp phần cải thiện quy mô xuất khẩu nông sản, đa dạng hóa mặt hàng nông sản xuất khẩu, thúc đẩy IIT hàng nông sản.  Đa dạng hóa nông sản nhập khẩu phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam là một thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa đầy tiềm năng. Nhu cầu tiêu dùng nông sản nhập khẩu trong thời gian tới sẽ tăng mạnh về số lượng, cũng như đòi hỏi về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Do vậy nông sản nhập khẩu cũng cần đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Các nhà nhập khẩu nông sản Việt Nam cũng có thể tìm kiếm các cơ hội trong giai đoạn hiện nay là đa dạng hàng nông sản nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa. Việt Nam cần thúc đẩy nhập khẩu hàng nông sản từ các đối tác thương mại trong khu vực có lợi thế về khoảng cách địa lý với nhiều nét văn hóa tương đồng. Trong khi thị trường thế giới đang bị suy giảm, một thị trường sẵn có với hơn 100 triệu dân là cần thiết để có thể giúp các nhà nhập khẩu nông sản giải tỏa lượng hàng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Đối với các mặt hàng thực phẩm, các nhà nhập khẩu cần nghiên cứu nhu cầu và tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng nội địa về thực phẩm chế biến sẵn, tiện dụng phục vụ cho nhu cầu ăn nhanh ở các đô thị lớn, thực phẩm có lợi cho sức khỏe để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng Việt Nam. Chính điều này sẽ thúc đẩy IIT hàng nông sản của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bergstrand J. H. (1985), “The Gravity Equation in International Trade: Some Microeconomic Foundations and Empirical Evidence”, The Review of Economics and Statistics 67(3), pp. 474-481. 2. Caves, R. E. (1981), “Intra-industry trade and market structure in the industrial countries”, Oxford Economic Papers 33, pp. 203–223. 3. Chemsripong , Lee.E, Agbola W. (2005), “Intra – industry trade in manufactures between Thailan and other Asia Pacific Economic Cooperration countries for 1980 – 1999”, Econometrics and International Development 5, pp. 61-80. 4. Grubel, H.G., P.J. Lloyd, (1975), Intra-industry trade: the theory and measurement of international trade in differentiated products, McMillan: London. 5. Helpman, E. and P.R. Krugman (1985), Market Structure and Foreign Trade: Increasing Returns, Imperfect Competition, and the International Economy, Cambridge MA: MIT Press. 6. Krugman, P.R. (1981), “Intra – Industry Trade Specialization and the Gains from Trade,” Journal of Political Economy 9, pp. 950 – 959. 7. Zhang, Z. & C. Li, (2006), ‘Country-specific factors and the pattern of intra-industry trade in China’s manufacturing’, Journal of International Development 18, pp. 1137- 1149. , 182
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2