Khu hệ động vật có xương sống
-
Rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Nội được đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên nền núi đá vôi. Đây là khu rừng đặc dụng có giá trị về nhiều mặt trong đó có bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. Bài viết tập trung nghiên cứu nhóm động vật có xương sống ở cạn với các đặc trưng của khu hệ về thành phần loài, giá trị bảo tồn, phân bố và tình trạng các loài quý hiếm.
9p vilarry 01-04-2024 3 1 Download
-
Bài viết nghiên cứu dẫn liệu đa dạng thành phần loài động vật có xương sống bao gồm Thú, Lưỡng cư và Bò sát được triển khai tại lâm phận rừng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đăk Roong và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Trạm Lập thuộc xã Đăk Roong và xã Sơn Lang, nằm trong khu vực hành lang kết nối Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
13p visergey 14-03-2024 14 2 Download
-
Bài viết Nghiên cứu động vật không xương sống trong hang động tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình được tiến hành nhằm xác định giá trị đa dạng sinh học hang động khu vực nghiên cứu, và hoạt động của con người ảnh hưởng như thế nào đến đa dạng sinh học hang động. Qua đó, là cơ sở để đưa ra một số khuyến nghị góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý hang động tại địa phương.
7p vithor 20-07-2023 13 2 Download
-
Bài viết Giá trị bảo tồn của khu hệ động vật có xương sống tại khu vực rừng tự nhiên Thác Tiên Đèo Gió, tỉnh Hà Giang trình bày tính đa dạng về khu hệ động vật có xương sống tại khu rừng Thác Tiên – Đèo Gió; Thành phần các loài động vật quý hiếm tại khu rừng Thác Tiên – Đèo Gió; Các mối đe dọa đến các loài động vật tại khu rừng Thác Tiên – Đèo Gió.
8p vilamborghini 12-10-2022 10 4 Download
-
Bài viết Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng nước sông Thu Bồn khu vực huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam y trình bày kết quả khảo sát thành phần động vật không xương sống cỡ lớn ở sông Thu Bồn nhằm đánh giá chất lượng nước mặt tại các khu vực nghiên cứu thông qua chỉ số BMWPVIET và chỉ số ASPT.
4p vilexus 30-09-2022 16 2 Download
-
Việt Nam sở hữu nhiều hệ sinh thái và môi trường sống khác nhau, như các vùng núi cao, rừng trên núi đá vôi, dãy núi đá vôi, đặc biệt là dãy Trường Sơn. Vì vậy, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là các loài ốc cạn. Giống ốc cạn Dioryx có phạm vi phân bố từ khu vực Đông Nam dãy Himalaya đến Đài Loan (Trung Quốc) ở phía Đông, mở rộng xuống phần phía Bắc của bán đảo Mã Lai.
11p vigandhi 23-02-2022 20 2 Download
-
Mục tiêu của đề tài là xây dựng danh lục các loài động vật có xương sống và đánh giá tính đa dạng sinh học khu hệ động vật này ở Vườn Quốc gia Cúc Phương; đánh giá sự phân bố của các loài trên trong khu vực nghiên cứu; đánh giá tình trạng bảo tồn của một số loài động vật có xương sống quan trọng (loài bị đe dọa) tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
152p guitaracoustic06 24-12-2021 22 1 Download
-
Cho đến nay, ngoài thông tin về một số loài động, thực vật trên cạn có giá trị bảo tồn được ghi trong đề cương thành lập Khu bảo tồn thì các dẫn liệu thành phần loài và đặc điểm phân bố của nhóm Động vật không xương sống thủy sinh chưa được tiến hành.
14p vijichoo2711 30-05-2021 29 3 Download
-
Giáo trình “Động vật không xương sống" giới thiệu cho học sinh các kiến thức cơ bản về: Các đặc điểm môi trường sống của động vật không xương sống; giới thiệu về khu hệ động vật không xương sống nước ngọt, lợ, mặn; các đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh thái học của động vật không xương sống; phương pháp nuôi trồng một số nhóm động vật không xương sống có giá trị kinh tế.
69p tradaviahe20 12-04-2021 37 5 Download
-
Bài viết thông qua việc khảo sát khu hệ động vật đáy không xương sống cỡ lớn giúp đánh giá chất lượng môi trường nước nền đáy của các thuỷ vực như sông,suối, ao, hồ.
7p nguathienthan11 06-04-2021 19 2 Download
-
Bài viết thông qua nghiên cứu cho thấy, số loài, mật độ cá thể và chỉ số đa dạng của động vật không xương sống cỡ lớn ven bờ ít có sự biến động giữa các điểm thu mẫu, nhưng có nhiều khác biệt theo mùa khảo sát.
9p caygaocaolon9 04-01-2021 38 2 Download
-
Đã phát hiện được 24 loài và phân loài giun đất thuộc 5 giống, 3 họ ở phía Tây Nam Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, trong đó có 11 loài lần đầu phát hiện tại khu vực nghiên cứu và có 6 dạng mới lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam. Chúng đều thuộc giống Pheretima và đang chờ thêm dẫn liệu để định tên. Đã gặp cả 3 nhóm hình thái.
7p vioklahoma2711 17-11-2020 49 2 Download
-
Bài viết trình bày kết quả bước đầu điều tra khu hệ động vật có xương sống trên cạn của khu vực núi tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang thông qua thành phần loài; danh sách loài động vật có xương sống trên cạn của khu vực Tây Côn Lĩnh, Hà Giang.
9p nguaconbaynhay 22-10-2019 28 1 Download
-
Rất gần di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng là nơi có tính đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình như: rừng ngập mặn, có biển, hệ sinh vùng triều... Nơi đây cũng có cảng Hải Phòng - cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc và là cảng biển lớn thứ hai ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sản lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng hằng năm cũng không ngừng tăng lên.
9p bibianh 27-09-2019 52 2 Download
-
Bài viết trình bày xây dựng danh lục thành phần các loài động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn (Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Thống kê các loài động vật có xương sống trên cạn quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen. Phân tích giá trị và hiện trạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn. Nghiên cứu những yếu tố tác động tiêu cực của con người đến đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
20p vinhsolax 15-09-2019 46 2 Download
-
Kết quả điều tra trong 3 năm (2012 – 2014) về thành phần loài sinh vật gây hại khu di sản thánh địa Mỹ Sơn đã ghi nhận có 50 loài, bao gồm 16 loài mối thuộc động vật không xương sống, 9 loài động vật có xương sống, 5 chi nấm mốc và 16 loài thực vật. Trong số này chỉ có duy nhất 1 loài mối xâm nhập vào bên trong các toà tháp và mới chỉ gây hại ở mức độ nhẹ. Đã xác định được 3 chi nấm mốc (Aspergillus, Trichoderma và Penicillium) gây hại chính cho các tòa tháp. Mức độ gây hại nặng nhất là khu tháp C, B, tiếp đến là khu tháp D và khu tháp A bị nấm mốc gây hại ở mức độ nhẹ nhất.
14p cathydoll4 21-02-2019 55 7 Download
-
Bài viết này tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của chính các tác giả về cấu trúc thành phần loài và hiện trạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở Khu BTTN Pù Huống.
7p cathydoll3 14-02-2019 82 3 Download
-
Nghiên cứu tập trung về các loài động vật có xương sống như Chim, Thú, Bò sát, Lưỡng cư, còn lớp côn trùng nói chung, bộ Cánh vảy nói riêng vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu. Mời các bạn tham khảo!
6p cathydoll3 14-02-2019 61 2 Download
-
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thành phần, đặc điểm phân bố và độ phong phú của các nhóm Mesofauna tại VQG Bạch Mã. Nghiên cứu này góp phần bổ sung số liệu về động vật không xương sống cỡ trung bình của khu vực.
7p cathydoll3 14-02-2019 68 2 Download
-
Nội dung bài viết trình bày đa dạng động vật không xương sống cỡ lớn và cá tại khu vực Tây Nguyên và các loài có nguy cơ bị đe dọa. Mời các bạn tham khảo!
4p cathydoll1 09-01-2019 63 2 Download