Piper betle L.
-
Nghiên cứu "Khảo sát độc tính cấp, khả năng kháng oxi hóa và kháng viêm của cao Trầu không (Piper betle l. Piperaceae)" đã được tiêu chuẩn hóa, được chiết xuất với dung môi cồn 96 % và nước. Hoạt tính kháng oxi hóa của cao Trầu không được xác định theo phương pháp khử gốc tự do DPPH. Thử nghiệm in vivo được thực hiện trên chuột nhắt trắng Swiss albino, (6-8) tuần tuổi, trọng lượng trung bình khoảng 22 g.
11p phuong3120 05-06-2023 13 4 Download
-
Lá trầu không với hoạt tính kháng khuẩn mạnh đã được sử dụng rộng rãi để phòng bệnh cho con người và động vật nuôi. Bài viết được thực hiện nhằm mục đích tạo được chế phẩm nhũ tương nano từ tinh dầu lá trầu không và bước đầu thử nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND ở tôm.
7p viargus 03-03-2023 21 3 Download
-
"Khảo sát hoạt tính kháng Candida albicans của phối hợp cao Trầu không (Piper betle L. Piperaceae) và tinh dầu Bách lí hương (Thymus vulgaris L. Lamiaceae)" cho thấy phối hợp cao Trầu không – tinh dầu Bách lí hương (1 mg : 4 μL) có hiệu quả cộng lực kháng C. abicans trên mô hình in vitro và mô hình tính thấm qua móng ex vivo. Đồng thời, bằng mô hình gây nhiễm móng ex vivo, nghiên cứu cũng đã xác định được phối hợp cao Trầu không 0,156 % (w/v) và tinh dầu Bách lí hương 0,625 % (v/v) có khả năng diệt nấm C. albicans ATCC 10231.
8p phuong62310 31-01-2023 19 5 Download
-
Bài viết "Xây dựng qui trình định lượng hydroxychavicol trong cao Trầu không (piper betle L. piperaceae) bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao" đã cung cấp các thông số nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao Trầu không của Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng quy trình trên để đánh giá hàm lượng hydroxycavicol trong cao chiết nước phân đoạn dicloromethan của Trầu không cho thấy hàm lượng hydroxychavicol khoảng 85 %. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết!
10p phuong62310 31-01-2023 13 5 Download
-
Bài viết Đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết lá trầu không (Piper betle L.) thu nhận bằng phương pháp chiết siêu âm được nghiên cứu nhằm bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về phương pháp ly trích hoạt chất từ lá trầu không bản địa.
6p viaudi 04-08-2022 52 4 Download
-
Bài viết Hoạt tính kháng muỗi vằn (Aedes aegypti) của tinh dầu lá hồ tiêu (Piper nigrum L.) và trầu không (Piper betle L.) nghiên cứu này tiến hành chiết xuất tinh dầu lá hồ tiêu (Piper nigrum) và lá trầu không (Piper betle), và đánh giá hoạt tính kháng muỗi vằn (Ae. aegypti) của hai tinh dầu này trong điều kiện phòng thí nghiệm.
9p vichristinelagarde 11-07-2022 13 3 Download
-
Bài viết này được thực hiện nhằm chứng minh hiệu quả phối hợp của cao lá Trầu (Piper betle L. Piperaceae) với miconazol trên các chủng Candida spp. Lá Trầu được nghiên cứu qui trình chiết xuất và tinh chế với các dung môi rẻ, thân thiện (cồn, nước). Mời các bạn cùng tham khảo!
6p octoberer 26-06-2021 38 3 Download
-
Xanthine oxidase (XO) là một enzym có vai trò quan trọng trong tổng hợp acid uric. Các chất ức chế enzym XO làm giảm sinh tổng hợp acid uric đã được sử dụng để phòng và điều trị bệnh gút. Trong nghiên cứu này, lá Trầu không (Piper betle L.) được chiết bằng phương pháp siêu âm sử dụng ethanol 50% và các phân đoạn dịch chiết thu được bằng cách sử dụng các dung môi n-hexane, ethyl acetate (EtOAc) và n-butanol (n-BuOH). Dịch chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết được đánh giá tác dụng chống oxy hóa và ức chế enzym XO trên in vitro.
9p nguathienthan6 01-07-2020 54 3 Download
-
Tạp chí Dược liệu – Tập 1, số 1/1996 với các bài viết: Vai trò của dược liệu trong chính sách quốc gia về thuốc; những cây thuốc thuộc chi Geranium trong họ Geraniaceae juss ở Việt Nam; thành phần hóa học của tinh dầu lá trầu không (Piper Betle L.)...
30p sabiendo 03-02-2020 48 6 Download
-
Trầu (Piper betle L.) đã được sử dụng làm thuốc lâu đời tại Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ đánh giá tác dụng kháng viêm và độc tính của 1 một chế phẩm thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu (TK) trên chuột nhắt trắng.
7p viares2711 15-10-2019 34 1 Download
-
Với mục đích tìm kiếm một chế phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa lây lan bệnh Tay chân miệng (TCM), Bài viết tiến hành khảo sát tác kháng virus EV71 của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu (TK). Đồng thời, tác dụng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus (MSSA và MRSA), Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli của chế phẩm này cũng được đánh giá.
6p viares2711 15-10-2019 48 1 Download
-
Báo cáo này điểm qua các điều kiện thực nghiệm nhằm đạt được hàm lượng tinh dầu nhiều với tổng phenolic cao [13], sau đó khảo sát sự biến đổi hàm lượng tinh dầu và thành phần phenolic theo tháng thu hoạch và cuối cùng là hoạt tính khử khuẩn, nấm và đăc biệt khả năng bất hoạt virus Tay Chân Miệng Enterovirus 71 của tinh dầu.
11p meolep3 18-12-2018 79 3 Download
-
Nội dung bài viết nhằm khai thác nguồn dược liệu làm thuốc kháng nấm, đề tài được thực hiện với mục tiêu khảo sát một số điều kiện chiết cao từ lá trầu không piper betle L. piperaceae. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
5p hanh_hoa96 04-12-2018 81 8 Download
-
Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đặc biệt có hiệu ứng muối kết hợp với đun hồi lưu, chúng tôi đã tách thành công tinh dầu lá trầu được trồng tại Hải Dương với hiệu suất đạt 1,01%. Tinh lá trầu tách được có tỷ trọng cao là 25 d4 =0,963 và chiết suất lớn 25 Dn =1,5362.
6p cumeo2005 02-07-2018 82 2 Download
-
Bằng phương pháp chiết theo độ phân cực tăng dần của dung môi, các lớp chất thiên nhiên trong lá trầu không Piper Betle L. đã được phân tách thành bốn lớp chất khác nhau. Lớp chất kém phân cực được chiết bằng n-hexan (cặn H, 4,62%), lớp chất phân cực trung bình được chiết bằng dung môi diclometan (cặn D, 4,19% ), lớp chất phân cực được phân bố vào dung môi chiết etyl axetat (cặn E, 1,80%), lớp chất phân cực cao phân bố vào dung môi chiết metanol-nước (cặn W, 6,03%).
5p cumeo2425 02-07-2018 210 11 Download
-
Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đặc biệt có hiệu ứng muối kết hợp với đun hồi lưu, tác giả đã tách thành công tinh dầu lá trầu được trồng tại Hải Dương với hiệu xuất đạt 1.01%. Tinh lá trầu tách được có tỷ trọng cao, chiết xuất lớn. Bằng phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ(GC/MS), tác giả đã khẳng định tinh dầu lá trầu trồng tại Hải Dương có thành phần hóa học chính là eugenol, với hàm lượng lên tới 77,24%. Từ tinh dầu này tác giả đã sử dụng phương pháp sắc ký cột thường nhồi bằng silica gel theo phương pháp nhồi ướt với hệ dung môi rửa giải là n-hexan/etyl axetat.
5p uocvong03 24-09-2015 209 22 Download