Thực hiện bảo vệ rừng
-
Bài viết tìm hiểu hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất các giải pháp bảo vệ sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng, và là cơ sở để đề xuất mô hình tổ chức quản lý hệ sinh thái theo hướng phát triển bền vững sao cho có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển kinh tế.
9p gaupanda051 13-09-2024 8 1 Download
-
Bài viết này, nhóm tác giả dùng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu chuyên gia để từ đó đưa ra bức tranh khái quát về việc quản lý tài nguyên này hiện nay. Kết quả nêu được các giá trị đóng góp của sản phẩm này, các hình thức sử dụng, trao đổi, mua bán động vật hoang dã nguy cơ biến mất và những thành phần có liên quan từ chúng một cách bất hợp pháp. Ngoài ra bài viết còn tổng hợp được các giải pháp bảo tồn, gìn gìn chúng hiện nay.
6p gaupanda051 13-09-2024 5 1 Download
-
Bài viết tập trung đánh giá các nguyên tắc lý thuyết, chính sách hiện hành và hiệu quả của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, tập trung vào trường hợp các nhà máy điện lực dầu khí. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần tiếp tục cải tiến chính sách để cân bằng giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt cần giải quyết vấn đề tính chi phí dịch vụ môi trường rừng vào giá điện trong hợp đồng mua bán điện.
9p vinatis 30-07-2024 9 2 Download
-
Tiểu dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030: “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”, được ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giai đoạn I được triển khai từ năm 2021 - 2025. Nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân và đề xuất được một số giải pháp thực hiện Tiểu dự án trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
14p vithomson 25-07-2024 20 2 Download
-
Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của lâm sản ngoài gỗ (LNSG) đối với hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại xã miền núi Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cấu trúc tuyến tính (SEM) dựa trên số liệu thu thập từ 150 hộ đang tham gia quản lý bảo vệ rừng có tiến hành khai thác LSNG.
11p gaupanda041 11-07-2024 3 1 Download
-
Bài viết đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, bao gồm: tăng cường quản lý nhà nước; bảo vệ, phát triển, bảo tồn tài nguyên rừng và đất rừng; đẩy mạnh chuyển đổi rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, cán bộ viên chức trong thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.
8p vialicene 02-07-2024 3 1 Download
-
Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng phân bố, một số đặc điểm lâm học và sinh thái của cây Bách tán đài loan tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
10p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Cây Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae), đây là loài cây gỗ quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) được xếp vào nhóm danh mục loài ở mức độ nguy cấp (EN A1a, c, d). Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng, một số đặc điểm lâm học và sinh thái của cây Sến mật tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Nha, tỉnh Sơn La.
9p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Nghiên cứu này đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn tại vùng lõi vịnh Hạ Long nhằm bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
10p viamancio 04-06-2024 15 1 Download
-
Bài viết trình bày tính đa dạng hệ thực vật rừng tại khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả điều tra đa dạng thực vật khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến nay đã phát hiện có tổng số 830 loài thực vật, thuộc 4 ngành thực vật (ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc lan), thuộc 14 nhóm dạng sống khác nhau, trong đó dạng sống Cỏ nhỏ có số lượng loài lớn nhất là 157 loài.
11p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học Châu chấu mía chày xanh được thực hiện từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ.
9p viamancio 04-06-2024 6 1 Download
-
Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học về: Hiện trạng thảm thực vật; Đa dạng các taxon thực vật; Đa dạng nhóm thực vật quý hiếm. Trên cơ sở điều tra theo tuyến và điều tra ô tiêu chuẩn, kết quả cho thấy, tại Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng có 8 trạng thái thảm thực vật, bao gồm: Rừng tự nhiên trung bình cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; Rừng tự nhiên phục hồi cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; Rừng tự nhiên trung bình cây lá rộng thường xanh trên núi đất; Rừng tự nhiên nghèo cây lá rộng thường xanh trên núi đất;...
8p viamancio 04-06-2024 11 1 Download
-
Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm và ảnh hưởng của vốn xã hội của các cộng đồng đến hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu được thực hiện tại 6 mô hình quản lý rừng cộng đồng ở 3 tỉnh trong khu vực thông qua việc điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia và phỏng vấn chuyên sâu 181 hộ gia đình về các yếu tố vốn xã hội của cộng đồng và hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
13p viamancio 03-06-2024 8 3 Download
-
Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
17p khanhchi2540 11-05-2024 3 1 Download
-
Bài viết tóm tắt các công nghệ đã và đang được áp dụng trên toàn cầu trong công tác quản lý lửa rừng như phát hiện sớm cháy rừng, cảnh báo cháy rừng, ứng dụng công nghệ không gian địa lý trong giám sát cháy rừng... Bài viết cung cấp thông tin tổng hợp để các nhà khoa học, các nhà quản lý về lửa rừng có thể tham khảo và lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
10p vilarry 01-04-2024 6 2 Download
-
Đánh giá này được thực hiện dựa trên những đánh giá về đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm và viên chức các Ban quản lý rừng (BQL) qua các năm từ 2016 đến nay và qua khảo sát từ phía các Chi cục Kiểm lâm, các BQL rừng, học viên đã tham gia các khoá bồi dưỡng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức và người lao động ngành lâm nghiệp.
10p vilarry 01-04-2024 3 2 Download
-
Bài viết này tóm tắt kết quả nghiên cứu về thực trạng cơ chế khuyến khích đối với hệ thống quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam, trong đó tập trung vào yếu tố quản lý nguồn nhân lực, và mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khách quan hiện trạng cơ chế khuyến khích hiện có và đưa ra đề xuất về các biện pháp khuyến khích, trọng tâm là chế độ ưu đãi đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc khu bảo tồn phù hợp với thực tiễn, đáp ứng kỳ vọng quản lý theo cơ sở pháp lý hiện hành.
11p visergey 14-03-2024 3 2 Download
-
Nghiên cứu này được thực hiện với ba điểm chính. Một là, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát dịch Sâu róm thông. Hai là, xây dựng các bản đồ chuyên đề thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố môi trường với dịch Sâu róm thông. Ba là, xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi với sự phát triển của Sâu róm thông làm cơ sở khoa học cho công tác dự tính dự báo dịch cho huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
16p visergey 14-03-2024 8 2 Download
-
Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà đã và đang được sử dụng chưa thể hiện được đầy đủ đặc điểm thảm thực vật của Vườn. Nhiều báo cáo, công trình nghiên cứu chưa thống nhất, rõ ràng về tên gọi với cùng một kiểu rừng. Do vậy, bài viết tập trung xây dựng hệ thống phân loại, bản đồ và mô tả đặc điểm thảm thực vật Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
9p visergey 14-03-2024 14 3 Download
-
Rừng ngập mặn (RNM) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, đặc biệt là vai trò phòng hộ chắn sóng, chắn gió bão, bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân, bảo vệ các công trình đê điều ven biển. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng của rừng ngập mặn ở Quảng Ninh thông qua điều tra các ô tiêu chuẩn đại diện tại huyện Tiên Yên và thị xã Quảng Yên.
11p visergey 14-03-2024 16 2 Download