Tín ngưỡng dân tộc Mảng
-
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ của người Chăm Bàlamôn, thể hiện sự kết nối giữa con người và thần linh. Các nhạc cụ truyền thống như kèn saranai, trống ginang, và đàn kanhi thường được sử dụng để tạo nên những giai điệu thiêng liêng, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Những giai điệu này không chỉ làm phong phú thêm nghi lễ mà còn giúp duy trì và truyền tải các giá trị văn hóa, tín ngưỡng qua nhiều thế hệ. Việc bảo tồn và phát huy âm nhạc trong nghi lễ của người Chăm Bàlamôn là một phần quan trọng trong việc giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
3p xuanphongdacy04 04-09-2024 1 0 Download
-
Ebook Văn hóa phong tục: Phần 2 đề cập đến nhiều khía cạnh trong văn hóa phong tục của đất nước, của thủ đô Hà Nội. Đó có thể là những vấn đề lớn mang tính đại thể đến những sự việc cụ thể trong cuộc sống đời thường. Đó cũng có thể là những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hiện nay nhưng cũng có nhiều câu chuyện dù xưa mà chưa cũ trong đời sống, qua thời gian vẫn nguyên giá trị thời sự.
173p longtimenosee05 13-03-2024 15 2 Download
-
Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc Tổ quốc, có đông đảo người dân tộc Thái sinh sống. Trải qua hàng trăm năm sinh sống và lao động sản xuất, tín ngưỡng nông nghiệp của người Thái đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo, khác biệt. Bài viết đã làm rõ tín ngưỡng ngưỡng nông nghiệp của người Thái thông qua đối tượng thờ cúng.
8p vigrab 02-02-2024 11 2 Download
-
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng của tộc người ở Việt Nam, trên cơ sở niềm tin tổ tiên luôn ở bên, che chở, phù hộ cho con cháu. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày là một hoạt động ý thức của con người; là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ về cội nguồn quá khứ; là ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tín ngưỡng này đã trở thành một phong tục, một chuẩn mực đạo đức trong nguyên tắc làm người.
19p visystrom 22-11-2023 18 4 Download
-
Cuốn tài liệu “Tôn giáo, tín ngưỡng ở khu vực Tây Nguyên hiện nay” nhằm góp phần cung cấp các tri thức mang tính chất cơ bản, có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng ở khu vực Tây Nguyên, chỉ ra những nét đẹp, giá trị, đặc trưng, vai trò, đóng góp của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống của các dân tộc ít người nói riêng, trong đời sống xã hội ở khu vực Tây Nguyên nói chung.
176p dangnhuy08 15-05-2023 47 9 Download
-
Bài viết Những yếu tố tác động đến “không gian thiêng” truyền thống ở đồng bằng sông Hồng được nghiên cứu nhằm nhận diện và phân tích những yếu tố chính tác động đến các "không gian thiêng" công cộng mang đậm tính truyền thống này ở khu vực đồng bằng sông Hồng, với sự tập trung vào giai đoạn hiện nay.
11p visirius 11-01-2023 9 4 Download
-
Phần 2 của cuốn sách "Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3)" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: ngoại giao Việt Nam từ 1945 đến nay; giáo dục cách mạng ở vùng căn cứ địa Thủ Dầu Một - Bình Dương 1945-1975; văn hóa tộc người ở Việt Nam; đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo của cư dân Nam bộ; các dân tộc ít người bản địa ở Đông Nam bộ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
257p hanlinhchi 24-10-2022 16 6 Download
-
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần tạo nên những giá trị, triết lý đạo đức mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc như hiếu thảo, nhân ái, cộng đồng, truyền thống dân tộc, luôn song song cùng sự hình thành và phát triển của dân tộc. Còn là một nhân tố góp phần để bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống, tập quán mang đậm nét văn hóa của dân tộc.
5p vizhangyiming 22-12-2021 52 4 Download
-
Lễ hội Gầu Tào là một sinh hoạt văn hoá truyền thống mang tính cộng đồng tiêu biểu và đặc sắc của đồng bào Hmông. Đây là lễ hội có nguồn gốc cổ xưa, xuất hiện cùng quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Hmông, trở thành lễ hội tiêu biểu, độc đáo với những tín ngưỡng, lễ thức, phong tục, được bảo lưu gìn giữ đến ngày nay. Trong phạm vi bài viết tập trung gợi mở các giá trị văn hóa của lễ hội Gầu Tào, từ đó làm sáng tỏ sự độc đáo, phong phú và đặc sắc trong đời sống văn hóa dân tộc Hmông.
6p vidakota2711 02-03-2021 71 4 Download
-
Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa biểu tượng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, lễ hội Đền Hùng từ lễ hội làng gắn với những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ.
9p vidakota2711 22-02-2021 124 12 Download
-
Cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã có rất nhiều hình thái tín ngưỡng dân gian, trong đó thờ cúng tổ tiên là một trong những hình thái tín ngưỡng mang tính phổ biến của người Việt trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung và người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
8p tamynhan9 02-12-2020 51 4 Download
-
Sách phác họa những tình tiết của hiện tượng Lên Đồng và bước đầu tìm hiểu Lên Đồng là nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ mang trong nó chất Shaman giáo, một loại hình tín ngưỡng khá phổ biến trong nhiều dân tộc nước ta cũng như trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo.
159p tamynhan0 04-07-2020 52 9 Download
-
Trò chơi dân gian không những mang nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của một quốc gia, dân tộc, phản ánh cuộc sống sinh hoạt xưa của người dân cũng như hàm chứa trong đó là những hy vong, ước mơ về một cuộc sống tốt lành, sung túc, một sức khỏe dồi dào. Các trò chơi mang trong mình những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện đời sống tín ngưỡng của người dân. Thông qua các trò chơi, quan hệ con người cũng được thắt chặt hơn, củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng, thể hiện tinh thần cộng đồng khăng khít vốn là niềm tự hào của người Á Đông nói chung và người dân Hàn Quốc nói riêng.
25p nanhankhuoctai7 01-07-2020 69 7 Download
-
Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi hội tụ nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên nét văn hoá đa dân tộc đặc sắc. Hệ thống các chùa chiềng mang nét văn hoá của dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cũng theo đó mà được xây dựng khang trang, uy nghi thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của các Phật tử. Mỗi chùa có một sắc thái, phong cách đặc sắc riêng mang nét đặc trưng của dân tộc. Đã từ lâu, một số ngôi chùa ở Sóc Trăng là điểm đến không thể thiếu của du khách gần xa.
9p 035522894 17-04-2020 68 6 Download
-
Từ sự biết, sự hiểu, sự lưu truyền những giá trị truyền thống dân tộc, thông qua những giai thoại và truyền thuyết gắn với địa danh, với những sắc màu linh thiêng hóa, thần thánh hóa, nhiều giá trị mang tính truyền thống tín ngưỡng bản địa và những giá trị tôn giáo và cả những giá trị giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trong diễn trình lịch sử của dân tộc đã được bộc lộ, được cộng hưởng và lan tỏa.
13p vimante2711 11-03-2020 65 5 Download
-
Bùa chú – một thuật ngữ trong thế giới tâm linh mà phần lớn ngày nay khi nhắc đến đa phần chúng ta đều có những lo ngại và bán tín bán nghi bởi màu sắc hoang đường và sự siêu hình của nó. Có những loại bùa chú tuy mang màu sắc hoang đường nhưng bản chất cuả nó là văn hóa tâm linh và nếu không hiểu cặn kẽ về văn hóa thì không dễ để nhận ra giá trị văn hóa của những loại bùa chú đó dẫn đến việc lầm lẫn với các loại bùa chú tiêu cực, mê tín. Điển hình cho bùa chú trong văn hóa tâm linh chính là bùa chú trong sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời của người Khmer Nam bộ.
6p kequaidan2 11-12-2019 66 8 Download
-
Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc vừa mang những đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa mang những đặc trưng riêng của vùng Đông Bắc do những điều kiện về tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử cũng như điều kiện kinh tế - xã hội truyền thống quy định. Những giá trị văn hóa tạo thành bản sắc đó có vai trò quan trọng, là sức mạnh nội sinh để các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc hòa nhập theo xu thế phát triển.
7p viartemis2711 22-10-2019 88 4 Download
-
Bảy Núi (hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là vùng đất bán sơn địa nên thích hợp cho nghề nuôi bò và dùng bò làm sức kéo. Do đó, hàng năm vào dịp lễ Sen Đon-ta (Cúng ông bà), đồng bào Khmer nơi đây tổ chức hội đua bò - một hình thức lễ hội nông nghiệp lúa nước mang ý nghĩa khuyến nông, cầu mùa, giải trí và liên kết cộng đồng. Đây là sinh hoạt văn hóa nổi bật và đặc trưng nhất của vùng Bảy Núi.
20p vithanos2711 08-08-2019 66 5 Download
-
Cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, người Cơ Tu phải dựa vào rừng để đảm bảo cuộc sống của mình. Đến nay kinh tế “tước đoạt” vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của tộc người Cơ Tu. Rừng mang đến cho người dân nhiều nguồn lợi đáng kể. Trong đó, sự phong phú của thực vật rừng đã đáp ứng nhiều mặt trong đời sống vật chất của người dân.
7p viuzumaki2711 09-05-2019 66 2 Download
-
Mục đích nghiên cứu Thứ nhất là tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần lúa và các nghi thức liên quan của người Ba Na trong truyền thống. Thứ hai là tìm hiểu giá trị văn hóa qua yếu tố tâm linh, phong tục, tập quán, nề nếp sinh hoạt trong tín ngưỡng thờ thần lúa. Thứ ba là tìm hiểu sự tác động của thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến các lễ nghi nông nghiệp truyền thống của người Ba Na hiện nay.
11p quaymax1 14-08-2018 56 3 Download