intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 31. MẮT

Chia sẻ: Paradise6 Paradise6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

135
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày được cấu tạo của mắt về phương diện quang học, nêu được chức năng của từng thành phần. - Nêu được khía niệm về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, góc trông, năng suất phân li. - Nêu được các đặc điểm của các tật quang học cơ bản của mắt và cách sửa các tật ấy bằng kính hỗ trợ. - Trả lời được hiện tượng lưu ảnh là gì. Kĩ năng: - Nhận diện được các thành phần cấu tạo của mắt trên mô hình hoặc tranh vẽ. - Tạo được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 31. MẮT

  1. Bài 31. MẮT I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo của mắt về phương diện quang học, nêu được chức năng của từng thành phần. - Nêu được khía niệm về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, góc trông, năng suất phân li. - Nêu được các đặc điểm của các tật quang học cơ bản của mắt và cách sửa các tật ấy bằng kính hỗ trợ. - Trả lời được hiện tượng lưu ảnh là gì. Kĩ năng: - Nhận diện được các thành phần cấu tạo của mắt trên mô hình hoặc tranh vẽ. - Tạo được một ứng dụng của hiện t ượng lưu ảnh. - Giải được các bài tập cơ bản về cách sửa tật của mắt. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Phấn màu, thước kẻ. 2. Tranh sơ đồ mắt bổ dọc. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận của mắt. TL1: - Cấu tạo và chức năng các bộ phận của mắt: Bộ phận Chức năng Giác mạc (lớp màng sừng cứng, trong Bảo vệ các cơ quan phía trong. suốt): Thủy dịch, dịch thủy tinh: Chất dịch trong suôt có chiết suất ~1,333 Lòng đen, trên có lỗ tròn đường kính có Thay đổi cường độ chùm sáng chiếu vào thể thay đổi được gọi là con ngươi: võng mạc. Thủy tinh thể (khối chất trong suốt dạng Tạo ảnh thật của vật cần quan sát trên thấu kính hội tụ): võng mạc. Màng lưới (võng mạc) Nhận tín hiệu ánh sáng truyền thông tin lên não (cho cảm nhận về đối t ượng được quan sát). Điểm vàng ( vùng lõm nhỏ trên võng mạc
  2. cmar nhận ánh sáng rất nhạy). Điểm mù ( một điểm trên võng mạc hoàn toàn không nhay sáng) Phiếu học tập 2 (PC2) - Sự điều tiết của mắt là gì? - Thế nào là điểm cực viễn và trạng thái của mắt khi ngắm chừng ở cực viễn? - Thế nào là điểm cực cận và trạng thái của mắt khi ngắm chừng ở cực cận? - Khoảng nhìn rõ của mắt là gì? TL2: - Sự điều tiết của mắt là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể để ảnh của vật cận quan sát hiện rõ nét trên màng lưới. - Điểm cực viễn của mắt (CV) là điểm xa nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà mắt còn quan sát được rõ nét. Khi quan sát ( ngắm chừng) ở cực viễn mắt không phải điều tiết. - Điểm cực cận của mắt (Cc) là vị trí gần nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà tại đó mắt còn quan sát được rõ nét. Khi ngắm chừng ở cực cận mắt phải điều tiết cực đại. - Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt. Phiếu học tập 3 (PC3) - Năng suất li của mắt là gì? TL3: - Góc trông nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được một vật gọi là năng suất phân li của mắt. ε = αmin Phiếu học tập 4 (PC4) - Mắt cận thị có đặc điểm gì? - Nêu cách sửa tật cận thị. TL4: - Mắt cận thị có các đặc điểm: + Khi không điều tiết tiêu điểm nằm trước võng mạc ( fmax
  3. Phiếu học tập 5 (PC5) - Mắt viễn thị có đặc điểm gì? - Nêu cách sửa tật viễn thị. TL5: - Đặc điểm của mắt viễn thị: + Khi không điều tiết tiêu điểm nằm sau võng mạc (fmax > OV). + Thủy tinh thể quá dẹt. + Điểm cực cận rất xa mắt. + Nhìn xa vông cùng đã phải điều tiết. - Cách sửa: đeo kinhhs hội tụ có tiêu cự phù hợp. Phiếu học tập 6 (PC6): - Mắt lão thị có đặc điểm gì? - Nêu cách sửa tật lão thị. TL6: - Đặc điểm của mắt viễn thị: + Thủy tinh thể bị sơ cứng. + Điểm cực cận rất xa mắt. - Cách sửa: đeo kinhhs hội tụ có tiêu cự phù hợp. Phiếu học tập 7 (PC7): - Hiện tượng lưu ảnh là gì? TL7: - Hiện tượng mắt vẫn còn cảm giác về đối tượng sau khi ánh sáng đến mắt đã tắt sau 1/10 s gọi là hiện tượng lưu ảnh. Phiếu học tập 8 (P8): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Bộ phận của mắt giống như thấu kính là A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh. C. thủy tinh thể. D. giác mạc. 2. Con ngươi của mắt có tác dụng A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt. B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt. C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát. D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não. 3. Sự điều tiết của mắt là A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới. B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt. C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới. D. thay đổ i khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên
  4. võng mạc. 4. Mắt nhìn được xa nhất khi A. thủy tinh thể điều tiết cực đại. B. thủy tinh thể không điều tiết. C. đường kính con ngươi lớn nhất. D. đường kính con ngươi nhỏ nhất. 5. Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị? A. Khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới sẽ hội tụ trước võng mạc; B. Điểm cực cận xa mắt hơn so với mặt không tật; C. Phải đeo kính phân kì để sửa tật; D. khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn là hữu hạn. 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về mắt viễn thị? A. Khi không điều tiết thì chùm sáng tới song song sẽ hội tụ sau võng mạc; B. Điểm cực cận rất xa mắt; C. Không nhìn xa được vô cực; D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật. 7. Mắt lão thị không có đặc điểm nào sau đây? A. Điểm cực cận xa mắt. B. Cơ mắt yếu. C. Thủy tinh thể quá mềm. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật. 8. Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính A. hội tụ có tiêu cự 50 cm. B. hội tụ có tiêu cự 25 cm. C. phân kì có tiêu cự 50 cm. D. phân kì có tiêu cự 25 cm. 9. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất cách mắt 100 cm. Để nhìn được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì người này phải đeo sát mắt một kính A. phân kì có tiêu cự 100 cm. B. hội tụ có tiêu cự 100 cm. C. phân kì có tiêu cự 100/3 cm. D. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm. 10. Một người đeo kính có độ tụ -1,5 dp thì nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này: A. Mắc tật cận thị và có điểm cực viễn cách mắt 2/3 m. B. Mắc tật viễn thị và điểm cực cận cách mắt 2/3 m. C. Mắc tật cận thị và có điểm cực cận cách mắt 2/3 cm. D. Mắc tật viễn thị và điểm cực cận cách mắt 2/3 cm.
  5. 11. Một người có điểm cực cận cách mắt 100 cm, để nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo sát mắt một kính A. hội tụ có tiêu cự 20 cm. B. phân kì có tiêu cự 20 cm. C. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm. D. phân kì có tiêu cự 100/3 cm. 12. Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 10 cm đến 100 cm. Khi đeo một kính có tiêu cự - 100 cm sát mắt, người này nhìn được các vật từ A. 100/9 cm đến vô cùng. B. 100/9 cm đến 100 cm. C. 100/11 cm đến vô cùng. D. 100/11 cm đến 100 cm. TL8. Đáp án: Câu 1: C; Câu 2: A; Câu 3: A; Câu 4: B; Câu 5: B; Câu 6: C; Câu 7: C; Câu 8: C; Câu 9: D; Câu 10: A; Câu 11: A; Câu 12 A. 4. Ứng công công nghệ thông tin (UD): Có thể sử dụng phần mềm Crocodile physic để hướng dẫn HS tìm hiểu về mắt và cách sửa các tật của mắt. 5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 31. Mắt I. Cấu tạo quang học của mắt II. Sự điều tiết của mắt 1. Sự điều tiết… 2. Điểm cực viễn điểm cực cận… III. Năng suất phân li của mắt IV. Các tật của mắt và cách khắc phục: 1. Mắt cận và cách khắc phục... 2. Mắt viễn và cách khắc phục... 3. Mắt lão và cách khắc phục... V. Hiện tượng lưu ảnh của mắt Học sinh: - Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 1 – 3 bài 30 để kiểm tra. Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu về cấu tạo quang học của mắt. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục I, tìm hiểu và trả lời câu - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1.
  6. (Có thể dụng UD để hướng dẫn HS). hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 3 (... phút): Giải thích sự điều tiết của mắt. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC2. - Nêu câu hỏi PC2. - Trả lời các câu hỏi PC3. - Nêu câu hỏi PC3. - Nhận xét các câu trả lời của bạn. - Hướng dẫn HS trả lời. Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu năng suất phân li. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC3. - Nêu câu hỏi PC3. - Hướng dẫn trả lời ý PC3. - Trả lời câu hỏi C1. - Nêu câu hỏi C1. Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu về các tật của mắt và cách khắc phục tật quang học của mắt. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC4. - Nêu câu hỏi PC4. (Có thể sử dụng UD để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung kiến thức này hiêu quả). - Nêu câu hỏi C2. - Trả lời câu hỏi C2. - Nêu câu hỏi PC5. - Trả lời câu hỏi PC5. - Nêu câu hỏi PC6. - Trả lời câu hỏi PC6. Hoạt động 6 (... phút): Tìm hiểu về hiện tượng lưu ảnh của mắt. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC7. - Nêu câu hỏi PC7. Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo một phần - Cho HS thảo luận theo một phần phiếu phiếu PC8. PC8. - Nhận xét câu trả lời của bạn - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 6 đến 10 (trang 233). - Ghi bài tập làm thêm.
  7. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Bài thêm: Một phần phiếu PC8. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2