intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: Phương pháp xử lý chất thải rắn ở khu liên hợp xử lý chất thất thải rắn Khánh Sơn - Đà Nẵng

Chia sẻ: đặng Văn An | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

388
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế, xã hội của mình. Trong đó quan trong nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận "Phương pháp xử lý chất thải rắn ở khu liên hợp xử lý chất thất thải rắn Khánh Sơn - Đà Nẵng". Hi vọng nội dung bài tiểu luận sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: Phương pháp xử lý chất thải rắn ở khu liên hợp xử lý chất thất thải rắn Khánh Sơn - Đà Nẵng

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN 1
  2. Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất (không ở dạng khí và không hòa tan  được) được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế­ xã hội của mình ( Bao gồm  các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng  đồng…).Trong đó quan trong nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động  sản xuất và hoạt động sống . II. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN 2.1 Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh ­ Từ các khu dân cư  ­ Từ các TT thương mại  ­ Từ các Công Sở, Trường học, Công trình công cộng. ­ Từ các dịch vụ, sân bay. ­Từ các hoạt động sản xuất ­ Từ các hoạt động xây dựng  ­ Từ các ống thoát nước, trạm xử lí nước 2.2 Phân loại dựa vào đặc điểm chất thải ­ Chất thải đô thị ­ Chất thải công nghiệp ­ Chất thải nguy hại 2.3 Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên, tính chất, thành phần ­ Chất hữu cơ và chất vô cơ ­ Cháy được và không cháy được ­ Tái chế và không tái chế III. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN 2
  3. Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với  sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư  càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả  những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ  được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế  của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số  lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y  tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v…   Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về  chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu  tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010  lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường  do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở  nước ta hiện nay.   Trước tiên nói về chất thải công nghiệp, đến tháng 6 năm 2006, cả nước đã có  134 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được Thủ tướng Chính phủ quyết  định thành lập, phân bố trên 47 tỉnh, thành trong cả nước và thu hút được hơn 1,2 triệu  lao động trực tiếp và gián tiếp. Quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX đã có  đóng góp đáng kể vào công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước; góp phần  đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, vấn đề môi trường tại  các KCN, KCX hiện nay đang còn nhiều điều bất cập và ngày càng trở nên bức xúc. Số  liệu điều tra cho thấy, trong số 134 KCN, KCX chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý  nước thải tập trung, 10 khu đang xây dựng, các khu còn lại chưa đầu tư cho công trình  xử lý nước thải. Đối với chất rắn, đa số các KCN chưa tổ chức được hệ thống phân loại, thu gom và  xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại một cách an toàn về môi trường. Về khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp gây ra chủ yếu là  bụi, SO2, NO2,CO… . Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian và hầu hết đều  vượt qua giới hạn cho phép, một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (vượt tiêu  chuẩn cho phép từ 20 đến 435 lần), công nghiệp khai thác than, các nhà máy luyện kim  (vượt từ 5 đến 125 lần), khai thác và chế biến khoáng sản như than đá, apatit, cao lanh  (vượt từ 10 đến 15 lần), các nhà máy cơ khí, đóng tàu (vượt khoảng 10 đến 15 lần), các  3
  4. nhà máy dệt, may (vượt từ 3 đến 5 lần). Tại một số khu vực dân cư gần khu công  nghiệp, nồng độ khí SO2, CO, NO2 đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Việc xả khí thải  vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nội vi, khu vực và ảnh hưởng tới sức khoẻ của  cộng đồng dân cư xung quanh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc phát triển công nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như du  lịch, thương mại, nhà hàng, khách sạn, v.v… cũng phát triển nhanh. Chất lượng cuộc  sống và nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng ngày một tăng cao, dẫn đến chất lượng  chất thải sinh hoạt phát sinh tăng đáng kể. Về nước thải, các thành phố cũng như tất  cả các đô thị ở Việt Nam đều chưa có hệ thống xử lý tập trung và toàn bộ nước thải  sinh hoạt được xả thẳng vào môi trường. Cùng với nước thải từ hoạt động sản xuất  công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các đô thị cũng đang góp phần làm cho các nguồn  nước mặt (sông, hồ) ô nhiễm hơn. Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên cả  nước ước tính 12,8 triệu tấn/năm và mức sống càng cao thì lượng rác thải cũng càng  nhiều. Về chất thải nguy hại: Một trong những nguy cơ lớn nhất gây ô nhiễm môi trường và  ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng là việc quản lý không an toàn, triệt để đối với  chất thải nguy hại. Kết quả điều tra ban đầu về chất thải rắn nguy hại cho thấy:   + Về chất thải công nghiệp nguy hại: ở nước ta hiện nay, các cơ sở sản xuất  công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển rất đa dạng và phong phú về loại hình,  ngành nghề như công nghiệp hoá chất, luyện kim, dệt nhuộm, giấy và bột giấy, nhựa,  cao su, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, v.v… Các cơ sở này thuộc nhiều thành  phần kinh tế do các ngành, các cấp quản lý khác nhau, như Trung ương, địa phương và  tư nhân. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì  tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn,  trong đó CTNH công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm. Phần lớn chất thải công  nghiệp nguy hại phát sinh từ miền Nam, đặc biệt là khu vực Kinh tế trọng điểm phía  Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng CTNH phát sinh của cả nước. Tiếp theo là các  tỉnh miền Bắc với lượng CTNH phát sinh chiếm 31%. Thêm vào đó, gần 1.500 làng  miền Bắc với CTNH phát sinh chiếm 31%. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ  yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất  thải rắn sản xuất, bao gồm cả CTNH và không nguy hại.   + Về chất thải rắn y tế: Hiện nay cả nước có khoảng hơn 12.500 cơ sở khám  chữa bệnh, trong đó có khoảng 850 cơ sở là các bệnh viện với quy mô khác nhau. Phần  4
  5. lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Trong năm 2001, Bộ Y tế đã tiến  hành khảo sát tại 280 tại bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả  nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế. Kết quả khảo sát ban đầu cho  thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất  khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh  mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế  nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. Nếu phân chia lượng chất thải rắn y  tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và  thành phố Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành khác. Mặt khác, nếu phân lượng  chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y  tế nguy hại tập trung ở các tỉnh thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện,  xã, nông thôn, miền núi. Ước tính, trong tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn  phát sinh hàng năm thì chất thải y tế nguy hại vào khoảng 21.000 tấn. Dự báo đến năm  2010 thì lượng chất thải rắn y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm.   + Về chất thải nông nghiệp nguy hại: Chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp  chủ yếu do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và việc quản lý, sử dụng phân bón hoá học  và các loại bao bì. ở nước ta, thuốc BVTV đã được sử dụng từ những năm 40 của thế  kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, số  lượng thuốc BVTV sử dụng là 10.000 tấn/năm, thì khi bước sang những năm của thập  kỷ 90, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21.600 tấn vào năm 1990), thậm chí  tăng lên gấp ba (33.000 tấn/năm vào năm 1995). Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc  BVTV cũng tăng theo thời gian từ 0,48% (năm 1960) đến nay là 100%. Đến những năm  gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng lên đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng  loại, với hơn 1.000 loại hoá chất BVTV đang được lưu hành trên thị trường. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004, các hoạt đông nông nghiệp  mỗi năm phát sinh một lượng khá lớn chất thải nguy hại, gồm các loại thuốc trừ sâu,  bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu, trong đó có nhiều loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử  dụng, tồn lưu từ trước đây hoặc bị tịch thu đang được lưu giữ tại các kho chờ xử lý. Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là những thống kê và ước tính sơ bộ về chất thải rắn nguy  hại. Trên thực tế, chất thải được phát sinh từ rất nhiều nguồn đa dạng, trong đó đặc  biệt phải kể đến các làng nghề, chưa được điều tra, thống kê một cách đầy đủ. [1] 5
  6. IV. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN   Có thể nói, do một thời gian dài trước đây chúng ta chưa thực sự quan tâm đến  vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp  ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và  đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện  nay. Chất thải thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây  ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và  ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Ví dụ điển hình như: Khu vực xã Thạch  Sơn, Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thị trấn Mỹ Đức thành phố Hải Phòng, một số khu vực  tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật, v.v…   Về năng lực xử lý chất thải rắn: ở nước ta hiện nay, việc xử lý rác thải dùng  công nghệ chôn lấp là chính. Kết quả thống kê cho thấy, đa số các bãi rác trên cả nước  vẫn là các bãi đổ rác tự nhiên, trong đó có 1 số bãi rác có kiểm soát, khống chế được  một phần ô nhiễm do mùi, côn trùng và nước rác. Rất ít các bãi rác được coi là chôn  lấp hợp vệ sinh, phù hợp với quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT­ BKHCNMT­BXD ngày 18/01/2001 về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường  đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. Các  bãi rác thải lộ thiên, không có sự kiểm soát về môi trường, gây ô nhiễm mùi nặng và  không xử lý nước rác cũng làm ô nhiễm cho môi trường đất, nước xung quanh. Việc áp dụng các công nghệ tái chế chất thải còn rất hạn chế, hiện nay ước tính chất  thải được tái chế  chỉ chiếm 10­12%, hầu hết là các hoạt động tự phát do các cơ sở tư  nhân và kinh doanh ở các làng nghề thực hiện. Các nhà máy chế biến rác thành phân vi  sinh đã và đang được xây dựng ở nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên việc chưa tổ chức  được phân loại rác tại nguồn và chưa có đánh giá kỹ lưỡng về chất lượng của phân  bón sản xuất ra đang là những cản trở hướng phát triển này. Gần đây, Nhà nước đã bắt  đầu quan tâm, đầu tư và hỗ trợ các hoạt động xây dựng các nhà máy tái chế chất thải,  các công nghệ phân loại và xử lý rác ngay tại bãi rác; đặc biệt đã nhận thức đúng hơn  về giá thành xử lý rác thải. Những điều đó tạo tiền đề cho việc phát triển các công  nghệ tái chế rác thải an toàn về môi trường và giảm diện tích đất dành cho các bãi  chôn lấp rác thải.   Như vậy, có thể kết luận rằng, việc không đầu tư thích đáng để xử lý các loại  chất thải sinh ra do sản xuất và sinh hoạt đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề và tác  động tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng, và chúng ta cần có biện pháp kịp thời, hiệu  6
  7. quả để giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế mức độ ảnh hưởng đối với sức khoẻ. Đồng  thời, các biện pháp bảo vệ môi trường cũng cần cân đối với các hoạt động phát triển  kinh tế và xã hội để đảm bảo phát triển bền vững. [1] 7
  8. B. PHẦN NỘI DUNG I. CHẤT THẢI RẮN TẠI ĐÀ NẴNG Lượng rác thải đô thị của toàn thành phố Đà Nẵng liên tục tăng lên qua các năm.  Đến nay, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố mỗi ngày ước tính  khoảng 708 tấn, trong đó tỷ lệ rác thải công nghiệp chiếm 1, 69%, chất thải nguy hại   chiếm 0,19%, rác thải sinh hoạt chiếm 98,12%, tỷ lệ thu gom đạt 93%, riêng khu vực   đô thị đạt 98%, so với năm 2008, tỷ lệ thu gom tăng 7%. Chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, tất cả  đều được chôn lấp tại bãi rác  Khánh Sơn đã làm giảm tuổi thọ  của bãi rác, tăng nguy cơ  gây ô nhiễm môi trường,  mất lượng rác có khả năng tái chế và tái sử dụng. Bãi rác Khánh Sơn cũ xử  lý theo công nghệ  chôn lấp với diện tích 9,8ha đã đóng cửa   vào cuối năm 2007 sau 15 năm hoạt động. Bãi rác Khánh Sơn 2 được đưa vào sử dụng   năm 2007, theo thiết kế với gồm 5 hộc cao 36m sức chứa khoảng 1,5 triệu tấn rác, thời  gian lấp đầy là 13 năm, đến năm 2020 sẽ đầy, buộc phải đóng cửa. Ở Việt Nam hiện có 2 hình thức chôn lấp chính là: Chôn lấp thủ  công và chôn  lấp sau khi rác được ép lại. Nhưng cả hai trường hợp này, xét cho cùng chỉ  là vấn đề  chôn lấp. Về lâu dài thì vẫn ô nhiễm, nước rác vẫn rỉ  ra gây ô nhiễm các mạch nước   ngầm và chảy lênh láng trên bề  mặt; côn trùng, ruồi muỗi vẫn rất nhiều và mùi hôi  thối xung quanh các bãi rác là rất lớn, đấy chính là nguyên nhân gây bệnh lâu dài, đặc   biệt là ở các thành phố lớn. Vì vậy, việc tìm ra công nghệ  xử  lý chất thải rắn một cách hợp lý có ý nghĩa  hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ  môi trường. Trong nhiều năm qua đã có  hơn 50 dự án được nghiên cứu, khảo sát nhưng vẫn không đáp ứng được với nhiều lý   do như công nghệ, giá thành, vốn đầu tư lớn… Đầu tư cho xử lý rác thải là đầu tư khó   khăn, nhiều thử thách. Những dự án phù hợp, thông minh sẽ giúp toàn bộ rác thải thành  phố được tái chế trong tương lai không xa. [2] 8
  9. II. KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN KHÁNH SƠN­ ĐÀ NẴNG Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn và ứng dụng công nghệ xử lý chất  thải rắn không chôn lấp tại thôn Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên  Chiểu (Đà Nẵng). Khu liên hợp này có tổng diện tích 10 ha, vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, chia làm  2 giai đoạn. Hiện tại, nhà máy đầu tư gần 400 tỷ đồng để hoàn thành giai đoạn 1, công  suất xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày của thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016, với công suất xử lý 700  tấn/ngày, tạo công ăn việc làm cho hơn 200 lao động tại địa phương. Đây là doanh nghiệp tiên phong trong cả nước ứng dụng công nghệ xử lý triệt  để 100% chất thải rắn đồng thời sản xuất ra những sản phẩm nhiên liệu tái tạo mà  không gây ô nhiễm thứ cấp ra môi trường. [3] 9
  10. Một trong những dây chuyền xử lý rác thải rắn tại khu liên hợp.  Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn vừa đưa vào hoạt động mang đậm  tính nhân văn vì môi trường sống của người dân Đà Nẵng, bởi hiện tại thành phố  không còn quỹ đất để chôn lấp rác thải. Hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom tại thành phố Đà Nẵng trung  bình là 650 tấn/ngày và có thể tăng lên đến 700 tấn/ngày. Rác thải chủ yếu được vận  chuyển về chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn với diện tích 50 ha. III. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CỦA KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN  KHÁNH SƠN 1. Phương pháp nhiệt phân cracking để sản xuất ra dầu PO, RO và FO Công nghệ  xử  lý tái chế  nilon phế  thải thành dầu đốt công nghiệp áp dụng   phương pháp nhiệt phân có điều kiện để tái tạo thành phần khó phân hủy như hỗn hợp   phế thải dẻo, cao su... có trong chất thải rắn sinh hoạt tạo thành nguồn nhiên liệu đốt  (dầu PO). Công nghệ  này đã được đưa vào áp dụng vận hành tại Nhà máy rác Đà   Nẵng. [4] a. Về bản chất công nghệ: Toàn bộ chất thải nylon cao su.., được định hướng tái chế  như sau: 1­ Chất thải trơ có nguồn gốc từ  dầu mỏ (nylon, da, cao su…) được đưa vào bình  phản ứng nhiệt phân với nhiệt độ thấp ~ 3450C. 2­ Sử  dụng nhiệt từ  lò khí hóa gas (cracking ngược thành dầu tổng hợp & than  cacbon) dùng làm chất kích bốc, chất dẫn cháy có nhiệt lượng cao. [5] b. Về thiết bị  phục vụ công nghệ: 1­ Hệ thống nhiệt phân được phân khu chức năng rõ ràng, có kiểm soát toàn hệ  thống từ một trung tâm điều khiển.       2­ Hệ thống khép kín, liên tục, kết nối bằng các module chức năng kín. 3­ Tự động hóa, dễ vận hành và bảo dưỡng. 4­ Ít tốn diện tích nhà xưởng & mặt bằng. 10
  11. 5­ An toàn tuyệt đối về cháy nổ. [5] Hình ảnh thiết bị trong Công nghệ Nhiệt phân              Sản phẩm của dầu của khu xử lý Hiện tại bãi rác Khánh Sơn mỗi ngày có 650 tấn rác được tập kết về, trong đó   có 8% rác là các loại nilon (khoảng 52 tấn). Cứ 3 tấn nilon sản xuất được 1 tấn dầu PO, như vậy bình quân mỗi ngày Nhà   máy rác Đà Nẵng sẽ sản xuất khoảng 17 tấn dầu PO, ngoài ra còn các loại sản phẩm   khác từ nguồn rác thải còn lại. [6] 11
  12. Thành công này ghi dấu  ấn về sự hình thành một công nghệ  xử  lý rác hoàn hảo   mang thương hiệu Việt Nam.   Sơ đồ công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt [7] Dây chuyền thiết bị  và công nghệ  tái chế  rác thải nilon thành dầu đốt được  Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao trong khuôn khổ  nội dung đề  tài Nghiên cứu cấp Bộ Xây dựng mang mã số  RD 28­11  “Nghiên cứu và   ứng dụng công nghệ sản xuất dầu đốt từ các nguồn phế thải nhựa góp phần tiết kiệm   năng lượng và bảo vệ môi trường”. Công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt được thực hiện qua các quá trình   tách loại tạp chất  và xử  lý nilon, quá trình nhiệt phân xúc tác phá vỡ  cấu trúc mạch  polymer của nilon và quá trình tách phân đoạn sản phẩm. Sản phẩm của công nghệ bao   gồm:  15­25% Khí gas được xử lý và sử dụng đốt cấp nhiệt cho lò nhiệt phân; 60­65%  nhiên liệu lỏng (dầu PO) có thành phần là các hydrocacbon tương tự  như  trong hỗn   hợp xăng dầu từ dầu mỏ và  5­ 10% tro than. 12
  13. 13
  14. Một số góc nhìn của dây chuyền công nghệ tại Đà Nẵng [7] Sản phẩm dầu đốt có nhiệt trị  cao từ 10.000 ­11.000 Kcal/kg sẽ là nguồn nhiên   liệu tốt có thể thay thế 1 phần hoặc 100% cho các lò đốt đang sử dụng dầu DO và FO   hiện nay. 2. Phương pháp nung yếm khí để sản xuất ra than sinh học và than biochar Rác thải sinh hoạt sau khi lọc nilon, nhựa dẻo tiếp tục chuyển sang phân loại  rác hữu cơ. Thành phần này sẽ được xử lý trên dây chuyền nung yếm khí để sản xuất  ra than sinh học và than biochar, vốn là nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc tái  tạo đất lâm nghiệp. Trong điều kiện yếm khí không có ôxy và trong điều kiện áp suất lớn, cácbon  sinh khối không bị cháy toàn bộ mà ở dạng giữa khoáng và hữu cơ. Khói tỏa ra từ các  lò đốt cũng không phải là CO2 mà chỉ là hơi nước nên không gây hại tới môi trường.  Sau một vài giờ, nguồn sinh khối này sẽ tự chuyển hóa thành than mà nông dân có thể  dùng làm phân bón ruộng cho cây trồng. [8] Quy trình tạo Than sinh học ­ một loại phân bón sạch [9] Tại nhiều nước phát triển, than sinh học được sử  dụng làm năng lượng, chất   đốt thay cho than đá, dầu mỏ  đang có nguy cơ  cạn kiệt hay làm vật liệu xử  lý nguồn  nước bị ô nhiễm, nước nhiễm kim loại nặng.  Ngoài những khả năng ứng dụng trên, than sinh học còn được dùng để  bón vào  đất để cải thiện dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng, tăng khả năng giữ dinh dưỡng, giữ  nước và cải tạo cấu trúc đất, tăng khả năng cố định carbon trong môi trường. [9] 14
  15. Than sinh học dùng cho phân bón   Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm Việt Nam, than sinh học có tốc độ  phân  hủy chậm sẽ  giúp làm chậm quá trình thoái hóa đất, chống bạc màu, giảm độ  chua,  tăng hiệu quả sử dụng phân lên gấp 2 đến 3 lần.  Chính vì vậy biochar trở thành một giá thể mà người ta có thể trộn theo tỷ lệ:  5%, 10% hay nhiều hơn nữa tùy thuộc vào chất đất ở đó. Tức khi phối trộn với phân  hữu cơ, phối trộn với những hợp chất có lợi khác, bản thân nó trở thành một dạng  phân bón rất tốt cho đất, có thể năng suất cây trồng tùy loại có thể tăng từ 30% đến  200%. Đối với ngô thông thường thì tăng năng suất từ 30­50% là chuyện bình thường.  Còn đối với cây ớt hay những loại cây khác có thể lên đến tận 200%. Bên cạnh tăng  năng suất như vậy thì nước sử dụng giảm rất nhiều. Nó cũng làm cho miễn dịch thực  vật tăng, sản phẩm ra hữu cơ hơn. Bằng chứng thuyết phục là ngay tại Long An, khi  chuyển đổi trồng lúa trên đất xấu sang trồng ngô. Cũng một năm ba vụ và sử dụng kết  hợp với những cách canh tác mới cộng với biochar có thể làm cho thu nhập của người  nông dân tăng gấp từ 3 đến 5 lần so với trồng lúa. Nếu so với trồng lúa đạt được 20­30  triệu/một héc ta/một năm sau khi trừ tất cả chi phí, trồng ngô có thể tăng gấp từ 2­3  lần thậm chí là hơn. [9] 15
  16. 3. Phương pháp tái chế sản xuất gạch không nung từ đất đá, xà bần, chai lọ thủy   tinh Quy trình sản xuất: Công nghệ sản xuất gạch không nung giống như quy trình   sản xuất gạch tuynel truyền thống nhưng không qua công đoạn nung: Nguyên liệu ­­>   phối trộn phụ  gia ­­> tạo hình bằng máy đùn ép ­­> lưu hóa ­­> phơi ­­> sản phẩm.  Công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu là đất sét tạp, đất đồi kết hợp với phụ gia hoạt  tính, sau đó tạo hình bằng phương pháp đùn ép dẻo kết hợp với hút chân không. Sản  phẩm hóa cứng nhanh ở nhiệt độ thường. 16
  17. Sơ đồ quy trình sản xuất gạch xây theo phương pháp đùn ép Sản phẩm: Gạch bê tông polymer khoáng vô cơ có hình dáng và kích thước cơ  bản giống như  gạch nung tuynel truyền thống (gạch 2 lỗ, 4 lỗ, 6 l ỗ, gạch đặc). Màu  sắc sản phẩm tùy thuộc vào màu nguyên liệu sử  dụng. Chất lượng gạch không nung   tương đương với các sản phẩm cùng loại sản xuất theo phương pháp truyền thống,   phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1450: 2009. [10] Công nghệ “đất hoá đá” hiểu đơn giản là công nghệ sản xuất gạch không nung  đạt tiêu chuẩn xây dựng từ các loại đất không phải đất màu như đất đá, đất đồi núi  bạc màu hoặc các loại mạt đá vôi, cát, sạn, sỏi, rác thải rắn xây dựng, đất đào móng ao  hồ, gạch vỡ, vôi vữa, than tổ ong nấu bếp, rác thải rắn công nghiệp (không độc), tro  bay, xỉ than... kết hợp với phụ gia, qua lực ép. Sau khi ép tạo khuôn, viên gạch được  để ra ngoài môi trường 25 ­ 30 ngày, trong thời gian này, phần đất trong viên gạch xảy  ra phản ứng hoá học, dần cứng hoá (hoá đá). Loại gạch này có ưu điểm: bề mặt  phẳng, kích thước đồng đều, tiết kiệm vữa, cách âm, cách nhiệt, chịu lực tốt, ngâm  trong nước độ chắc bền cao…   Kết quả kiểm tra gạch không nung sử dụng công nghệ "đất hóa đá" của Viện  Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, gạch có độ nén đạt 120­130kg/cm2; độ  uốn là 43kg/cm2; độ hút nước 8,8% ­ 9,5%, trong khi đó, độ hút nước cho phép nhỏ hơn  18%. Công nghệ "đất hóa đá'' cũng giải quyết triệt để bài toán môi trường do gạch  không qua khâu nung đốt, các loại đất sử dụng là đất phế thải không ảnh hưởng đến  đất nông nghiệp. Công nghệ sản xuất gạch không nung “đất hoá đá” đã có trên thế  17
  18. giới cách đây vài chục năm tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây, công nghệ và sản  phẩm gạch không nung “đất hoá đá” mới được sử dụng tại Việt Nam. [11] C. KẾT LUẬN Biến chất thải rắn thành những sản phẩm có ích đã được một số  địa phương  trong cả nước áp dụng. Nhưng đến nay hiệu quả mang lại từ việc đầu tư rất hạn chế.   Đối với thị  trường tiêu thụ  các sản phẩm tái chế  từ  rác thải hiện nay như  sản phẩm  phân compost, phân vi sinh, năng lượng… đều gặp trở  ngại.Tâm lý e ngại của người   tiêu dùng cũng là một rào cảng chưa thể vượt qua của các sản phẩm tái chế từ rác thải.  Do người tiêu dùng chưa được cung cấp thông tin đầy đủ và xác thực về các sản phẩm   tái chế  từ  rác thải nên có xu hướng né tránh sử  dụng. Một số  địa phương khác chọn   công nghệ tái chế chất thải rắn để tạo năng lượng cũng không mang lại hiệu quả kinh   tế  cao do vốn đầu tư  lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Công nghệ  này chưa phù hợp với  điều kiện của nước ta. Qua tìm hiểu, nhiều dự  án gặp khó khăn về  công nghệ, về  tiêu thụ  sản phẩm   đầu ra… Hay các dự án sản xuất điện cũng không mang lại hiệu quả do giá thành cao,  và hầu như tất cả các công nghệ trên đều có tỉ lệ chôn lấp lớn. Đối với Nhà máy xử lý  chất thải rắn Khánh Sơn cũng đang gặp khó khăn với đơn giá xử  lý rác của thành phố  hiện nay là 160.000 đồng/tấn, tương đương 7,3 đôla Mỹ  cộng với giá trị  thành phẩm  thu được từ tái chế chất thải rắn, chắc chắn doanh nghiệp không thể  bù được chi phí  đầu tư về lâu dài. Cuộc đầu tư vào xử lý rác thải là cuộc đầu tư khó đầy rủi ro và khó   khăn. Bởi vốn đầu tư vào dự án lớn, thu hồi lâu, sản phẩm tái chế không được chuộng  do tâm lý. Nếu không có sự hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương về các  chính sách trong công tác tiêu thụ  sản phẩm cũng như  tạo điều kiện cho nhà đầu tư  hoạt động thì vấn đề xử lý chất thải rắn sẽ khó thu hút được nhà đầu tư. Tuy nhiên đây vẫn là hướng đi phù hợp với xu thế  hiện nay trong việc giải   quyết ô nhiễm chất thải rắn. Chúng ta cần có những chính sách, những  ưu tiên phát   triển đối với những công nghệ  này. Tạo điều kiện phát triển các khu xử  lý, các công  nghệ  này nhân rộng trong cả  nước để  giải quyết vấn đề  ô nhiễm chất thải rắn nói   riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. 18
  19.     D. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]Hiện trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn ở Việt Nam­ http://tnmtphutho.gov.vn [2] Hướng đi mới trong xử lý chất thải rắn ở Đà Nẵng­ http://baotainguyenmoitruong.vn  [3] Đà Nẵng có khu xử lý chất thải rắn không chôn  lấp­http://vnexpress.net [4] Công nghệ xử lý chất thải rắn thành dầu PO và RO­http://khoahoc.tv/doisong [5] Một nguồn năng lượng tái tạo qua công nghệ nhiệt phân­http://thuylucmay.com.vn [6] Công nghệ xử lý chất thải rắn thành dầu PO và RO­http://www.vietnamplus.vn  [7] Công nghệ biến rác thải nilon thành dầu đốt­http://petrotimes.vn [8]Sáng chế than sinh học dung cho phân bónhttp://sangtaoviet.vn [9]Lợi điểm và ứng dụng của ‘Than sinh học’­http://www.rfa.org  [10 Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung theo phương pháp đùn ép­ http://www.vast.ac.vn [11] Sản xuất gạch không nung từ đất và phế thải rắn­http://www.trobay.vn 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2