intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tại Nhà máy nước Cầu Đỏ

Chia sẻ: Nguyenvanhai Hải | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:61

279
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo thực tập tại Nhà máy nước Cầu Đỏ được thực hiện nhằm tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nhà máy nước Cầu Đỏ, tìm hiểu và nắm vững công nghệ xử lý, công tác vận hành và quản lý ứng với lĩnh vực hoạt động, sản xuất của nhà máy nước Cầu Đỏ,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tại Nhà máy nước Cầu Đỏ

  1. LỜI CẢM ƠN Là một sinh viên với kiến thức còn mang nặng lý thuyết, còn non nớt trong việc  áp dụng vào thực tế nhưng với sự giúp đỡ của cán bộ và giảng viên hướng dẫn đã  giúp em tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho học tập và công  việc sau này. Để hoàn thành đợt thực tập, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến  thầy Tôn Thất Du đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn em trong  quá trình viết báo cáo thực tập. Chúng em chân thành cảm ơn Ban giám đốc nhà máy nước Cầu Đỏ đã cho phép  và tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho chúng em thực tập tại nhà máy và xin cảm  ơn tất cả các cô, chú, anh, chị trong nhà máy đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời  gian em tiến hành thực tập và cho em những lời khuyên để hoàn thành tốt hơn bài  báo cáo thực tập. Cuối cùng chúng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công  trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong nhà máy luôn dồi  dào sức khỏe, đạt nhiều thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!
  2. MỤC LỤC  
  3.                              DANH MỤC CÁCVIẾT TẮT NMN Nhà máy nước GĐXN  Giám đốc xí nghiệp PGĐ Phó giám đốc Pt­Co  Platin – coban PAC  Poly ­ aluminium chloride TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Uỷ ban nhân dân QNĐN Quảng Nam ­ Đà Nẵng
  4. 4                                     CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH 1.1.1. Nội dung ­ Tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nhà máy nước  Cầu Đỏ. ­ Tìm hiểu và nắm vững công nghệ xử lý, công tác vận hành và quản lý ứng với  lĩnh vực hoạt động, sản xuất của nhà máy nước Cầu Đỏ. ­ Tìm hiểu và tham gia vận hành các máy móc, thiết bị liên quan đến chuyên  ngành đang được sử dụng tại nhà máy nước Cầu Đỏ. 1.1.2. Mục đích Tìm hiểu các nguyên lý hoạt động, cách thức vận hành, theo dõi và bảo dưỡng  các hệ thống máy móc thiết bị, cách thức bố trí máy móc và nơi xây dựng các bể các  hệ thống xử lý sao cho hợp lý nhất trong việc xử lý nước đạt hiệu quả cao cho  nguồn nước.  Tìm hiểu nguyên lý của hệ thống keo tụ, lắng và cách thức châm clo của nhà  máy, cách thức xử lý nước khi trong nước, học cách quản lý chất lượng nước tại  nhà máy. Nắm được nguyên lý hoạt động và cách thức vận hành của bể lọc và cách rửa  lọc ở cả 2 bể lọc của nhà máy. Nắm được các quy trình phân tích một mẫu nước và các chỉ tiêu đo chất lượng  nước của nhà máy. 1.1. THỜI GIAN THỰC HIỆN Từ ngày 04/01/2016 đến hết ngày 22/01/2016
  5. 5 1.2. PHẠM VI THỰC HIỆN Thực hiện thực tập tại nhà máy nước Cầu Đỏ.
  6. 6 CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY NƯỚC CẦU ĐỎ 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2.  Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất  thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành  khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng  chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng  làm nước uống.    Đà Nẵng là một trong những thành phố có tốc độ phát triển cao về dân sinh,  kinh tế của nước ta nên việc đòi hỏi nhu cầu về nước sạch cũng phải được đảm  bảo về số lượng và chất lượng. Hệ thống cấp nước Đà Nẵng đang được từng bước  cải tạo và nâng cao công suất, thay đổi công nghệ xử lý nước phải đảm bảo yêu  cầu về chất lượng nước để phục vụ cho người dân. Nhà máy nước (NMN) Cầu Đỏ  là một đơn vị trực thuộc của công ty cấp nước Đà Nẵng, có nhiệm vụ cấp nước  sạch cho toàn thành phố, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của 
  7. 7 Đà Nẵng. Hình 2.1: Nhà máy nước Cầu Đỏ 2.2. VỊ TRÍ NHÀ MÁY  Nhà máy nước Cầu Đỏ được thục hiện trên địa bàn thuộc phường Hòa Thọ  Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Ranh giới dự án tiếp giáp như sau: ­Phía Bắc giáp: Thôn Phong Lệ, phường Hòa Thọ Đông ­  Phía Nam giáp: Sông Cẩm Lệ ­  Phía Tây giáp: Thôn Phong Bắc, phường Hòa Thọ Tây
  8. 8 ­ Phía Đông giáp: Quốc lộ 1A (đường Trường Chinh)                   Hình 2.2: Sơ đồ nhà máy nước Cầu Đỏ 2.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Được hình thành khoảng những năm 1945 – 1950, hệ thống cấp nước Đà Nẵng  lúc bấy giờ chủ yếu cung cấp nước cho khu vực trung tâm với các giếng khoan và  hệ thống đường ống nhỏ bé. Từ năm 1967, nguồn nước mặt tại sông Cẩm Lệ được khai thác xử lý cung cấp  cho thành phố qua việc xây dựng các Trạm cấp nước Cầu Đỏ (năm 1967) và Trạm  cấp nước Sân Bay (năm 1969) dần dần thay thế nguồn nước ngầm vì các giếng  khoan đã hư hỏng. Trong giai đoạn này hệ thống đường ống cấp nước cũng được 
  9. 9 phát triển thêm. Trạm cấp nước Cầu Đỏ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nước của  người dân thành phố và Trạm cấp nước Sân Bay phục vụ cho các khu quân sự của  chế độ cũ. Đơn vị quản lý hệ thống cấp nước Đà Nẵng lúc bấy giờ là Thủy cục Đà  Nẵng.  Năm 1975 thành phố Đà Nẵng được giải phóng, hệ thống cấp nước Đà Nẵng  được giữ nguyên vẹn, chính quyền cách mạng tiếp quản và duy trì tiếp tục hoạt  đông sản suất cấp nước, góp phần giữ gìn tình hình an ninh trật tự trong những ngày  đầu thành phố mới được giải phóng. Và ngay sau đó đơn vị quản lý hệ thống cấp  nước được thành lập có tên gọi là nhà máy nước Đà Nẵng thay thế cho Thủy cục  Đà Nẵng của chế độ cũ, công suất cấp nước lúc đó khoảng 12.000 m3/ngày với  3.084 đồng hồ tiêu thụ của khách hàng.  Năm 1979, trước yêu cầu phát triển của người dân thành phố cần có nước máy  sử dụng, Ban lãnh đạo Nhà máy nước Đà Nẵng lúc đó đã tập trung vào công tác  cũng cố cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo, mở rộng nâng công suất Trạm cấp nước  Cầu Đỏ lên 12.000 m3/ngày và Trạm cấp nước Sân Bay lên 10.000 m3/ngày. Cùng  với việc cải tạo, mở rộng các trạm cấp nước, hệ thống đường ống cấp nước các  loại cũng được thi công lắp đặt và đến năm 1985 tổng số đồng hồ khách hàng là  13.000 chiếc.  Năm 1985, để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, UBND tỉnh Quảng  Nam ­ Đà Nẵng lúc bấy giờ đã thành lập Công ty Cấp nước Quảng Nam Đà Nẵng  (QNĐN) trên cơ sở Nhà máy nước Đà Nẵng được bổ sung nhiệm vụ và nâng cấp về  quy mô tổ chức sản suất kinh doanh. Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, Công  ty Cấp nước QNĐN đã triển khai dự án với công trình mang tính trọng điểm:
  10. 10 + Đầu tư xây dựng trạm cấp nước Sơn Trà I, II, III với công suất thiết kế 5.000  m3/ngày khai thác từ nguồn nước suối tại núi Sơn Trà và đưa vào hoạt động (năm  1991). + Cải tạo NMN Cầu Đỏ nâng công suất lên 50.000 m3/ngày và thi công lắp đặt  tuyến ống chính D900 từ NMN Cầu Đỏ về thành phố (dự án cải tạo hệ thống cấp  nước  Đà Nẵng bằng vốn vay ODA của Pháp giai đoạn 3A vào năm 2002).   + Xây dựng và cải tạo NMN Sân Bay nâng công suất lên 30.000 m3/ngày (dự án  cải tạo hệ thống cấp nước Đà Nẵng giai đoạn 3B, hoàn thành vào năm 2005).  + Dự án cấp nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn I với các hạng mục công trình:  Xây dựng trạm bơm phòng mặn tại An Trạch và tiếng ống nước thô D1200 với  công suất 250.000 m3/ngày; xây dựng mới nhà máy công suất 120.000 m3/ngày tai  nhà máy nước Cầu Đỏ lắp đặt 64km tuyến ống D300­D1200 và 50km các tuyến  ống D150­200 (hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 1/2008). Cùng với việc triển khai các dự án, từ sau năm 1990, bộ máy của công ty cũng  được cũng cố và hoàn thiện, các trạm cấp nước đổi tên thành nhà máy nước, các xí  nghiệp được thành lập. Từ năm 2000, các chi nhánh cấp nước tại các quận lần lược  được ra đời nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý giao dịch với khách  hàng.  Từ tháng 10/2007, với việc triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật (USP) do Chính phủ  Hà Lan và VEI tài trợ đã giúp nâng cao năng lực quản lý của công ty về: công tác sản  xuất nước, chất lượng nước, mạng lưới phân phối, công tác lập hóa đơn, thu tiền,  quan hệ khách hàng, quản trị và cung cấp thông tin tài chính, quản trị chiến lược và  quy hoạch tổng. 
  11. 11 Thông qua dự án USP của Hà Lan, của giải pháp quản lý đã được thực hiện:  xây dựng sổ tay quản lý thiết kế, quản lý thi công,… một số phần mềm, chương  trình máy tính cũng được thiết lập phục vụ cho công tác quản lý, chương trình quản  lý theo mô hình GIS, chương trình phần mềm quản lý hóa đơn – khách hàng, quản lý  tài chính (ERP), chương trình bảo dưỡng FMECA, thiết lập hệ thống kiểm soát áp  lực – lưu lượng tại các nhà máy và mạng lưới.  Cải tiến dịch vụ khách hàng, kiểm soát chất lượng dịch vụ, tăng cường mối  quan hệ, trao đổi thông tin với khách hàng thông qua hoạt động Hội nghị khách hàng,  tổ chức các khóa đào tạo về giao dịch với khách hàng cho các nhân viên thu ngân,  biên đọc với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ, lấy khách hàng làm trung tâm  cho các hoạt động. Vào tháng 6/2010. Công ty cấp nước Đà Nẵng đã chuyển mô  hình tổ chức hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn  một thành viên nhằm nâng cao năng lực hoạt động, chất lượng và hiệu quả quản lý  doanh nghiệp. Hiện nay cơ cấu sản xuất kinh doanh ngoài hai ngành chính là sản  xuất nước và xây lắp, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh  nước uống tinh khiết đóng chai, kinh doanh vật tư chuyên ngành cấp nước, tư vấn  thuyết kế xây dựng công trình cấp thoát nước. Đà Nẵng hiện đang trong giai đoạn phát triển mạnh về quy mô đầu tư xây dựng  cùng với mức sống không ngừng nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành  phố, công ty đã tận dụng mọi nguồn kinh phí từng bước cải tạo hệ thống xử lý  nước, lắp đặt các thiết bị điều khiển tự động, thiết lập hệ thống kiểm soát chất  lượng nước tương ứng, đầu tư phát tiển hệ thống mạng lưới cấp nước đảm bảo  bền vững, an toàn về chất lượng, lưu lượng và áp lực.   
  12. 12 2.4. VAI TRÒ CỦA NHÀ MÁY NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC CẤP CỦA ĐÀ  NẴNG ­ Cung cấp nước có đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. ­ Cung cấp nước có chất lượng tốt, ngon, không chứa các chất gây vẩn đục, gây  ra màu, mùi, vị của nước. ­ Chất lượng nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt. ­ Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hoá học, vi trùng học để  thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục  vụ sinh hoạt công cộng của các đối tượng dùng nước. 2.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC
  13. 13   a) Giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm với giám đốc công ty, chỉ đạo hoạt  động của các nhà máy nước. b) Phó giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm với giám đốc công ty và giám đốc  xí nghiệp, chỉ đạo quá trình xử lý và phân phối nước của nhà máy nước Cầu Đỏ và  nhà máy Sân Bay – trạm cấp nước Sơn Trà, điều hành các ca sản xuất nước theo  chế độ. c) Tổ sửa chữa, bảo dưỡng: Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống xử lý  tại nhà máy. d) Tổ chức kế hoạch kỹ thuật: Đề xuất các kế hoạch, sửa chữa bão dưỡng máy  móc thiết bị tại các nhà máy. e) Phòng hành chính, vật tư: Xây dựng kế hoạch sản xuất, cấp nước. Phục vụ  vật tư, hóa chất sử dụng, quá trình vận hành máy.
  14. 14 g)Vận hành máy: Vận hành máy bơm theo chế độ, xử lý nguồn nước theo phòng  thí nghiệm.   f) Phòng thí nghiệm: Kiểm soát chất lượng nước và nghiên cứu, đề xuất hóa  chất sử dụng để xử lý nước đạt tiêu chuẩn.
  15. 15 CHƯƠNG III CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 3.1. CHỈ TIÊU VẬT LÝ 3.1.1. Độ đục Nước là một chất lỏng trong suốt là môi tường truyền ánh sáng tốt, khi trong  nước có các chất vật lạ như các chất huyền phù, các hạt cặn đất, cát, các vi sinh vật  thì khả năng truyền ánh sáng bị giảm đi. Nước có độ dục lớn chứng tỏ có nhiều cặn  bẩn. Đơn vị đo độ đục là NTU, JTU trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương  nhau. Nước mặt thường có độ đục là từ 20 – 100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500 –  600 NTU. Nước dùng để ăn uống thường có độ đục không quá 5 NTU. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ đục thường được xác định theo chiều  sâu lớp nước thấy được ( gọi là độ trong ) mà ở độ sâu đó người ta vẫn đọc được  hàng chữ tiêu chuẩn. Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước còn thấy được càng  lớn. Nước được gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1m ( hay độ đục nhỏ hơn  10 NTU ). 3.1.2. Độ nhớt Độ nhớt của một chất lưu là thông số đại diện cho ma sát trong của dòng  chảy. Khi các dòng chất lưu sát kề có tốc độ chuyển động khác nhau, ngoài sự va  đập giữa các phần tử vật chất còn có sự trao đổi xung lượng giữa chúng. Những  phần tử trong dòng chảy có tốc độ cao sẽ làm tăng động năng của dòng có tốc độ  chậm và ngược lại phần tử vật chất từ các dòng chảy chậm sẽ làm kìm hãm 
  16. 16 chuyển động của dòng chảy nhanh. Kết quả là giữa các lớp này xuất hiện một ứng  suất tiếp tuyến   gây nên ma sát (lực ma sát trong). Là đại lượng biểu thị độ ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển giữa các  chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy nó đóng  vai  trò quan trọng trong xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các muối hòa tan trong  nước tăng và giảm khi nhiệt độ tăng. 3.1.3. Nhiệt độ  Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi của nước, ảnh hường đến độ pH,  đến quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong nước.Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều  vào môi trường xung quanh, váo thời gian trong ngày vào mùa trong năm… Nước  mặt có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.  Ví dụ: ở miền Bắc Việt Nam nhiệt độ thường giao động từ 130C đến 140C,  trong khi đó nhiệt độ trong các nguồn nước mặt ở miền Nam tương đối ổn định hơn  (26­290C). 3.1.4. Mùi vị Hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều có mùi và vị, nhất là mùi. Theo nguồn  gốc phát sinh, mùi được chia làm 2 loại: mùi tự nhiên và mùi nhân tạo. Mùi tự nhiên  chủ tếu là do hoạt động sinh sống và phát triển của các vi sinh vật và rong tảo có  trong nước. Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp  chất hữu cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước  thiên nhiên có thể có mùi tanh hay hôi thối, mùi đất. Nước sau khi khử trùng với các  hợp chất clo có thể bị nhiễm mùi clo hay clophenol.
  17. 17 Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng khòa tan trong nước có thể  có các vị mặn, ngọt, chát, đắng. 3.1.5. Độ màu  Đơn vị đo độ màu thường là đo theo thang màu platin – coban. Nước thiên nhiên  thường có độ màu thấp hơn 200 độ (Pt­Co). Độ màu biểu hiện trong nước thường  do các chất lơ lửng trong nước tạo ra và dễ dàng được loại bỏ bằng phương pháp  hóa học. Trong khi đó, để loại bỏ màu thực của nước thải phải dùng các biệm pháp  hóa lý kết hợp. Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: các hợp chất  sắt, mangan không tan làm cho nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu  vàng, còn các loại thủy tinh gây cho nước có màu xanh lá cây. Nước bị nhiểm bẩn  bởi nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp có màu xanh đen.  Nước nguyên chất không có màu, màu sắc mang tính chất cảm quan và gây nên  ấn tượng tâm lý cho người sử dụng. 3.1.6. Độ dẫn điện Độ dẫn của một chất được định nghĩa là khả năng thực hiện hoặc truyền nhiệt,  điện, âm thanh. Đơn vị của nó là Siemens trên mét [S / m] trong hệ đo lường SI hoặc  millimhos trên cm [mmho / cm] theo đơn vị Mỹ. Nó được ký hiệu là k hoặc s. Nước có tính chất dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 250C có độ dẫn điện là  S/m. Độ dẫn điện của nước tăng khi hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước  và dao động theo nhiệt độ. Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng hàm  lượng chất khoáng hòa tan trong nước. 3.1.7. Tính phóng xạ
  18. 18 Khả năng phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ có trong  nước tạo nên. Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này  có thời gian bán phân hủy rất ngắn nên nước thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm  bẩn phóng xạ từ nước thải và không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt quá  giới hạn cho phép. Hai thông số tổng hoạt độ phóng xạ α và β thường được dùng  để xác định tính phóng xạ của nước. Các hạt β có khả năng xuyên thấm mạnh hơn,  nhưng dễ bị ngăn cản bởi các lớp nước và cũng gây tác hại cho cơ thể.Trong đó các  hạt α bao gồm 2 proton và 2 nơtron có năng lượng xuyên thấu nhỏ, nhưng có thể  xuyên vào cơ thể sống qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa, gây tác hại cho cơ thể do  tính ion hóa mạnh.  3.2. CHỈ TIÊU HÓA HỌC 3.2.1.  Độ cứng của nước Mỗi loại nước đều có một độ cứng nhất định, độ cứng của nước gây nên bởi  các ion đa hóa trị có trong mặt nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành  kết tủa. Các ion hóa trị I không gây nên độ cứng của nước. Trên thực tế thì các ion  Ca2+ và Mg2+. Người ta phân biệt các loại độ cứng khác nhau: Độ cứng carbonat  ( thường được kí hiệu CH: carbonate Hardness ) là độ cứng gây ra bởi hàm lượng  ion Ca2+ và Mg2+ tồn tại dưới dạng HCO3­. Độ cứng carbon còn được gọi là độ cứng  tạm thời vì sẽ mất khi bị đun sôi. Độ cứng phi carbonat ( thường được kí hiệu là  NHC: Non­carbonate Hardness ) là độ cứng gây ra bởi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ liện  kết với HCO3+  như  SO42­, cl­… Độ cứng phi carbonat còn được gọi là độ cứng  thường trực hay độ cứng vĩnh cữu. 3.2.2. Độ oxy hóa ( mg/l O2 hay KMnO4 )
  19. 19 Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Chỉ  tiêu oxy hóa là đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm bẩn của nguồn nước.  Độ oxy hóa của nguồn nước càng cao chứng tỏ nước bị nhiễm bẩn và chứa nhiều vi  trùng. Hàm lượng sunfat và clorua (mg/l ) Ion SO42­ có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm  lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏe của con người. Ở điều kiện yếm  khí, SO42­ phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S có đọc tính cao. Clo tồn tại  trong nước dưới dạng Cl­. Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clo  không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn.  Nước có nhiều clo có tính xâm thực xi măng. 3.2.3. Độ kiềm của nước Độ kiềm là số đo khả năng trung hòa acid của nước, độ kiềm toàn phần là tổng  hàm lượng các ion HCO3+, CO32­, OH có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên  thường gây nên bởi các muối của axit yếu, đặc biệt là muối carbonat và bicarbonat.  Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện diện của các silicat, borat, photphat… và  một số axit hoặc bazơ hữu cơ trong nước, nhưng hàm lượng của những ion này  thường rất ít so với các ion  HCO3+, CO32­, OH nên thường được bỏ qua. Khái niệm  về độ kiềm và độ axit là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá động thái hóa học  của một nguồn nước vốn luôn luôn chứa carbonat dioxit và các muối carbonat. Độ  kiềm được định nghĩa là lượng axit mạnh cần trung hòa để đưa tất cả các dạng  carbonat trong mẫu nước về dạng H2CO3. Người ta còn phân biệt độ kiềm carbonat ( còn gọi là độ kiềm m hay độ kiềm  tổng cộng T vì phải dùng metyl  da cam làm chất chỉ thị chuẩn độ đến pH = 4,5 liên 
  20. 20 quan đến ion OH­ ). Hiệu số giữa độ kiềm tổng m và đọ kiềm p được gọi là độ  kiềm bicarrbonat. 3.2.4. Độ pH của nước  Độ pH chính là độ axit hay độ chưa của nước và giá trị pH biểu diễn cũng chính  là giá trị biểu diễn cho sự hiện diện của ion H+ có trong nước, về mặt hóa học pH =  ­log [H+]. pH là một chỉ tiêu cần được xác định để đánh giá chất lượng nước nguồn.  Sự thay đổi pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước ( sự kết tủa, sự  hòa tan, cân bằng carbonat…) các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của  nguồn nước góp phần quyết định trong phương pháp xử lý nước. pH được xác định  bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.  3.2.5. Hàm lượng sắt Trong nước thiên nhiên kể cả nước mặt và nước ngầm đều có chứa sắt. Hmà  lượng sắt và dạng tồn tại của nước đều tùy thuộc vào từng loại nguồn nước, điều  kiện môi trường và nguồn gốc tạo thành. Sắt chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước  ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3+, CO32­, OH,… còn trong nước bề mặt, Fe2+  nhanh chống bị oxy hóa thành Fe3+ và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3. 2Fe(HCO3)2 + 0,5 O2 + H2O = 2Fe(OH)3 + 4CO2 Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng  sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt… Các  cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống nước. Trong quá trình xử lý  nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ. 3.2.6. Hàm lượng mangan ( mg/l )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2