intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) SGK Địa lí 6

Chia sẻ: Mai Ngọc Diệu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

135
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu gồm phần tóm tắt lý thuyết địa hình bề mặt và gợi ý cách giải bài tập trang 48 một cách chi tiết và dễ hiểu. Mời các em tham khảo tài liệu để có thêm những phương pháp giải bài tập hay, khoa học. Hy vọng tài liệu sẽ là tài liệu hữu ích giúp quá trình học tập của các em được tốt hơn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) SGK Địa lí 6

A. Tóm tắt Lý thuyết Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) Địa lí 6

1. Bình nguyên (đồng bằng)
– Độ cao: Độ cao tuyệt đối từ 200m->500m
– Đặc điểm hình thái, gồm hai loại đồng bằng :
+ Bào mòn : Bề mặt hơi gợn sóng (tiêu biểu châu Âu, Canada)…
+ Bồi tụ : Bề mặt bằng phẳng (tiêu biểu Hoàng Hà, sông Hồng, sông Cửu Long)..
– Giá trị kinh tế:
+ Trồng cây lương thực -> Nông nghiệp phát triển -> Dân cư đông đúc
+ Tập trung nhiều thành phố lớn.

Hinh 40. Địa hình cao nguyên và bình nguyên

Hinh 40. Địa hình cao nguyên và bình nguyên

2. Cao nguyên
– Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m
– Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc
– Khu vực nổi tiếng: Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam)…
– Giá trị kinh tế
+ Trồng cây công nghiệp
+ Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh qui mô lớn.

3. Đồi
– Độ cao: Độ cao tương đối dưới 200m
– Đặc điểm hình thái:
+ Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi
+ Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải.
– Khu vực nổi tiếng: Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên…
– Giá trị kinh tế:
+ Thuận tiện trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp.
+ Chăn thả gia súc.


B. Ví dụ minh họa Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) Địa lí 6

Hãy so sánh sự giống và khác nhau của các dạng địa hình: núi, đồng bằng, cao nguyên.

Hướng dẫn trả lời:

Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Khác nhau: 
Bình nguyên: Là dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đốidưới 200m,nhưng đôi khi cũng đạt tới 500m. Thường không có đồi dốc, tập trung nhiều dân cư, thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên bào mòn và bình nguyên bồi tụ (do phù sa các con sông bồi đắp). Kinh tế ở bình nguyên phát triển hơn.
Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500m địa hình dốc, dân cư thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người, là khu vực thích hợp trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.Kinh tế chậm phát triển hơn so với BN.


C. Giải bài tập về Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) Địa lí 6

Dưới đây là 3 bài tập về Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) mời các em cùng tham khảo:

Bài 1 trang 48 SGK Địa lí 6

Bài 2 trang 48 SGK Địa lí 6

Bài 3 trang 48 SGK Địa lí 6

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Giải bài tập Địa hình bề mặt trái đất SGK Địa lí 6 

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Các mỏ khoáng sản SGK Địa lí 6 

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2