intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THÀNH CÔNG CÙNG CÁC THẤT BẠI

Chia sẻ: Hoàng Bình Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

101
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành công và cay thất bại như nắng như mưa, ngày đêm và bóng tối, ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THÀNH CÔNG CÙNG CÁC THẤT BẠI

  1. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI Thành công và cay thất bại như nắng và mưa, ngày đêm và bóng tối,… Nó là hai mặt của một hiện thực. Khi thành luôn đi cùng với vinh quang, thất bại luôn đi cùng với cay đắng. Và hầu như trong cuộc đời của chúng ta, dù ít hay nhiều thì cũng có những phần rất vinh quang, và có những phần rất cay đắng. Vinh quang thường mang lại cho chúng ta những hạnh phúc. Trong khi đó cay đắng để lại cho mình rất nhiều buồn phiền. Ấn tượng về vinh quang là những cái gì tiếc nuối rất lớn. Trong khi ấn tượng về nỗi cay đắng, để lại là một nỗi ám ảnh và khó quên được. Mỗi lần hồi tưởng về sự vinh quang, thì sự tiếc nuối về những gì đã qua, sẽ làm cho mình đánh mất đi những giá trị đang có mặt ở hiện tại. Trong khi nhớ về những cay đắng thì những cay đắng lại có cơ hội xuất hiện trên cuộc đời của chúng ta. Tình trạnh hâm nóng cay đắng là điều không nên. Nhưng rất tiếc là thỉnh thoảng, đôi khi chúng ta vẫn nhớ nhiều về cay đắng chừng nào. Thì chúng ta đánh mất hiện tại của chính mình nhường đó. Vì lúc đó chúng ta không còn niền hi vọng. Và thỉnh thoảng chúng ta cón có niền tin rằng: Tôi có thể thay đổi được cuộc đời từ cay đắng cho đến vinh quang thêm một lần nữa. Hoặc tôi cũng đã từng nỗ lực hai lần, ba lần, hay nhiều lần trong đời. Mà kết quả dẫn đến sự thành công là không có. Kết quả là chấp nhận nó như là số phận an bài. Số phận và an bài làm cho con người trở nên tiêu cực và bế tắc hơn. Khổ đau khi đó cũng gắn liền với cuộc đời chúng ta nhiều hơn. Nếu mình coi cuộc đời là một cuộc hành trình, thì mỗi bước chân đi trên hành trình đó luôn bao gồm thành công và thất bại. Có khi chúng chỉ cách nhau như một gang tay, hay chỉ là làn sương mỏng. Thành công buổi sáng, thất bại buổi chiều. Cay đắng hôm nay, ngày mai vinh quang. Không ai có thể định liệu được trước tất cả mọi thứ. Mặc dù chúng ta có thể suy luận ra rằng: Tôi sẽ như thế này, tôi sẽ như thế kia. Nhưng những gì diễn ra trong cuộc đời của chúng ta, nó đều đi theo quy luật của nhân quả. Và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện môi trường và hoàn cảnh xung quanh. Nỗ lực của bản thân chúng ta đóng một vai trò rất quan trọng. Cho nên ai đánh mất tự tin vào bản thân mình, thì bị chìm sâu vào trong cay đắng. Mà cay đắng có thể được coi như là bùn mà 1
  2. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak không có chân vậy. Mình càng nặng với cay đắng nhiều chừng nào? Thì mình lún sâu vào trong bùn chừng đó. Và kết quả là: Ta chính là nạn nhân của chính mình. Trong khi một số người tiếp xúc với vinh quang lại có thói quen là: “Ngủ quên mình trên chiến thắng”. Lúc đó mình cứ có cảm giác bay bổng như ở trên bầu trời, trong một tư thế không trọng lượng. Nhiều khi cái cảm giác đó khiến chúng ta kiêu ngạo hơn, và quan trọng hóa về chính mình nhiều hơn. Mình tự coi mình như là vua, là hoàng hậu hay coi mình là những người thành công nhất trên cuộc đời. Rồi vì một chút tư duy về cái tôi đó, mà mình còn nghĩ rằng: “ Mình không thua ai cả”. Cho nên mình tự cao, tự đại.. Trong vinh quang hay trong cay đắng, thỉnh thoảng có những người rơi vào trạng thái cô đơn, vì không có người hiểu được mình. Họ lặn lội trên con đường tuyệt vọng. Đôi khi nó sẽ dẫn chúng ta đến sự bế tắc. Cũng có nhiều người rơi vào cay đắng sâu thẳm nhất, trở về như một tia sáng xuất hiện vào giữa đêm trường. Khi đó kết quả là: Họ tự mình tìm ra được lối đi, để giải thoát cho mình những bế tắc ở trong cuộc đời. Vấn đề quan trọng nhất là nhận thức của chúng ta có đúng hay không? Cuộc đời còn lại với những bước chân đi, với lao động, với nghề nghiệp, với khuynh hướng sẽ kéo chúng ta ra sao? Cho nên để tránh tình trạng cay đắng thì ta phải như là kiến trúc sư cho cuộc đời. Và đừng làm cho cuộc đời mình: Ba chìm, bảy nổi, chín lên đênh, giống như những chiếc lục bình trôi. Vì kết quả là thất bại vẫn là thất bại. Có một câu chuyện như sau: “Đại đế Napoleon, Một nhân vật khét tiếng khắp thế giới trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Ông được xem như là có thành công và thất bại lẫn lộn nhau Do chính ông tạo ra, và chính cái này khiến ông ôm hận mà chết trong đau khổ ở cuối cuộc đời. Ông xuất thân là một con nhà nông, không có một vị thế gì. Khi vào lính, nhờ tài thao lược, giỏi về chiến lược và chiến thuật, cho nên chẳng mấy chốc mà người thứ dân này trở thành một vị tướng tài. Cũng từ vai trò là một vị tướng và ông đã trở thành một ông vua. Đem quân đi đáng khắp các nước và khai chiến ra cuộc chiến tranh lần thứ nhất. Đỉnh cao lớn nhất của ông cũng là sự nhục nhã tuột cùng mà ông đã trải qua. Nói đến Napoleon là người ta luôn luôn nghĩ đến hai phương diện này. Và vốn nó không thể tách rời lẫn nhau. 2
  3. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak Ông sinh ra ở đảo Course, một đảo rất có giá trị về kinh tế và du lịch. Cho nên nó là miếng mồi rất ngon để các cường quốc muốn xâm chiếm, khi thì Ý, khi thì Pháp, khi thì Mỹ. Từ thuở nhỏ thì Napoleon và những người trong gia đình đã rất uốt hận với các cường quốc này. Vì mình là một thứ dân, đứng trong hoàn cảnh bị nước ngoài xâm lăng như vậy thì nỗi uốt hận lại càng cao. Napoleon đã ôm uốt hận đó và mong rằng: mình sẽ trả thù được trong tương lai. Và điều đó đã thúc dục ông đi vào con đường quân đội. Ông rất thù nước Pháp, nhưng sau đó ông lại là vua nước Pháp. Từ một kẻ mất nước mà lại đi xâm lấn toàn cầu. Đó là vinh quang tột đỉnh, đã làm cho Napoleon cảm thấy rằng: Trong cuộc đời này không ai bằng mình. Và từ đó thì những lời tư vấn, góp ý, chân thành của những vị tướng tài, đôi khi Napoleon đã bỏ qua. Ông đã ỷ lại vào cái tài mà mình đang có. Và khi đó trong cuộc đời ông đã có những sự cay đắng nhất định. Khi còn là một thứ dân, ông nhanh chóng tìm đến con đường cách mạng. Sau khi theo cách mạng ông đã góp công rất lớn vào lật đổ chế độ phong kiến. Và rồi chính ông lại tự đưa ông lên làm vua. Tức là ông đã xóa phong kiến bằng con đường cách mạng, rồi chính ông thay thế chế độ phong kiến đó bằng đại đế. Làm cho những người tham gia cách mạng rất là bất ngờ. Bởi vì: Cách mưu lược như vậy là qua mặt nhiều người. Kể từ khi làm đại đế nước pháp thì ông đã phong vương cho tất cả anh em của mình. Dấu giày xâm lược thực dân của đế quốc Pháp đã lan rộng ở châu Âu và tạo ra một cuộc đại chiến thế giới. Và tất cả những người quan trọng nhất, trong quan hệ huyết thống đều nắm vai trò quan trọng. Nhưng sau một thời gian thất bại, ông đã chết tại một nhà ngục nhỏ và không có đủ thuốc và thức ăn. Nên ông đã chết một cách nhục nhã .Chúng ta thấy ông đã từng là vua nước nọ, vua xứ kia, Thống lĩnh bao quân, nhiều tiền bạc, uy quyền. Nhưng chỉ vài năm sau đó thì như là kẻ đau khổ nhất trên cuộc đời. Người ta không thèm nhòm ngó đến ông, bị người ta khinh rẻ. Trong cuộc đời Napoleon chúng ta có thể nói rằng: Thắng làm vua, thua làm giặc. Đỉnh cao nhất của ông là sống trên đỉnh cao của uy quyền quân sự. Với chiêu bài là: Đem văn minh đến những nơi khó khăn , lạc hậu. Cho nên vinh quang được xây dựng trên những những cái gì là xấu, bất đạo 3
  4. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak đức, không theo hiến pháp quốc tế, không theo quy luật của xã hội thì trước sau gì thì đế chế đó cũng bị sụp đổ. Qua câu chuyện trên ta thấy được rằng: Vinh quang mà được xây dựng trên những cái ác, cái xấu, cái tiêu cực thì tiến trình của nó diễn ra nhanh hơn, và hậu quả của nó sẽ để lại cho những người đó là nhiều hơn. Những vinh quang như thế là vinh quang sáng nở, tối tàn. Napoleon đã được mấy năm vinh quang, nhưng sau đó chỉ để lại sự thù ghét, nguyền rủa. Coi như là sự ác động nhất của thế giới. Trong khi đó những đắng cay mà ông chịu đựng gồm nhiều giai đoạn. Đó là khi ông còn hàn vi, người vì mọi người. Và những điều như vậy khiến ông nuôi mộng lớn. Làm cái gì đó có lợi cho dân tộc mình. Nhưng khi có cái gì đó rồi. Thì ông không chỉ dừng lại chỗ này, và ông có một thái độ trừng phạt lại những người trước đây đã từng tham gia cách mạng với mình. Chính vì yếu tố sai lầm này mà chẳng mấy chốc sau khi được thành công, thì ông lại thất bại. Kết quả là ông phải chết ở trong bệnh tật và lưu đày. Cho nên có những người lên tới đỉnh vinh quang rất nhanh. Nhưng nếu con đường vinh quang và những yếu tốt lót con đường vinh quang đó là những gì sai trái. Thì sự vinh quang này sẽ không bao giờ vĩnh cửu được, độ bền sẽ không bao giờ có, Còn những thất bại do điều kiện khách quan, trong khi mình đã cố gắng hết sức mình bằng tâm nguyện và chí nguyện,mà vẫn không thể cải tạo được nó. Thì theo quan niệm của những người có tư duy và đạo đức thì chúng ta vẫn sẽ vui mừng, và thừa nhận nó như là một hiện thực. Chúng ta sẽ cần phải tìm nó và khắc phục nó trong tương lai. Bởi vì nếu mình không hài lòng với những nỗ lực do điều kiện khách quan mà kết quả không như ý muốn, thì chúng ta sẽ duy trì trạng thái cay đắng. Mà cay đắng thì nó đã đốt cháy mình trong quá khứ. Và bây giờ nó lại là nỗi ám ảnh, bám víu vào cuộc đời của mình là không nên một chút nào. Chúng ta có thể hình dung cay đắng như là quả sầu riêng, hay là những dây kẽm gai. Nó đã lỡ bám vào lòng bàn tay của chúng mình. Mà chúng ta cứ ôm chặt nó, khi đó mỗi một động tác nhỏ và một tích tắc thời gian sẽ làm cho tay chúng ta dỉ máu, đau nhức. Nhưng có nhiều người lại không muốn bỏ đi những điều đó. Ôm giữ vì chấp ngã, hay vì thiếu hiểu biết, ôm giữ do vì hận thù, hay vì những cái gì đó thì hãy 4
  5. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak nghĩ đến những vinh quang của mình, là mức bình thường để chúng ta mở lòng bàn tay ra, cho những cay đắng đó rơi dụng ra khỏi bàn tay chúng ta. Vì nó có cấu trúc như vỏ sầu riêng, nhiều gai, và nó bám sâu vào trong xương thịt của chúng ta, nó rất khó lòng rớt xuống. Cho dù chúng ta có buông ra một cách thoải mái. Trong những lúc thế này chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải dùng bàn tay còn lại nắm kéo nó ra và vứt nó đi, quăng nó vào sọt rác hoặc bỏ vào những nơi tạo an toàn cho mình và cho người khác. Ta phải chấp nhận với một bản lĩnh, một khi nỗ lực dùng bàn tay để giúp bàn tay kia đang bị chảy máu ra khỏi bàn tay còn lại, thì bàn tay nỗ lực làm đó cũng bị gỉ máu. Chúng ta cũng sẽ đau, nhưng kết quả là chúng ta sẽ có được sự lành lặn của đôi bàn tay và của toàn bộ cơ thể. Cái giá phải trả để vượt qua sự thất bại để đạt tới sự vinh quang, bao giờ cũng phải tỷ lệ thuận với sự cố gắng của mình. Nếu ai đã sợ đau và không tự tin mình có thể làm được việc đó, thì sự thất bại đã đến rất gần với chúng ta. Trong những lúc này, chỉ có bản lĩnh mới giúp được cho chúng ta vượt qua được những khó khăn này. Thà chúng ta đau thêm một lần nữa, còn hơn là chúng ta đau trong lâu dài. Cho đến lúc nào cay đắng vẫn còn ám ảnh, vẫn còn trong dòng cảm xúc. Ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Mỗi người hay tự suy nghĩ về bản thân của chính mình. Mỗi một con người trong cuộc đời, có những lúc mà mình coi là cay đắng nhất. Có khi là do chính bản thân mình tạo ra, những đôi khi do chồng mình, vợ mình, anh em mình và người yêu mình. Do chúng ta hiểu không đến nơi đến trốn, thương mà không hiểu dẫn đến những sự đau sót trong cuộc đời. Hay là vì do chúng ta tự ái, nóng tính, hay là có một cái gì đó bốc đồng. Cho nên ta đã hất đi tất cả những gì mà nó rất đẹp vốn có trong cuộc đời của mình. Hoặc là do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người bạc bẽo với mình, không còn thân thiết với mình. Từ đó mình có cảm giác cuộc đời đổi trắng thay đen. Khi đó thì sự bất mãn sẽ khiến cho chúng ta không tin một người nào khác. Và kết quả là cuộc sống của chúng ta lênh đênh trên sông nước,với một tương lai không xác định. Tất cả những thứ đó đều là những cay đắng rất lớn, mà chúng ta đang gặp hoặc sẽ tiếp tục gặp. Mặc dù quan trọng nhất là khi đối diện với cay đắng như thế này, thì sự ghi nhớ càng dai dẳng chừng nào thì lại gây cho mình nhiều tổn thất chừng đó. Nếu những người có tư duy, đạo đức, thì họ sẽ buông xả 5
  6. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak những thất bại và vinh quang thì giữ lại. Chúng ta thấy rằng: “Thất bại không có một giá trị gì mà chúng ta cần phải giữ”. Tuy nhiên trong có rất nhiều người lại không hề nghĩ như vậy. Họ cứ đi tìm xem ai là tác nhân gây lại thất bại cho mình, động cơ gì mà họ làm như thế? Ai xúi dục họ,… Và họ nói rằng: “Tôi sẽ đi tìm người đó để trả thù”. Nếu ai mang một tâm trạng như thế thì cay đắng sẽ núi kéo chúng ta như: Bóng không rời hình, âm vang không rời tiếng. Và kết quả mang cho chúng ta là: “Chúng ta sống dở và chết cũng dở, chúng ta sẽ sống không có tương lai, mất hết hạnh phúc”. Không chỉ gây ra những điều đó với mình, mà nhiều khi mình còn gây cho người khác. Chỉ vì sự hận thù, không sáng suốt đó mà chúng ta sống trong bóng tối của sự cay đắng. Nếu như ai mà đang có những hành động xấu, thì chúng ta hãy để cho luật pháp trừng trị họ, tòa án giải quyết họ. Còn chúng ta không thể thay cho cơ quan công lý để giải quyết được.Và giả sử nếu họ có nhiều tiền, có uy quyền hay những phương tiện để tránh tội thì luật nhân quả sẽ trừng trị họ thôi. “Mà luật nhân quả là cán cân công bằng nhất. Không ai có thể mua chuộc hay lũng đoạt nó được hết. Cho nên chúng ta không nên làm những công việc mà vốn dĩ mình không có tư cách để làm”. Như vậy cay đắng mà chúng ta vấp phải, chúng ta phải có cách trị liệu, chúng ta phải đi gặp những người tư vấn giỏi, những người có kinh nghiệm sống hay những người có đạo đức. Để chúng ta nhận được những lời khuyên tích cực, để chúng ta học hỏi những kinh nghiệm để chúng ta vượt qua, chúng ta sẽ tự cứu bản thân chúng ta. Chứ không phải là chúng ta đi trả thù. Câu chuyện mà tôi sẽ kể là một câu chuyện về một đại gia Hàn Quốc. Ông tên là Chung Mong-hun. Ông là chủ tập đoàn của xe Huyndai, hãng xe đứng đầu tại Hàn Quốc, và đứng thứ bảy trên toàn cầu. Gia đình của ông chiếm một khối tài sản cực kỳ to lớn 3,3 tỷ USD. Ông là người có quyền lực nhất về kinh tế. Các giới kinh tế, tri thức đều coi ông như là trụ cột của nền kinh tế Hàn Quốc. Ông là một người rất cao sang, kiến thức rộng và có tài ngoại giao. Ông đã nỗ lực bản thân để tạo ra danh tiếng cho gia đình mình và cả quốc gia của mình. Cuối năm 1999 ông là một người đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc họp về Nam – Bắc Triều Tiên vào năm 2000. Tiền mà ông đã viện trợ vào cuộc họp đó là vài chục triệu USD. Riêng Bắc triều tiên đã được 6
  7. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak ông viện trợ 500.000.000 USD. Số tiền lớn bằng 1/6 gia tài của mình, để giúp cho Nam – Bắc Triều Tiên có được những cuộc họp để xóa đi danh giới của 2 nước và sau đó đi đến nghị quyết để tiến tới hòa bình, độc lập ở trong tương lai như nhiều nước đã thành công. Khoảng đầu tư của ông đã được Bắc Triều Tiên đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại như: du lịch và vận tải. nhờ cuộc họp này mà ông thủ tướng hàn quốc đã đạt được giải Nobel hòa bình. Ông được coi như là vị thần, về kinh tế. Dưới ông có rất nhiều người có việc làm ổn định và thu nhập cao. Mọi người luôn nghĩ ông là một vị thánh, như là người mang lại sự sống lần thứ 2 cho họ. Nhưng không ai ngờ rằng: Khoảng tháng 9 năm 2003 ông đã nhảy lầu tự tự lại nơi làm việc. Khi công bố thông tin đó thì không biết bao nhiêu người bị thất vọng. Bởi vì ông là thần tượng của họ, ông là người hùng, ông là người đã nâng đỡ họ. Rồi cuối cùng ông chết mà thân thể không toàn vẹn. Cái gì mà đã khiến ông có những việc làm gây đến đau thương như thế? Đó là: Sự suy sụp của tập đoàn Huyndai. Trước khi bị suy sụp thì chính quyền đã phanh phui những vụ bê bối trong công ty, và sự nối kết của Nan Bắc Triều Tiên để phát triển doanh nghiệp. Mà trong hiệp ước của cuộc họp này là nếu có lợi nhuận trong đó là vi phạm luật pháp. Từ vụ bê bối này, thì ta sẽ thấy rằng: Mục đích của ông làm không phải là để tạo thống nhất của Nan Bắc Triều Tiên, mà chính là tạo ra cơ hội để kinh doanh và làm giàu. Và họ còn phát hiện ra rằng: Số tiền mà ông viện trợ cho cuộc họp đó, có một phần ông tham ô của nhà nước. Ở Hàn Quốc không biết vi phàm là bao nhiêu, người ta cứ dựa vào tội đó rồi mang ra xử tội. Sự phán xét của tòa án và sự khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc. Công ty của ông đang là công ty đứng đầu, trở thành công ty đứng thứ 4, Các cố phiếu của ông bị rớt rất nhiều, uy tín mất tất cả. Vì vậy, khi ông chết ông có viết bức thư tự sự, trong đó có một đoạn như sau: “…Tôi xin tất cả mọi người hãy tha thứ cho tôi vì hành động ngu xuẩn này. Tôi mong tất cả mọi người hãy bỏ qua tất cả những lỗi lầm, tôi đã làm sai với luật pháp. Tôi mong tất cả những công nhân, những người dã gắn bó với tôi, để có được thành công trong quá khứ.Hãy tha thứ cho tôi, vì tôi biết khi tôi qua đời, thì công ty sẽ gặp vấn đề…”. Rất nhiều nhà báo khi đó đặt ra những câu hỏi như thế này: Một người sở hữu 3 tỷ USD, còn hơn cả tài sản của nước Việt 7
  8. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak Nam. Ông không cần phải làm ăn thêm gì nữa, ông chỉ cần bỏ tiền vào trong ngân hàng. Thì ông có sống đến 300 đời cũng chưa hết tiền, dại gì phải đi làm ăn, dại gì phải đi đầu tư, trong khi đó rủi ro trong thương trường rất là cao. Khi này thì mỗi người có câu trả lời khác nhau. Chúng ta phải biết: “Cái gì mà chúng ta đã lỡ theo lao rồi thì chúng ta phải tiếp tục theo nữa”. Ví dụ: Ai là người nhà giáo thì mỗi ngày phải lên bục giảng cầm phấn để viết, và dùng kiến thức của mình để truyền đạt kiến thức cho người khác, và coi đó như là niền hạnh phúc. Ai mà đi làm kỹ sư, thì mỗi ngày phải đi làm công việc của kỹ sư. Ai làm kinh doanh thì sự theo đuổi và thúc đẩy, với tâm trạng là không bao giờ thỏa mãn những gì mình đã có là một sức ép rất lón. Họ là những người đã giàu thì muốn giàu thêm, chứ không ai muốn mình dừng lại. Tâm lý của những người giàu là họ nghĩ: Họ có thể gỡ gặt được như một ván bài. Vì cơ thế thị trường có ngành chứng khoán, mà ngành đó thì hôm nay là tỷ phú, nhưng ngày mai có thể là người ăn xin. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt xung quanh của thị trường. Một khi ai đó đã có thành công và thành công quá mức, thì sức ép tâm lý sẽ làm cho người đó không còn có khả năng hay bản lĩnh để vượt qua. Kết quả của những người này là họ sẽ chọn con đường tự vẫn. Sự tán gia bại sản do tác động của thị trường dẫn đến sự mất kiển soát cảu cá nhân là 1 quy luật khắt khe của thế giới khách quan. Nhiều khi chúng ta không muốn nó diến ra, nhưng nó vẫn diễn ra. Khi mà mình chạy theo thanh lao, mà chúng ta không biết dừng, khi nào đi, khi nào dừng, thì chắc chắn chúng ta sẽ gặp được lưỡi hái của tử thần. Nhu cầu của người giàu đầu tiên là sinh lý, hưởng thụ. Họ là những người có nhu cầu hưởng thụ rất là hoang phí. Đây là một việc làm rất mất phước, mặc dù những đồng tiền này là do họ làm ra. Họ làm đúng với pháp luật, không sai gì với pháp luật, nhưng họ hoang phí như vậy, thì họ sẽ tổn phước rất lớn. Cứ mỗi lần như thế thì giống như là chúng ta dùng chiếc đinh đâm thủng chiếc thùng đựng phước báo của mình. Nước ở trong bình sẽ dỉ chảy, ngay ban đầu thì nó cũng chẳng là gì? Chẳng đáng là bao nhiêu. Nhưng dần dần khi phước báo hết, thì chúng ta sẽ trở hành người trắng tay, chúng ta sẽ bị rơi xuống vực thẳm của đắng cay. Và khi con người chúng ta 8
  9. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak rơi vào vực thẳm đó rồi, thì không mấy ai có thể vực lại được. Do đó trong lúc vinh quang thì chúng ta phải biết làm phước, nuôi dưỡng phước, để phước ngày càng được nhiều hơn. Người giàu sang có khuynh hướng tạo cho mình được bảo vệ tốt. Và khi đó thì mỗi lần đi đâu, phải ở những khách sạn cao cấp, mất vài ngàn USD là chuyện bình thường. Mỗi một chi tiêu như vậy gấp rất nhiều lần trong khách sạn bình thường. Ăn thì phải ăn những gì thật cao cấp, phải ăn những loại động vật quý hiếm, mà giá trị tiền tệ thì cao gấp rất nhiều lần so với các lại thực phẩm khác. Và những loại này chưa chắc gì nó đã ngon. Nhưng họ lại có cảm giác ngon, vì họ bỏ ra số tiền lớn, và họ luôn có quan niệm rằng: Tiền nào của đó. Họ không biết rằng: Họ đã bỏ ra một số tiền khá lớn để gieo những cái nhân không tốt. Đó là cửa ngõ gây ra tổn thất phước báo. Những bộ quần áo của họ rất đắt tiền, có những khi họ mua, nhưng họ chỉ dùng được 1 – 2 lần rồi họ bỏ. trong khi đó biết bao người trên thế giới này không có cơm ăn, áo mặc, bị thiên tai, lũ lụt, chết đói. Sự tự do của thị trường nhiều khi nó là cái máy, nó khiến cho chúng ta bị lãnh cảm với những người xung quanh. Họ nghĩ rằng: “Tôi nỗ lực chân chính, hợp pháp cho nên tôi có quyền tiêu tiền theo sở thích của tôi. Ai thích thì tôi cho, ai không thích thì tôi không cho. Tôi không cho tôi không có tội tình gì?” Dĩ nhiên là mình không có tội, nhưng mình lại không có phước báo gì. Trong khi mình sống trong cuộc đời, nếu mình biết tạo nhiều công đức, mà người ta gọi là phước báo. Nó giống như là mình bỏ ra để vun bón một cái cây. Ví dụ: Một cây cam đã được trồng cách đây 10 năm, thì người trồng cây đó đã nghĩ đến một tương lai, là sau 10 năm sau là cây sẽ có được một bóng mát của nó. Người trồng nó có khi nghĩ rằng: “Tôi không có cơ hội hứng bóng mát, nhưng không vì thế mà tôi không trồng. Ai hứng lấy kết quả bóng mát của nó không quan trọng, mà quan trọng là tôi đã có cơ hội tạo ra một nghĩa cử cao thượng và có ý nghĩa trong cuôc đời. Nếu chúng ta có tâm như thế, suy nghĩ như thế? Thì động cơ của mình là động cơ vì mọi người, thì phước của mình sẽ tăng gấp đôi”. Tuy nhiên, nhiều người giàu sang phú quý lại không nghĩ được việc này. Còn làm việc thiện mà lại nghĩ cho bản thân thì lại không tốt. Như việc làm của tỷ phú 9
  10. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak Chung Mong-hun. Ông muốn viện trợ 500.000.000 USD cho cuộc tọa đàm để đề cao công ty của mình, và để làm như vậy thì ông phải lập báo cáo tài chính giả để qua mặt luật pháp, và làm rất nhiều việc không đúng với luật pháp. Khi đó ông đã phải nhận lại một hậu quả rất là lớn. Ông cũng xuất phát vì lòng tốt. Vì những người tốt lắm mới dám bỏ tiền ra để viện trợ. Nhưng nếu mình làm vì động cơ xấu, thì kết quả chưa chắc đã tốt. Đây là điều mà chúng ta phải chú ý. Một việc làm được cho là tốt nó phải được hiểu là: Những việc làm đó phải đối chiếu với pháp luật hiện hành và phải xuất phát từ động cơ, cái tâm họ đang làm và sau khi họ làm là gì?. Cho nên làm việc thiện rất là khó. Nhưng kết quả của nó thì rất là xứng đáng. “Làm việc thiện cũng giống như mình đang đi lên trên núi. Càng lên cao thì Oxy càng giảm dần, cho nên khó thở hơn, mệt mỏi hơn,…, và chúng ta muốn bỏ cuộc hơn. Và chỉ có những người không ngoan, biết phương pháp, trong khi đi không nói chuyện, hít thở điều hòa, tự tin vào bản thân, thì sẽ lên núi một cách tốt hơn. Còn có những người vác nhiều hành lý để mưu cầu cho việc hưởng thụ của mình, thì người đó bỏ cuộc sớm hơn. Đây là quy luật mà cúng ta phải ghi nhớ”. Vác nhiều hành lý cho việc làm thiện là gì? Là mưu cầu cho lợi ích bản thân mình tại hiện tại. Tức là mình mặc cả với việc làm tốt này. Giống như là: “Tôi giúp anh để sau này anh giúp lại cho tôi, cho nên tôi mới giúp”. Giúp như vậy là một động cơ xấu. “Tôi giúp các chị vì tôi muốn lới dụng sau này chị sẽ phải giúp cho tôi”. Làm việc cần sự đền ơn. Đây là một việc làm xấu. Việc giúp đó của chúng ta không có ý nghĩa. Do đó mang vác nhiều hành lý xấu trên con đường đi đến việc thiện thì chúng ta có đạt được đi chăng nữa, thì chưa chắc gì chúng ta đã hạnh phúc. Rất nhiều người đã làm lành, xuất phát tự động cơ xấu như thế. Dù sao thì việc làm lành cũng là rất đáng khen rồi. Chứ nhiều người có tiền bạc, cái tài sản mà họ lại rất keo kiệt. Và họ luôn có tâm lý rằng: Một khi giúp đỡ những người thân, thậm chí là cha mẹ của mình. Giống như là dùng một con dao thật sắc bén, cứa vào cơ thể của chính bản thân chúng ta. Và mỗi một hành động cắt như thế? Thì hành động đau đớn sẽ hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà mình là người giàu có mà mình lại không dám chi tiêu vào những việc chân chính cho người thân, người thương, cho những người cơ nhỡ và bất 10
  11. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak hạnh trong xã hội. Những người như vậy thì phước không hề tăng lên. Do chỉ nhờ những việc làm trước kia mà họ giàu thôi. Và nếu động cơ xấu nhiều, việc xấu nhiều và vi phạm luật pháp nhiều, thì khi đối diện với nhân quả, thì sẽ khiến họ trắng tay. Nếu không có những người chỉ bảo và dẫn đường giỏi, thì họ có thể đánh mất luôn cả cuộc đời. Cho nên sau nhu cầu an toàn, là nhu cầu giao tiếp. Luôn luôn mong mọi người tôn trọng mình, xem mình như là nhân vật rất quan trọng trong xã hội này. Cái biểu hiện đó thường xuyên diễn ra, mà chúng ta hay gọi là bản ngã, hay gọi là cái TÔI. Cái tôi có 3 phương diện: Cái này là của tôi, tức là mình muốn tư hữu hóa tất cả các mối quan hệ với những người thần và những người mình quen biết, gia tài, tiền bạc. Ví dụ như bàn tay ta chảy máu, mình nghĩ nó là của tôi nên mình bưng bít nó, mình than van gào thét. Nếu mình như vậy thì nỗi đau của mình sẽ bị trương phình nên. Dân gian ta có câu: “Nhà giàu đứt tay = Ăn mày đổ ruột”. Một người ăn này bị đổ ruột, thì họ đã quen với cái khổ, sức chịu đựng từ nhở họ đã có rồi, cho nên hiện tượng đau nhức là vậy là rất bình thường, không có gì là ghê gớm lắm. Người giàu sức chịu đựng của họ rất kém. Cho nên với tỷ phú Chung Mong-hun. Bị phán quyết của tòa án và bị báo chí đưa tin, thì cảm thấy sức ép quá lớn. Ông nghĩ rằng mình chết đi cho xong. Bản thân chúng ta cần có sự huấn luyện trong đắng cay. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải hiểu rất rõ, nếu đắng cay là do chúng ta đã có những hành động xấu từ trước, thì chúng ta phải vui vẻ chấp nhận nó để trả quả. Vì nếu chúng ta trốn bằng cách vi phạm luật pháp, thì chúng ta không trả ở năm này thì sẽ trả vào năm sau, 20 năm sau, 30 năm sau, …Thậm chí sau khi chúng ta chết, nó vẫn tiếp tục theo đuổi mình ở kiếp sau. Do nên chúng ta vui vẻ để trả những gì mà chúng ta đã làm trong quá khứ. Còn nếu là là những vấn đề khách quan, thì ta phải kiên nhẫn và nghĩ rằng: “Sau cơn mưa, trời lại sáng”. Rồi mọi việc nó sẽ trắng – đen phân rõ thôi. Mình phải biết giữ cho mình sự bình tĩnh, giữ được dòng cảm xúc, để mình không phải buồn và đau khổ. Khi có thất bại thì người đàn ông hay uống rượu, hay rơi và các tệ nạn xã hội. Còn phụ nữ thì thích đi tâm sự. Tâm sự nhiều khi chẳng giúp gì cho mình, mà gặp người khác, rồi họ lại đổ dầu vào nữa thì chúng ta ngày càng bị khổ và khốn đốn 11
  12. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak nhiều hơn. Chúng ta phải bình tĩnh sáng suốt để giải quyết, Bằng cách tìm ra những nguyên nhân, và tìm hiểu tại sao mình lại có một kết quả sai lầm như vậy. Cho nên phanh phui được nguyên nhân thì đã cứu được chúng ta 1 phần rồi. Khi chúng ta đã biết được nguyên nhân thì ta sẽ chữa trị được những cay đắng trong lòng chúng ta. Vì vậy nếu ai sống trong cuộc đời này, không có sự thanh thản thì ta phải chịu trả những hành động xấu ám mình đã làm ở quá khứ. Nếu mình có những thái độ như thế, thì khi gặp những khó khăn hay cay đắng diễn ra với mình, thì mình không bị đau khổ và tuyệt vọng. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài ba, trong cuộc đời của ông, nhiều khi ông tuyệt vọng và muốn chết. Nhưng vì ông là người có hiểu biết nên ông đã cố gắng vực dậy để sống. Trong những lúc khó khăn thì những người bạn của ông ra nước ngoài, nhưng ông thì lại ở lại trong nước. Lúc đó ông bị nhiều người chửi bới ông, với sức ép như thế thì sự tuyệt vọng của ông ngày càng gia tăng. Những lúc như vậy ông lại mượn rượu giải sầu. Nhưng rồi ông lại nghĩ rượu không thể giải quyết được nỗi buồn đó. Cho nên ông đã sáng tác ra bài ca “ Tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Ông đã kêu chính bản thân mình đừng tuyện vọng, ông coi đó như là lời khuyên, là lời tâm sự. Trong có có câu như sau: “Tôi là ai mà sao trần gian thế?”. Nghĩa là chúng ta phải phê phán chính mình. Ông tự hỏi bản thân mình rằng: “ Tôi là cái gì?”. Sau đó ông trả lời rằng: “ Tôi chỉ là cát bụi”. Khi không coi trọng chính bản thân mình, thì những cay đắng mình có thể vượt qua một cách dễ dàng hơn. Bằng cách là chúng ta sẽ nở nụ cười và quên nó đi, thì nó sẽ mất trong lòng chúng ta. Nếu chúng ta cứ giữ nó ở trong lòng thì chính chúng ta bị khổ đau chứ không ai bị khổ đau hết. Câu nói “Sao mà trần gian thế?” Nghĩa là đừng để cho hành động, lời nói của mình, cách giải quyết tình thế một cách phàm tục, chứa đầy những hành động của: Tham lam, sân hận, si mê, hại mình, hại người. Hoặc dẫn đến sự tuyệt vọng, bế tắc. Chúng ta phải có những suy nghĩ rằng: “Tôi là người đàng hoàng, tôi là người có đạo đức, tôi là người biết sống vì người khác, cho nên tôi phải ứng xử làm sao để cho mọi người kính trọng những gì mà tôi đã có. Tôi không được phép hành hạ thân thể này, Tôi không được phép tự vẫn, không được đánh mất tương lai của mình. Bởi vì có được một thân 12
  13. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak thể này là có công rất lớn của ông bà, cha mẹ”. Trong xã hội này có nhiều người nói: “Có được thân này khổ chưa từng thấy. Vì từ lúc sinh ra tôi đã đi bụi đời, cha mẹ không thèm nuôi tôi”. Có người nói: “Từ khi sinh ra tôi toàn đi ở đợ, tôi chưa bao giờ được cầm số tiền lớn trong tay. Sống cũng như chết”. Nhiều khi cuộc sống khổ là như thế, nhưng chúng ta phải hiểu rằng: Làm được một con người là phước báo rất lớn rồi. Bởi vì ta có tư duy, óc kiến thức, để ta phát triển về mặt đạo đức, ta có thể giao tiếp với mọi người,… Chúng ta có thể làm được tất cả những việc mà các loài động vật không có được. Cá Heo có chất xám và sự thông mình hơn gấp nhiều lần so với con người. Nhưng loài có heo thì không thể làm được những việc như thế. Nó không có khả năng để thiết lập tư duy, để phát huy tư duy, nên nó không thể làm được việc như con người, hay thông minh như con người. Nếu cá heo có hai tay, hai chân và có được ngôn ngữ như con người. Thì chính cá heo sẽ là bá chủ toàn cầu chứ không phải là con người. Do đó là con người chúng ta đã có phước lớn làm rồi, vì chúng ta có điều kiện để làm những việc đó. Nếu ai đã đọc bài GIÀU – NGHÈO của tôi thì mọi người sẽ hiểu. Giàu và nghèo nó không phải là việc quan trọng. Hạnh phúc đâu chỉ có mặt với người giàu, tài sản, quyền cao, điều đó chỉ làm cho mình thỏa mãn các vinh quang. Hạnh phúc đó là hạnh phúc có điều kiện. Chứ thực ra hạnh phúc phải là: “Hạnh phúc đích thực là làm chủ dòng cảm xúc của chúng ta, là làm chủ được vận mệnh của mình, làm chủ được tương lai của mình trong lòng bàn tay”. Cho nên ai nghèo, ai khó khăn mà làm chủ được mình, làm chủ được lời nói, hành động đúng đắn, đàng hoàng, hợp văn hóa, hợp đạo đức thì người đó vẫn được coi là hạnh phúc. Nếu ai thành tựu được như vậy, thì đúng là: “Dù nằm trên mặt đất vẫn cảm thấy an vui, giàu sang phú quý mà không có được những suy nghĩ này, thì dù có nằm trên thiên đường cũng có cảm giác như là sống trên địa ngục”. Ông Tổng giám đốc tập đoàn Huyndai là như vậy. Khi cay đắng tuột xuống thấp nhất như là vực sâu, thì ông đã kết liễu đời mình. Chúng ta là con người, chúng ta không nên chọn giải pháp như thế. Chúng ta hãy nghĩ lại đi. Khi chúng ta mới sinh ra, chúng ta là hai bàn tay trắng, không một đồng xu nào hết. Vì nỗ lực mà mình có gia tài sự nghiệp. Nhưng do thất bại trong làm ăn, thì mình 13
  14. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak gây dựng thêm một lần nữa thì cũng có sao? Chúng ta phải có những suy nghĩ như sau: “Tôi xuất phất là con số 0, giống như khi mới sinh ra. Tai sao khi đó ta không tuyệt vọng, mà bây gời chúng ta lại tuyệt vọng”. Bởi vì trong trường hợp đó mỗi con người chúng ta luôn có cảm giác là mình dã mất cái gì quá lớn. Vì trong tâm mình luôn có quan niện sở hữu, nên mình chấp ngã những thứ đó, khiến cho khổ đau của chúng ta kéo dài hơn. Hai phương diện còn lại của cái tôi là: Chính tôi. Là tự ái của tôi. Bình thường người ta hay gọi mình theo tên mà cha mẹ mình đặt trong khi khai sinh. Mình là mình, cách ăn mặc đó là mình, ăn nói, giao tiếp đó là mình. Nên khi ai động đến cái Tôi đó là mình có thói quen phản kháng lại ngay. Đôi khi mình suy nghĩ ở trong đầu, hay cũng có khicông khai là: “Tôi như vậy đó, ai chịu được thì chịu, ai không chịu được thì thôi. Ông bà, anh chị không cần tôi thì thôi, tôi không cần chơi với ai”. Cái “Tôi” đó là cái tôi rất gay gắt, rất khó chịu. Nếu cái “Tôi” đó xuất hiện ở chỗ nào, thì chúng ta bế tắc ở chỗ đó. Và chính cái “Tôi” này mới khó khăn khi gặp nhiều vấn đề. Như vậy chúng ta phải cố gắng vượt qua, không nên để nó kéo dài. Có một câu chuyện ngụ ngôn, dựa vào một câu chuyện có thật. “Một ngày kia, có con lừa già của người nông dân sẩy chân xuống cái giếng bỏ hoang. Giếng rất sâu, người ta không sử dụng, chỉ đổ rác thải xuống đó. Con lừa kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền, chủ của nó cũng tìm mọi cách nhưng không thể cứu con lừa già lên được. Cuối cùng, ông quyết định rằng, con lừa đã già rồi, rất lười và chậm chạp; còn cái giếng, đằng nào cũng phải lấp, nên khỏi phải bận tâm về con lừa nữa, cứ để mặc cho nó sống chết ở dưới đó. Ông còn kêu hàng xóm đổ rác thải xuống giếng mỗi ngày. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa già càng rên rỉ thảm thiết hơn. Sau khi hứng bao rác thải đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên miệng giếng với đôi mắt ai oán.Lúc đầu, nó cũng chẳng thiết tha hy vọng được cứu sống. Hàng ngày, người ta vẫn trút rác thải xuống đầu nó. Con lừa già rất tức giận trách móc: mình đã xui xẻo rơi xuống hố, người chủ lại bỏ mặc không tiếc thương, nếu có chết thì cũng thoải mái chứ đằng này chủ lại đổ rác lên người v.v…Chỉ đến khi rác thải ngập lên đến nửa chân nó mới bừng tỉnh. Nó không than thở nữa mà cố gắng xoay xở trồi lên và tìm 14
  15. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak kiếm thức ăn trong rác để sống qua ngày. Rồi không những không bị rác che lấp mà mỗi ngày nó càng được trồi lên cao… Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên khỏi miệng giếng, bắt đầu một cuộc sống mới.” Qua câu chuyên trên ta thấy được điều gì? Chúng ta phải biết rũ bỏ và đứng lên, thì chúng ta đã tìm ra con đường của sự sống. Chúng ta phải thấy rằng: Ngay trong con đường tử, chúng ta bình tĩnh, có bản lĩnh, có niềm tin, có nỗ lực đúng phương pháp. Thì ta sẽ mở của sự sống cho chính bản thân mình. Nếu chúng ta không hành động mà chỉ ngồi cầu cứu Thượng đế, thần linh, hay những người xung quanh để giúp mình. Thì hành động đó cũng giống như một người đang khát nước, cầu cứu trời mưa, mà chúng ta thì không thể biết là mưa khi nào mới có. Cái khát làm cho chúng ta chết trước khi cơn mưa có mặt. Nếu một người có tư duy và suy nghĩ, thì người đó sẽ tận dụng những hoàn cảnh khó khăn, và biến nó thành phương tiện để cứu thoát bản thân mình. Những khó khăn đó nếu ta biết tương kế, tựu kế, Thì có khi nó là phương tiện giúp cho chúng ta thoát ra khỏi sự bế tắc đó. Chúng ta phải biết rằng: “Chỗ nào có sự bế tắc, thì chỗ đó có ổ khóa, chỗ nào có ở khóa, thì chỗ đó có chiếc chìa khóa. Chỗ nào có chiếc chìa khóa, thì chỗ đó có thể mở cửa và giúp chúng ta vượt qua những khó khăn”. Vấn đề là chúng ta phải bình tĩnh, tự tin sáng suốt, và nỗ lực chân chính. Nói chung thì trong thành công hay thất bại, cái nào cũng để lại cho chúng ta những bài học rất có giá trị. Với vinh quang thì mình hãy nghĩ rằng: “Đó là nỗ lực chân chính của tôi, phù hợp với pháp luật và đạo đức, cho nên tôi xứng đáng để tiếp nhận sự thành công này. Đó là quy luật chúng ta muốn thì nó vẫn vậy, mà không muốn thì nó vẫn vậy. Nhân quả nó là như vậy”. Nếu những cay đắng diễn ra với mình, thì mình hãy nghĩ lỗi đó là do mình. Do mình chủ quan, do vấn đề khách quan. Vì vậy thay vì than khóc, thì ta hãy tự tin đứng lên và nỗ lực vượt qua. Cái đó là những yếu tố giúp mình vượt qua những bế tắc. Trong vinh quang không xứng đáng, do mình vi phạm luật pháp, do vi phạm đạo đức. Khi đó thì chúng ta không hề có gì để hãnh diện, tự hào. Vì trước hay sau gì thì chúng ta sẽ bị luật pháp phanh phui. Quan trọng nhất là trong cay đắng, ta phải tìm được vinh quang lần thứ hai. Bởi vì khi đó ta có động lực rất là lớn. 15
  16. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Dak Lak Ví dụ: “Có một người bị bại liệt ở trong nhà, Nhưng khi có lửa cháy nhà, thì họ vẫn có ý niệm để tìm lấy sự sống của họ. Với niềm tin là tôi không thể chết, tôi phải sống, Những suy nghĩ như vậy sẽ khiến cho họ phải đứng dậy chạy. Trong lịch sử nhân loại thì có rất nhiều tình huống như vậy xảy ra”. Chúng ta luôn phải có tia sáng hy vọng, niền tin sẽ là cho kháng thể mạnh hơn bao giờ hết, và giúp họ vượt qua một cách tốt nhất. Cho nên khi đối diện với cay đắng thì chúng ta không nên buồn chán và thất vọng. Đừng tuyệt vọng, đừng nghĩ những con đường viển vông, sai lầm, không có phương hướng. mà chúng ta hãy định hướng cho mình một hướng đi. Chúng ta phải biết xây dựng hạnh phúc cho chính mình, vì khi xây dựng được hạnh phúc cho mình, thì ta sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người và cho xã hội. 21/09/2009 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2