intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để phỏng vấn thành công

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

204
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một bước rất quan trọng trong cuộc đời không ai tránh khỏi chính là tham dự phỏng vấn xin việc. Rất nhiều người chuẩn bị cho thời khắc này thật cẩn thận nhưng những trục trặc lúc thế này, khi thế khác vẫn xảy ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo thiết thực nhất, giúp bạn thành công trong các lần phỏng vấn quan trọng. Chuẩn bị thật tốt Trong tất cả những thủ thuật tham dự phỏng vấn, có lẽ đây chính là phần quan trọng nhất bạn cần học hỏi, bởi khi đã chuẩn bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để phỏng vấn thành công

  1. Làm thế nào để phỏng vấn thành công Một bước rất quan trọng trong cuộc đời không ai tránh khỏi chính là tham dự phỏng vấn xin việc. Rất nhiều người chuẩn bị cho thời khắc này thật cẩn thận nhưng những trục trặc lúc thế này, khi thế khác vẫn xảy ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo thiết thực nhất, giúp bạn thành công trong các lần phỏng vấn quan trọng. Chuẩn bị thật tốt Trong tất cả những thủ thuật tham dự phỏng vấn, có lẽ đây chính là phần quan trọng nhất bạn cần học hỏi, bởi khi đã chuẩn bị tốt, mọi thứ sẽ diễn ra gần như theo dự kiến của bạn. Chính vì vậy, ngay trước thời điểm phỏng vấn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu một số thông tin liên quan
  2. tới công ty định dự tuyển. Các thông tin đó rất đa dạng, có thể là đánh giá của giới trong ngành về vị trí của công ty đó, có thể là tình hình hiện tại của công ty, v.v. Cách làm này sẽ giúp bạn có thể ứng đối thông minh với bất cứ câu hỏi nào được đặt ra trong suốt phiên phỏng vấn. Cần lưu ý là trong quá trình tìm hiểu thông tin này, bạn cũng nên quan tâm tới những vấn đề và yêu cầu liên quan đến công việc cụ thể. Tất nhiên chẳng ứng viên nào muốn bị người phỏng vấn hỏi những câu lắt léo. Cách tốt nhất là bạn nên tự ngắm mình trong gương, tưởng tượng đang tham gia một cuộc phỏng vấn và phát hiện những sơ hở của mình. Luôn thể hiện một vẻ tự tin, quyết đoán sẽ đảm bảo phần lớn thành công cho bạn trong khi tham dự phỏng vấn. Người tuyển dụng nhân sự nào cũng muốn tìm thấy ở ứng viên sự tự tin vào bản thân, bởi tự tin cũng phản ánh phần nào khả năng thực sự của ứng viên. Trang phục cần phù hợp với vị trí đăng tuyển Điều này cũng giống như khi bạn chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch, vẻ bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong cách thể hiện một hình ảnh
  3. đẹp về bản thân. Chúng ta không ai mong muốn gặp một người chủ đơn vị dự tuyển trong trang phục quần áo lôi thôi thì có lý gì ta lại trở thành người như vậy. Hãy cố gắng ăn vận sao cho phù hợp nhất với vị trí đăng tuyển. Chẳng hạn, với những công việc văn phòng và quản lý, không nghi ngờ gì nữa, trang phục được đánh giá cao sẽ là comple, cà vạt với nam giới và những bộ đầm công sở với nữ giới. Bạn cũng đừng quá cầu kỳ trong trang phục tới mức vượt quá yêu cầu của buổi phỏng vấn, nhưng hãy nhớ rằng, dẫu sao khi đi phỏng vấn, cầu kỳ còn hơn đơn giản quá mức. Giới thiệu bản thân rõ ràng và kiểm soát ngôn ngữ cử chỉ Có ba điều cốt yếu cần làm khi bạn bước vào một cuộc phỏng vấn và gặp mặt lần đầu với nhà tuyển dụng nhân sự: - Giới thiệu rõ ràng tên, tuổi của mình. - Nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn trong thời gian làm việc. - Bắt tay thật chặt. Mách nhỏ với những người hay bị chảy mồ hôi tay là
  4. nên mang theo một vài tờ giấy lụa trong túi áo để có thể lau qua ngay trước khi bắt tay người khác. Chúng ta biết rằng, nhà tuyển dụng nhân sự là những người được đào tạo hết sức bài bản và luôn chú ý tới những yếu tố tiểu tiết nhất trong mọi cuộc phỏng vấn, bởi theo họ, những chi tiết ấy còn nói lên nhiều điều về bạn hơn tất thảy những điều bạn trả lời. Vì thế, bạn hãy để tâm kiểm soát những yếu tố này nhé: - Nếu bạn liên tục chuyển đổi trạng thái bàn tay sẽ dễ khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn đang quá hồi hộp. Vì vậy, hãy giữ yên tay trên bàn hoặc để nguyên trên đầu gối. - Giữ tư thế ngồi thẳng, tránh buông thõng. Ngồi thẳng sẽ khiến bạn tự tin và khéo léo hơn. - Những cử chỉ biểu hiện thái độ hồi hộp không chủ ý của ứng viên có thể khiến nhà tuyển dụng thấy rõ nhưng hầu như các ứng viên lại không hề thấy. Hãy chú ý đừng gõ bàn, liên tục sờ tay lên mặt hay nói lắp trong khi trả lời câu hỏi.
  5. Những câu hỏi thường gặp Tất nhiên với từng công việc cụ thể thì lại có những câu hỏi được thiết kế riêng cho buổi phỏng vấn, nhưng nói chung, vẫn có những câu hỏi cơ bản đa số các nhà tuyển dụng thích hỏi ứng viên. Dưới đây là danh sách các câu hỏi đó, giúp bạn nắm được ý tượng và các kiểu loại câu hỏi có thể gặp phải. Mấu chốt ở chỗ, bạn cần trả lời tất cả các câu một cách chân thực, sử dụng từ vựng phong phú, dành thời gian phù hợp để trả lời từng câu. Một điều quan trọng nữa là đừng bao giờ đặt giả tưởng bạn đã được nhận vào vị trí công việc đang dự tuyển, vì nhà tuyển dụng có thể “bắt nõn” được điều này - Anh/chị đã có kinh nghiệm gì trong công việc này chưa? - Tại sao chúng tôi nên tuyển anh/chị? - Anh/chị nghĩ là khoảng 5 năm nữa anh chị sẽ ở vị trí nào? - Hãy nói về một số điểm yếu của anh/chị? - Tại sao anh/chị muốn làm việc cho công ty chúng tôi? - Anh có những khả năng gì để phục vụ công ty của chúng tôi?
  6. Chuẩn bị luôn là quan trọng nhất Có nhiều mức độ phỏng vấn khác nhau, từ sơ bộ cho tới “chung khảo”, mỗi giai đoạn đều có những mức độ khó khăn và đòi hỏi các bước chuẩn bị không giống nhau nhưng với những kiến thức sơ đẳng này, bạn hoàn toàn có khả năng sẵn sàng đương đầu với mọi nhà tuyển dụng. Hai điều cuối cùng cần lưu ý bạn trong cuộc phỏng vấn là hãy trả lời trung thực và không tỏ thái độ kiêu căng, ngạo mạn. Dep1001.vn (Nguồn: Sưu tầm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2