intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình: "Sự chuyển dịch từ G7 sang G20 và xu thế phát triển của G20"

Chia sẻ: Nguyễn Chí Nghĩa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

155
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xét từ góc độ của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ, Hội nghị Thượng đỉnh G20 là một thành công khi tiếng nói của họ đã trở nên có trọng lượng hơn trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế. Các nước này đã giành được thêm 5% số phiếu trong hệ thống quyền lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, nâng tổng số phiếu nắm giữ liên quan đến các quyết định quan trọng trong IMF của nhóm nước này lên con số xấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình: "Sự chuyển dịch từ G7 sang G20 và xu thế phát triển của G20"

  1. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Khoa Kinh Tế Lớp DH06QT SỰ DỊCH CHUYỂN TỪ G7 SANG G20 VÀ CÔNG CUỘC VỰC DẬY NỀN KINH TẾ CỦA G20 GVHD:Lê Văn Lạng Thực hiện: Phan Thị Thiên Lý 06122101 Nguyễn Chí nghĩa 06122115 Nguyễn Mai Thảo 06122169 Nguyễn Thanh Tú 06122209 Nguyễn Phùng Châu Việt 06122227 Quản trị kinh doanh 32 1 1/18/2010
  2. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng MỤC LỤC Quản trị kinh doanh 32 2 1/18/2010
  3. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng I.khái quát về G7 và G20 1.G7 là gì? Nhóm G7 hay G-7 (viết tắt tiếng Anh Group of Seven) là tập hợp bảy vị bộ trưởng tài chính của bảy nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976 khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ. Bảy vị bộ trưởng này nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. Công việc cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác như thứ trưởng tài chính.  Thành phần nhóm G7 bao gồm: 1. Canada 2. Pháp 3. Đức 4. Ý 5. Nhật Bản 6. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 7. Hoa Kỳ  Những thành tựu đã đạt được: Trong năm 2008 G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11 tháng 4 ở Washington D.C.và lần thứ nhì vào ngày 10 tháng 10 cũng ở Washington D.C. để bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Nhóm này đã tuyên bố sẽ dùng "mọi biện pháp" để ngăn chặn cơn khủng hoảng 2. Sơ lược về G8 Cơ cấu G8 hiện nay xuất hiện từ năm 1975, theo sáng kiến của tổng thống Pháp Giscard d Estaing và thủ tướng Helmut Schmidt. Tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, các đại diện Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật đã lần đầu tiên thảo luận về những vấn đề kinh tế toàn cầu. Thế nhưng nơi ra đời thật sự của G8 lại là...từ thư viện Nhà Trắng. Tại đó đã diễn ra cuộc thảo luận không chính thức các bộ trưởng tài chính của các nước này. Nhu cầu gặp gỡ của họ xuất phát từ cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt đầu từ năm 1973, sau khi các nước xuất khẩu dầu Ả rập cấm vận dầu Mỹ và châu Âu. Do đó, "nhóm thư viện" - tên gọi bán chính thức lúc đầu của G8 - đã đi đến quyết định cần thiết phải tiến hành những cuộc thảo luận cấp cao như thế. Nửa sau thập niên 70, tham gia vào G5 có thêm Ý (1975), Uỷ ban châu Âu (1977) và Canada (1978), kết quả là G5 thành G7. Nhưng G7 chỉ chính thức tuyên bố thành lập vào Quản trị kinh doanh 32 3 1/18/2010
  4. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng năm 1985. Năm 1997, tại Denver nước Nga lần đầu tiên trở thành thành viên của nhóm, biến G7 thành G8. Các thành viên: Pháp Hoa Kỳ Vương quốc Anh Đức Nhật Bản Ý Canada Nga G8 không có ban thư ký, và các thành viên tổ chức này không ký kết những hiệp ước chính thức, không có những quyền hạn hay nghĩa vụ đặc biệt nào. G8 được coi như một trong những tổ chức điều phối chính sách kinh tế thế giới. Tất cả những thế lực kinh tế quan trọng nhất thế giới đều tham gia nhóm - từ Mỹ tới EU. Hiệu quả các họat động của G8 còn tùy thuộc vào những vấn đề nó thảo luận. Tuy nhiên G8 thường không thành công lắm nếu vấn đề liên quan tới kinh tế tòan cầu, về tiền tệ hay mậu dịch, tức những vấn đề động chạm đến quyền lợi các nước lớn không tham gia vào câu lạc bộ thương lưu này. Thế nhưng G8 (thực tế là G7) có thể tự hào về những thành tựu nhất định.. Chẳng hạn như tại hội nghị thượng đỉnh 1978 tại Bonn đã thông qua thỏa thuận có tính nguyên tắc về giảm bớt hàng rào thuế quan trong mậu dịch quốc tế . Hay năm 1983, G7 đã hình thành một quan điểm chung về vấn đề bố trí tên lửa tầm xa ở Châu Âu. Năm 1989 đạt được thỏa thuận về việc xem xét các cơ chế hỗ trợ các nước bị khủng hỏang kinh tế châu Á, đồng thời hình thành cách tiếp cận chung vấn đề Kosovo. Và năm 2002, G8 thật sự đã thành lập được Quỹ tòan cầu chống AIDs, lao phổi và sốt rét. 3. G20 là gì? G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh Châu Âu (EU). Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, với mục tiêu đưa các nền kinh tế công nghiệp và đang phát triển quan trọng lại cùng nhau một cách có hệ thống để thảo luận các vấn đề quan trọng trong kinh tế toàn cầu . G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Quản trị kinh doanh 32 4 1/18/2010
  5. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.  Các thành viên Argentina Úc Brasil Canada Trung Quốc Pháp Đức Ấn Độ Indonesia Ý Nhật Bản Mexico Nga Ả Rập Saudi Nam Phi Hàn Quốc Thổ Nhĩ Kỳ Anh Hoa Kỳ European Union  Thành tựu G-20 đã tiến triển một loạt các vấn đề từ năm 1999, trong đó có thỏa thuận về các chính sách cho sự tăng trưởng, giảm lạm dụng hệ thống tài chính, đối phó với khủng hoảng tài chính và tài trợ chống khủng bố. Đảm nhận vai trò mới như một tổ chức thường trực điều phối nền kinh tế thế giới. G-20 cũng thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế . Trong năm 2004, các quốc gia G-20 cam kết về tiêu chuẩn mới minh bạch và trao đổi thông tin về các vấn đề thuế. Điều này nhằm mục đích chống lạm dụng của hệ thống tài chính và hoạt động bất hợp pháp bao gồm trốn thuế. G-20 cũng đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề có liên quan với các cải cách của kiến trúc tài chính quốc tế. G-20 cũng đưa ra một cái nhìn chung giữa các thành viên về các vấn đề liên quan nhằm phát triển hơn nữa hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu, tổ chức một cuộc họp bất thường ở rìa của IMF 2008 và Ngân hàng Thế giới tại cuộc họp hàng năm để công bố tình hình kinh tế hiện tại. Tại cuộc họp này, theo quy định của G-20 nhiệm vụ cốt lõi để thúc đẩy mở cửa và xây dựng giao lưu giữa các quốc gia tiên tiến và thị trường mới, bàn về các vấn đề quan trọng liên quan đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quản trị kinh doanh 32 5 1/18/2010
  6. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Họ nhấn mạnh sẽ bỏ qua những khó khăn của mình để có thể làm việc cùng nhau, giúp đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng tài chính và để làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác. Giúp cải thiện các quy định, giám sát các hoạt động chung của thị trường tài chính thế giới. II.Sự chuyển dịch từ G7 sang G20. 1.Quá trình của sự chuyển dịch  Sự kết thúc của G7/G8? Xét từ góc độ của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ, Hội nghị Thượng đỉnh G20 là một thành công khi tiếng nói của họ đã trở nên có trọng lượng hơn trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế. Các nước này đã giành được thêm 5% số phiếu trong hệ thống quyền lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, nâng tổng số phiếu nắm giữ liên quan đến các quyết định quan trọng trong IMF của nhóm nước này lên con số xấp xỉ 50%. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đặt ra những vấn đề mới cho việc cân bằng cán cân quyền lực giữa các nền kinh tế. Bản thân các nước G8 không thể tự chống chọi với cuộc khủng hoảng mà phải cần đến sự tham gia, phối hợp của tất cả các nước liên quan. G20 sẽ không phải là G8 +12 cũng như sân chơi chung giờ đây đã không thể thiếu được những “người chơi mới” có tầm ảnh hưởng lớn đến từ thế giới các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định của chính phủ các nước này, từ việc duy trì chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đến vấn đề tiêu thụ năng lượng cac-bon kích thích hiệu ứng nhà kính hay kiểm soát các dòng chảy tài chính nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự trong tương lai đã, đang và sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn và có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các nước khác. Tuy nhiên, phía trước các nhà lãnh đạo G20 vẫn còn nhiều việc phải làm để đưa trật tự thế giới mới đang được xác lập đi vào ổn định và phát huy hiệu quả định hướng cũng như kiểm soát đối với nền kinh tế toàn cầu. Không ai bầu lên G20 mà tự bản thân nó phải chứng tỏ được vai trò và giá trị của mình trong việc điều hành nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, với việc nhiều “người chơi” được bổ sung và sân chơi như thế, việc đạt được các quyết định quan trọng có lẽ sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi phải có những luật chơi mới. Do đó, đây có lẽ mới chỉ là bước khởi đầu cho công cuộc tái thiết trật tự kinh tế quốc tế mà cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua góp phần đem lại mà thôi. Quản trị kinh doanh 32 6 1/18/2010
  7. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng  G20 thay G7 Theo báo The New York Times, ngày 25-9, Tổng thống (TT) Mỹ Barack Obama thông báo về việc G7, gồm các quốc gia công nghiệp giàu có, sẽ được thay thế bằng G20, với sự góp mặt của Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển có mức tăng trưởng nhanh. Động thái này làm nổi bật tầm quan trọng của các nền kinh tế đang tăng trưởng tại châu Á và một số quốc gia châu Mỹ Latinh, đặc biệt là kể từ khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu nhận thấy hệ thống ngân hàng của họ bị tê liệt vì cuộc khủng hoảng kinh tế. Những người ủng hộ ý tưởng này cho rằng các nền kinh tế đang nổi lên, với dân số khổng lồ, phải có chỗ ngồi tại bàn hội nghị để tranh luận không chỉ các vấn đề kinh tế mà cả vấn đề môi trường, sự thay đổi khí hậu.  G20 có làm tốt hơn G8? Năm 1997, tại Denver nước Nga lần đầu tiên trở thành thành viên của nhóm, biến G7 thành G8.Nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xong thực tế qua những gì G8 đã làm thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế cũng như dẫn dắt nền kinh khỏi suy thoái. Hoạt động của G8 cũng thường bị chỉ trích. Sự lựa chọn gói vấn đề của khối này thường chỉ tập trung chú ý chủ yếu vào lợi ích của các nước thành viên, trong khi việc giải quyết những vấn đề ở các lĩnh vực khác thường không hiệu quả. Người ta nghi ngờ cả nguyên tắc tuyển chọn nhóm này: vì sao trong G8 có Nga, nhưng lại không có Ấn Độ? Trong khi dân số Ấn Độ hơn Nga gấp 8 lần, tổng sản lượng nội địa cũng hơn Nga (650 triệu USD so 615 triệu USD của Nga).Trong tình hình đó hội nghị thượng đỉnh G20 được mong đơi hơn hết. Có những nhận xét rằng G20 thậm chí còn làm tốt hơn G8 – nhóm vẫn được xem là hùng mạnh và giàu có nhất thế giới và cũng được xem là nhóm có quyền lực bậc nhất. Lãnh đạo G20 khẳng định thế giới đang biến chuyển và thế giới của thế kỷ 21 cần một nhóm như họ để điều phối hợp tác quốc tế thay vì G8, nhỏ bé và đã trở nên ngày càng cục bộ. Nhưng sự thay thế này không phải là sự phủ nhận. Bởi các nước G8 vẫn có mặt tại G20 và vai trò của họ cũng không bị phủ nhận. Chỉ có điều là họ cần san sẻ quyền quyết định các vấn đề quốc tế, nhất là kinh tế, với các cường quốc mới như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Quản trị kinh doanh 32 7 1/18/2010
  8. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là liệu G20 có thể làm được khá hơn G8? Rất khó, Bằng chứng là, trong vào hội nghị G20 vừa kết thúc ở Pittsburgh, người ta vẫn thấy những kết quả hao hao kiểu mà các hội nghị G8 thường kết thúc: nhiều mục tiêu vĩ mô nhưng ít chi tiết cụ thể cũng như kế hoạch triển khai chi tiết để đạt các mục tiêu đó. Và phương pháp hội nghị cũng chẳng khác nhau gì: các nhà lãnh đạo cao cấp nhất tới dự hội nghị chỉ là đọc hoặc phát biểu lại dựa trên kết quả làm việc trước đó giữa các đoàn tuỳ tùng với nhau mà không có một sáng kiến to tát nào từ các nhân vật to tát nhất này. Một điều nữa mà các hội nghị G8 thường gặp phải: có rất nhiều điều mà thế giới mong chờ đã không được đưa ra thảo luận hoặc thảo luận mà không đưa ra được giải pháp. Nói cách khác, các hội nghị thường không làm thoả mãn những người đánh giá cao nó, mong chờ nó Nhưng dù sao, G20 cũng đang được kỳ vọng và đánh giá cao hơn G7 hay G8, tất nhiên là không chỉ hơn về số lượng thành viên. Thành phần tham gia đã có vẻ cân bằng và tiếng nói được vang lên từ đại diện của nhiều khu vực hơn trên thế giới. Ít nhất điều đó báo hiệu những hứa hẹn của một thế giới công bằng hơn. Và cũng đã có những quan điểm mới thực tế hơn, không chỉ là những lời huyễn hoặc tự ngợi ca mình như thường cảm thấy từ G8. G20 biết rằng ngoài 20 thành viên đó, còn có cả một thế giới rộng lớn mà họ là một phần.  Các vấn đề khác đáng quan tâm Bất chấp những quyết định mang tính “lịch sử” của G20, hội nghị lần này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Sự nhất trí bước đầu giữa các quốc gia về việc qui định tiền thưởng cho lãnh đạo các ngân hàng không làm thỏa mãn các chuyên gia kinh tế khi mà các thỏa thuận liên quan đến việc điều chỉnh hạn mức vốn của các ngân hàng, nội dung được đánh giá mang tính cốt lõi trong việc giải quyết các vấn đề về tài chính vẫn chưa thể đạt được. Ngoài ra, việc lãnh đạo các nước vẫn chưa thể hiện được sự nhất quán trong việc giảm lượng khí thải toàn cầu chắc chắn sẽ làm không ít nước châu Âu không hài lòng trong bối cảnh khi mà hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhagen sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới đây. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng khó có thể trông chờ gì hơn tại một hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày. Sẽ cần nhiều Pittsburgh hơn nữa cho đến khi các vấn đề được giải quyết triệt để và Canada 2010 sẽ là câu trả lời cho những tham vọng của các nhà điều hành kinh tế thế giới tại hội nghị lần này. 2. Mục đích của sự chuyển dịch Quản trị kinh doanh 32 8 1/18/2010
  9. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Trong hơn 1 thập kỷ qua, G7 đã giữ vai trò chi phối trong hoạch định chính sách. Tuy nhiên vai trò của nhóm đã bị đặt dấu chấm hỏi khi đầu năm nay, G20 đã trở thành diễn đàn chính trong việc thảo luận các vấn đề khủng hoảng tài chính. G20 đã thống nhất về các nguyên tắc thắt chặt các quy định về tài chính và nỗ lực giảm tình trạng mất cân bằng thương mại đang làm nền kinh tế bất ổn định. “G7 không chết nhưng nó đang mất dần tính thích hợp của mình. Và nó đang trên đường bị tiêu diệt.” Các phiên họp kinh tế toàn cầu trước đây là nơi tụ họp của các nước thuộc nhóm G7 và sau này là G8, vốn là để giải quyết các chủ đề chính trị quốc tế chứ không thường dành để bàn thảo về kinh tế nhiều. Nhóm các quốc gia giàu có, tập hợp trong câu lạc bộ G7 gồm Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Italia, Canada và Nhật Bản, tự trao cho mình vai trò độc quyền chữa cháy cho thế giới. Mọi chuyện nay đã thay đổi theo thời gian. Kinh tế toàn cầu gặp khó khăn cần phải có sự hiện diện của giới lãnh đạo các nước đang phát triển. Việc ngồi chung bàn hội nghị với các siêu cường, nói cho cùng cũng phản ánh một thực tế không ai chối cãi: Các quốc gia đang cất cánh sẽ đóng vai trò đầu tầu cho nền kinh tế thế giới trong năm 2009, trong khi Mỹ, EU và nhiều quốc gia công nghiệp hoá khác đang lún sâu vào suy thoái kinh tế - điều đã được dự báo từ nhiều tháng qua. Bởi vậy, trong thông cáo công bố sau hai ngày họp cuối tuần qua, các lãnh đạo G20 đã cam kết trao cho các nước đang nổi một vị trí xứng đáng hơn trong các định chế như IMF hay WB. Động thái này làm nổi bật tầm quan trọng của các nền kinh tế đang tăng trưởng tại châu Á và một số quốc gia châu Mỹ Latinh, đặc biệt là kể từ khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu nhận thấy hệ thống ngân hàng của họ bị tê liệt vì cuộc khủng hoảng kinh tế. Những người ủng hộ ý tưởng này cho rằng các nền kinh tế đang nổi lên, với dân số khổng lồ, phải có chỗ ngồi tại bàn hội nghị để tranh luận không chỉ các vấn đề kinh tế mà cả vấn đề môi trường, sự thay đổi khí hậu. G20 từ nay đã trở thành “tổ chức hàng đầu” trong cuộc đấu tranh chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước đây đã có G5, G7, G8 và các liên minh khác, nhưng G20 là tổ chức đầu tiên liên kết nhiều nước trên thế giới, và từ hôm nay, G20 đi theo con đường bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững. Thủ tướng Anh – Brown - tuyên bố hôm thứ 6 (ngày 25/9/2009), rằng kể từ nay, G20 sẽ trở thành cơ chế quốc tế về điều hành kinh tế thế giới. “Hệ thống cũ của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế đã ở phía sau, kể từ ngày hôm nay bắt đầu một hệ thống hợp tác kinh tế mới, một hệ thống bảo đảm cho thế giới có thể chuẩn bị được tốt hơn trong việc đối mặt với những khó khăn về kinh tế trong tương lai”. 3. Lợi ích khi chuyển từ G7 sang G20 Quản trị kinh doanh 32 9 1/18/2010
  10. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Rõ ràng, việc các nhà lãnh đạo G-8 tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Pittsburgh đã thừa nhận vai trò điều phối kinh tế thế giới của G-20, phân chia lại quyền bỏ phiếu ở IMF và WB... là một thắng lợi lớn của các nền kinh tế đang phát triển trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đây cũng sẽ bước ngoặt để từng bước tạo thế cân bằng trong nhiều vấn đề kinh tế thế giới lâu nay chỉ được quyết định bởi một nhóm các nước có nền kinh tế phát triển. G20 là nhóm các quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới hiện nay,bao gồm các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ,Nhật và các nước mới phát triển gần đây như Braxin,Trung Quốc,Thổ Nhĩ Kỳ… Sự dịch chuyển từ G7 sang G20 là một xu thế tất yếu bởi vì thế giới ngày nay không chỉ là cuộc chơi của các ông lớn mà các nước mới phát triển cũng là một mắc xích quan trọng trong nền kinh tế thế giới G20 là một tổ chức mà các thành viên của nó nắm giữ vai trò quyết định cho kinh tế thế giới. khi là thành viên của G20 thì rào cản thương mại giữa các quốc gia được thu hẹp,giúp các nước giao thương mua bán dễ dàng hơn như:  Cam kết minh bạch hoá hơn thông qua việc nhất trí cung cấp báo cáo hàng quý về các hạn chế thương mại mới và các hình thức trợ cấp công, nông nghiệp tới WTO.  Ủng hộ Viện trợ thương mại lớn hơn cho các nước thu nhập thấp  Nắm bắt cơ hội để kịp thời hỗ trợ thương mại toàn cầu, bao gồm việc thúc đẩy tiến triển của Vòng Doha.  Nhóm các nước G20 có nguồn lực tài chính mạnh mẽ vì vậy các thành viên sẽ được hỗ trợ để phát triển nền kinh tế: Các nhà lãnh đạo G20 đã đồng ý bổ sung thêm 250 tỷ USD để đảm bảo cho tín dụng xuất khẩu và các khoản tài chính thương mại khác, vốn đã cạn kiệt trong vài tháng qua và dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong thương mại toàn cầu. Quy mô của những gói khác, cộng cả thoả thuận về khoản vay từ Ngân hàng Thế giới và những tổ chức cho vay đa phương khác, đã được đại diện các nước đang phát triển, gồm cả Ấn Độ, hoan nghênh nhiệt liệt. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2008, cựu Tổng thống Mỹ Bush đã hối thúc thành viên tham dự hội nghị cam kết bảo vệ tự do thương mại dù kinh tế khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp nội địa tăng cao. Quản trị kinh doanh 32 10 1/18/2010
  11. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Thuế suất giữa các quốc gia cũng được giảm tuy nhiên do chính sách bảo hộ nên nó vẫn là vấn đề tranh cãi: Vấn đề thiên đường thuế gần như đã phủ bóng lên hội nghị và điều đó có nghĩa là những nơi không tuân thủ quy định quốc tế về trao đổi thông tin sẽ bị nêu tên công khai và bị xấu hổ. III.G20 với công cuộc vực dậy nền kinh tế thế giới  Hội nghị G7: Chưa tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Hội nghị đã đạt được đồng thuận cao về biện pháp xử lý khủng hoảng gồm ba điểm là: Bảo đảm đủ thanh khoản cho các thị trường tài chính Củng cố nền tảng vốn của các tổ chức tài chính Giảm thiểu các tác động của các tài sản xấu của các tổ chức tài chính. Song, các giải pháp được đưa ra được giới quan sát cho là vừa thiếu cụ thể và vừa không có gì đột phá mà nhiều lắm chỉ thể hiện những gì các nước công nghiệp G7 đã và đang thực hiện cho tới nay. Hội nghị lần này vẫn còn thiếu vắng những kiến nghị cụ thể để cải tổ hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu nhằm khắc phục những “lỗi hệ thống” của cấu trúc tài chính và tiền tệ toàn cầu hiện nay. Các giải pháp chính được đưa ra tại Hội nghị G7 là một sự mô phỏng kế hoạch đối phó khủng hoảng tài chính của Mỹ mà Bộ trưởng tài chính Tim Geithner đưa ra. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ sẽ chi 2 nghìn tỷ USD để tái cấp vốn các ngân hàng, xử lý tài sản xấu và bảo đảm thanh khoản trên thị trường tài chính nội địa. Trong khi G7 đang trông chờ vào sự lãnh đạo của Mỹ trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính thì có vẻ như kế hoạch giải cứu của Mỹ không gắn chặt lắm với việc thực hiện các cam kết nêu trong Tuyên bố của Hội nghị G7. Điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng thực hiện cam kết nêu trong tuyên bố hội nghị sẽ bị hạn chế, ít nhất là từ phía M ỹ. Một kết quả khác của hội nghị là các bộ trưởng đã cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang có nguy cơ lan rộng. Song, câu hỏi đặt ra là liệu các nước này có thực sự thực hiện nghiêm túc các cam kết này khi mà họ phải đối phó với một loạt các vấn đề xã hội cấp bách trong nước như nạn thất nghiệp.Cần nói thêm là các nguồn dự trữ lớn nhất thế giới hiện nay hầu hết đều nằm ngoài các nước G7. Có lẽ, đành chờ đợi cơ hội khác là Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London tháng 4/2009 để thấy các giải pháp toàn cầu hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.  G20 có đưa nền kinh tế đi lên? Mặc dù đến tận trước giờ khai mạc vẫn còn rất nhiều bất đồng sâu sắc giữa các nước nhưng Hội nghị thượng đỉnh giữa các nước phát triển và mới nổi G20 lần thứ hai đã kết thúc ngày (2/4) tại thủ đô London với một kết quả được xem là khá khả quan, vượt qua sự mong đợi của nhiều người. Quản trị kinh doanh 32 11 1/18/2010
  12. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Có thể nói, kết quả quan trọng nhất chính là việc các nước đã nhất trí được với nhau về cách thức để đưa nền kinh tế thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng, trong đó bao gồm cam kết chi 1,1 nghìn tỉ USD để cứu nền kinh tế thế giới, một lời kêu gọi chung chống lại chủ nghĩa bảo hộ và những hành động cụ thể để thắt chặt các quy định về ngân hàng. Nhóm các nước G-20 đã cùng nhau nhất trí cam kết sẽ tìm cách vực dậy kinh tế toàn cầu trong thời gian tới. Tại hội nghị, đại diện các nước G-20 nhất trí rằng tình hình kinh tế thế giới hiện nay khá hơn nhiều song hiện vẫn là quá sớm để tuyên bố kết thúc cuộc khủng hoảng kinh tế. Các bộ trưởng tài chính kêu gọi các đối tác trong G-20 tận dụng cơ hội hiện nay để thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới nhằm loại bỏ những yếu kém mang tính hệ thống, được coi là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lớn nhất trong gần 80 năm qua. G20 chiếm 85% GDp toàn cầu, 80% thương mại quốc tế, 2/3 dân số thế giới G20 tỏ ra khá phù hợp với vai trò kích thích kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng. Tại hội nghị diễn ra ở LonDon các nước G20 đã đưa ra nhiều quyết định:  Khởi động công cuộc chấn chỉnh tài chính quốc tế: Hội Nghị G20 tại Luân Đôn là một bước tiến quan trọng, đặc biệt trong lãnh vực chấn chỉnh nền tài chánh quốc tế mà những lệch lạc trong thời gian qua bị cho là đã tạo ra cuộc khủng hoảng hiện nay.  Tăng vốn và quyền hạn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế: Lãnh đạo khối G20 đưa ra trong cuộc họp lần này là việc tăng gấp 3 lần ngân quỹ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ mức 250 tỷ USD hiện nay lên mức 750 tỷ USD. Mục đích của việc tăng cường ngân quỹ cho IMF là nhằm thúc đẩy vai trò của quỹ này trong việc cho vay đối với các nền kinh tế thuộc thế giới thứ ba gặp thách thức về tài chính vì khủng hoảng.  Các thiên đường trốn thuế bị vạch mặt chỉ tên: Danh sách các thiên đường trốn thuế công bố đã đi xa hơn những gì từng được OCDE nêu lên vào năm 2000. Gồm các đảo quốc xa xôi thường được nhắc đến như Bahamas, Caymans, Vanuatu, mà còn có cả những nước Châu Âu như Áo, Bỉ, Luxemburg Thụy sĩ hay Monaco, Andorre, Liechtenstein. Thậm chí châu Á cũng hiện diện : Malaysia và Philippine trong danh sách đen, Singapore, Brunei trong danh sách ''xám nhạt''  Cam kết áp dụng những chuẩn mực quốc tế chặt chẽ về tiền lương,tiền thưởng để chấm dứt những chấp nhận rủi ro quá đáng: Các Quản trị kinh doanh 32 12 1/18/2010
  13. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng lãnh đạo 20 nền kinh tế chủ yếu cũng cam kết sẽ áp dụng những chuẩn mực quốc tế chặt chẽ về tiền lương, tiền thưởng trong các đại công ty đa quốc gia để chấm dứt những tình trạng chấp nhận rủi ro quá đáng. Bản thông cáo của G20 cũng loan báo dân chủ hóa các cơ chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới, để các nước đang trỗi dậy một trọng lượng lớn hơn trong các định chế tài chính đa quốc gia này. ố Chống bảo hộ thương mại và đầu cơ tài chính: Tổng thống Ấn Độ kêu gọi G20 phản đối chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, bất kể thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư hay các dòng tài chính, đồng thời thúc đẩy tiếp tục cải cách các thể chế tài chính quốc tế để các nước đang phát triển có một vai trò lớn hơn. Liên hiệp quốc cũng kêu gọi Hội nghị cấp cao G20 phải giúp hạ thấp hoặc loại bỏ các rào cản buôn bán toàn cầu, đồng thời mở ra cơ hội hậu thuẫn lớn cho vòng đàm phán buôn bán toàn cầu Doha thành công. Vòng đàm phán Doha đã bị ngưng trệ do bất đồng giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển về công thức và thể thức cắt giảm thuế và trợ cấp nông nghiệp. ệ Trong đó quyy t đếị quan trọng nhất của hội nghị là kế hoạch nh bơm một nghìn tỷ vào nền kinh tế toàn cầu: 1/4 số tiền đó được cam kết là để hổ trợ tài chính thương mại, 1/4 nữa dùng vào đồng tiền “quyền rút vốn đặc biệt” SDR, một nữa còn lại dùng làm vốn tăng thêm của quỷ tiền tệ quốc tế cho các quốc gia vay. Nó thực tế không hỗ trợ thêm được điều gì để đối phó lại cuộc khủng hoảng, mà chỉ đơn thuần làm công việc vá lại những lỗ hổng trong hệ thống do khủng hoảng gây ra. SDR là một dạng của tài sản dự trữ đối với nhiều quốc gia. Đồng tiền này có thể được vay tỷ lệ lãi suất thấp và là một nguồn vốn tốt cho đầu tư. Vào những thời điểm như thế này, đồng SDR tăng thêm là một loại thuốc sẽ giúp được các nước nghèo. Những khoản cho vay thêm qua kênh IMF là một thứ thuốc trị không đúng bệnh vì 2 lý do:  Trước hết, những khoản tín dụng mới sẽ yêu cầu những điều kiện khắt khe mà người vay phải thỏa mãn trong khi lại loại ra những nước cần sự trợ giúp này nhất.  Thứ hai, những nước này không cần vay tiền, họ cần một sự hoãn thu lãi suất trong vòng 2 năm đối với các khoản vày chính thức. Việc tạm ngừng phải trả lãi suất sẽ giúp các nước nghèo có thêm tiền trong hoàn cảnh khó khăn cho các gói kích thích của mình. Sau khi kết luận của Hội nghị được loan báo, các thị trường chứng khoán đều tăng giá, từ Paris, New York cho đến Hong Kong, Tokyo. Đối với các chuyên gia tài chánh, đây là phản ứng tích cực của giới đầu tư trước các nỗ lực được tuyên bố của các lãnh đạo G20 nhằm giúp kinh tế thế giới thoát ra khỏi suy thoái. Quản trị kinh doanh 32 13 1/18/2010
  14. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Ψ Thành quả mà G20 đã làm được: 6 quốc gia đầu tiên của G20 đang phục hồi : Sáu nền kinh tế lớn nhất của G20 đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong hơn 1 năm rưỡi qua. Thách thức vẫn còn phía trước nhưng hình như tất cả 6 quốc gia này đang trên tiến trình phục hồi với những chỉ báo kinh tế khả quan như sau: 1. Mỹ: Hồi sinh từ đống đổ nát Kinh tế Mỹ dường như đang dần ổn định trở lại sau 4 quý sụt giảm liên tiếp, nhưng tốc độ phục hồi có phần chậm chạp. Quản trị kinh doanh 32 14 1/18/2010
  15. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Các thị trường tài chính đã bộc lộ một số dấu hiệu cải thiện, hoạt động tín dụng liên ngân hàng đã trở lại trạng thái bình thường như trước kia. Mặc dù chi tiêu tiêu dùng vẫn còn tiếp tục sụt giảm do tỷ lệ thất nghiệp đang trên đà gia tăng và các điều kiện tín dụng nghiêm ngặt, nhưng lĩnh vực này đang dần đạt được sự ổn định trong các quý vừa qua. Bên cạnh đó, doanh số bán nhà mà số nhà được xây mới đang bắt đầu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tin tưởng rằng các công ty này đã giải quyết được nhiều vấn đề thông qua việc cắt giảm này và xem đây là nền móng cho tăng trưởng kinh tế trong quý 3 hiện tại. Hơn nữa, một nhân tố cũng được xem là đem lại đà tăng trưởng cho GDP quý 3 này là số tiền kích cầu khổng lồ 787.2 tỷ USD. 2. Nhật Bản: Tăng trưởng trong thận trọng Nền kinh tế Nhật Bản đã đánh dấu sự trở lại ngoạn mục trong quý 2 và nổi lên từ cuộc suy thoái sau khi GDP sụt giảm tới hai con số trong 3 tháng đầu năm nay. Quản trị kinh doanh 32 15 1/18/2010
  16. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Gói kích cầu 275 tỷ USD đã đóng góp phần lớn công sức cho đợt phục hồi này. Số tiền này đã được đầu tư vào các dự án lớn về xây dựng công trình công cộng, chương trình “Đổi xe cũ lấy tiền mặt”, vốn đã đem lại cho mỗi người dân thêm 130 USD. Qua đó sẽ giúp thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng đi lên trong quý 4 năm nay và ghi nhận lần đầu tiên người dân trở lại chi tiêu kể từ Tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi đưa ra lời khẳng định rằng những chuyển biến trong nền kinh tế Nhật là sự phục hồi thật sự khi các doanh nghiệp vẫn còn cắt giảm lượng hàng lưu kho xuống mức quá thấp trong các quý trước khiến hoạt động sản xuất bị đình trị và khó có thể tăng trưởng nhanh trở lại. 3. Trung Quốc: Tăng trưởng nhờ gói kích cầu khổng lồ Trung Quốc được xem là nước vượt qua suy thoái tốt hơn bất kỳ thành viên nào của G20, dường như nền kinh tế này đang tăng trưởng từ xuất phát điểm trước khi cuộc suy thoái toàn cầu bắt đầu. Quản trị kinh doanh 32 16 1/18/2010
  17. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng GDP Trung Quốc đã nhảy vọt khỏi các mức thấp 10 năm và đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng trong quý 2. Nền kinh tế được tiếp sức bởi gói kích cầu khổng lồ 586 tỷ USD, hoạt động tín dụng nhộn nhịp tại các ngân hàng và các sự trợ giúp của Chính phủ cho hoạt động xuất khẩu. 4. Đức: Tăng trưởng sớm hơn dự đoán Đức tin tưởng rằng mình sẽ thoát khỏi suy thoái trong năm nay, tuy nhiên các nhà kinh tế dự đoán GDP chưa thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Quản trị kinh doanh 32 17 1/18/2010
  18. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này đã lấy lại được sức bình sinh sau 4 quý sụt giảm liên tiếp trước đó để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 2 là 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái. 5. Pháp: Kinh tế tăng trưởng tốt hơn dự báo Nền kinh tế Pháp chính thức bước chân vào giai đoạn phục hồi trong quý 2, đây là dấu hiệu khả quan khiến nước này quyết định nâng mức dự báo kinh tế dài hạn trong tuần này. Quản trị kinh doanh 32 18 1/18/2010
  19. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Chương trình kích thích trị giá 37 tỷ USD đã giúp kinh tế Pháp trở lại tăng trưởng tích cực lần đầu tiên trong hơn một năm qua. Mặc dù bộ trưởng kinh tế Pháp Christine Lagarde nhận định nhiều khả năng kinh tế nước này chỉ co lại 2.25% trong năm nay, thấp hơn mức dự báo giảm 3% của Chính phủ trước đó. 6. Anh: Bộc lộ dấu hiệu hồi sinh Thực sự thì kinh tế Anh chưa chính thức thoát khỏi suy thoái nhưng lại bộc lộ một số dấu hiệu cho thấy quốc gia này đang bắt đầu thoát khỏi tình trạng đình đốn. Quản trị kinh doanh 32 19 1/18/2010
  20. Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng Lĩnh vực dịch vụ trong Tháng 8 tăng với tốc độ nhanh nhất trong 2 năm qua. Sản lượng tại các nhà máy bắt đầu tăng trưởng sau khi sụt giảm kỷ lục trong suốt thời kỳ suy thoái. Cuộc khảo sát gần đây nhất cho thất lòng tin người tiêu dùng và doanh nghiệp có được cải thiện nhẹ. Tuy vậy, Thủ tướng Gordon Brown lại có kế hoạch duy trì các gói kích thích ít nhất là cho tới sang năm. Điều này có thể rất cần thiết trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1995. Trong bối cảnh hiện nay, có thể nói hội nghị G20 đã đạt điều kiện "cần" để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng chưa "đủ" nếu các biện pháp cứu trợ cụ thể chưa được đưa ra, và thiếu sự nhiệt tình cùng tinh thần đoàn kết của các nước trong thời gian tới IV.Vai trò và xu thế của G20 trong tương lai  Hội nghị cũng đã nhất trí thành lập các nhóm giám sát, có nhiệm vụ định kỳ thảo luận tình hình của các ngân hàng lớn nhất thế giới hoạt động tại nhiều nước, có gì khó giải quyết tức thì. Cam kết tăng nhanh số thành viên của Diễn đàn ổn định tài Quản trị kinh doanh 32 20 1/18/2010
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2