intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 8)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các pha của đáp ứng quá mẫn muộn Sự phát triển của đáp ứng quá mẫn muộn đầu tiên cần phải có một giai đoạn mẫn cảm kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau khi có sự tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên. Trong thời kỳ này các tế bào Th được hoạt hoá và mở rộng thành clôn do các kháng nguyên được trình diện cùng với phân tử hoà hợp mô chủ yếu lớp II cần thiết trên tế bào trình diện kháng nguyên tương ứng (hình 13-11). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 8)

  1. ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 8) 2.1. Các pha của đáp ứng quá mẫn muộn Sự phát triển của đáp ứng quá mẫn muộn đầu tiên cần phải có một giai đoạn mẫn cảm kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau khi có sự tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên. Trong thời kỳ này các tế bào Th được hoạt hoá và mở rộng thành clôn do các kháng nguyên được trình diện cùng với phân tử hoà hợp mô chủ yếu lớp II cần thiết trên tế bào trình diện kháng nguyên tương ứng (hình 13-11). Có các tế bào trình diện kháng nguyên khác nhau tham gia vào sự hoạt hoá tế bào TDTH đó là các tế bào Langerhan và các đại thực bào. Tế bào Langerhan là các tế bào có tua được tìm thấy ở biểu bì da. Người ta cho rằng các tế bào này bắt giữ các kháng nguyên xâm nhập vào qua da và chuyển các kháng nguyên đó đến các hạch lympho khu vực, tại đây các tế bào lympho T được hoạt hoá bởi kháng nguyên. ở một số loài trong đó có loài người, ………….
  2. ……. cũng tạo ra được đáp ứng quá mẫn muộn. Các tế bào T hoạt hoá thường được ký hiệu là tế bào TDTH để nhấn mạnh chức năng của chúng trong đáp ứng quá mẫn muộn mặc dù trên thực tế chúng giống với một tiểu quần thể tế bào Th (hoặc trong vài trường hợp thì giống các tế bào Tc). Thông thường thì mất khoảng 24 giờ sau khi có tiếp xúc lần hai với kháng nguyên thì quá mẫn muộn bắt đầu xuất hiện và thường không đạt cực đại cho đến tận 48 đến 72 giờ. Sự xuất hiện đột ngột và chậm của đáp ứng này phản ánh thời gian cần để cho các cytokine tạo ra được sự tập trung cục bộ của các đại thực bào và hoạt hoá các tế bào này. Khi đáp ứng quá mẫn muộn bắt đầu, sự tác động lẫn nhau một cách phức tạp của các tế bào không đặc hiệu và các chất trung gian hoá học được phát động và điều này có thể gây khuyếch đại đáp ứng một cách dữ dội. Khi mà đáp ứng quá mẫn muộn đã phát triển đầy đủ thì chỉ có khoảng 5% số tế bào tham gia là các tế bào TDTH đặc hiệu với kháng nguyên còn lại là các đại thực bào và các tế bào không đặc hiệu khác. Các đại thực bào có vai trò như những tế bào thực hiện chủ yếu trong đáp ứng quá mẫn muộn. Các cytokine do các tế bào TDTH tạo ra làm cho các tế bào mono trong máu dính vào các tế bào nội mô mạch máu và di chuyển từ máu ra tổ chức xung quang. Trong quá trình này thì các tế bào mono biệt hoá thành các đại thực bào hoạt hoá. Các đại thực bào hoạt hoá này có mức độ thực bào và khả năng giết các vi sinh vật tăng lên. Ngoài ra các đại thực bào hoạt hoá còn có mức độ bộc lộ các phân tử hoà hợp mô chủ yếu lớp II
  3. và các phân tử kết dính tế bào tăng và vì thế chúng hoạt động giới thiệu kháng nguyên hiệu quả hơn. Quá trình tập trung và hoạt hoá các đại thực bào trong đáp ứng quá mẫn muộn tạo cho túc chủ một cơ chế đề kháng hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh bên trong tế bào. Thường thì các tác nhân gây bệnh bị loại đi một cách nhanh chóng và chỉ gây tổn thương chút ít cho mô. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đặc biệt là những trường hợp kháng nguyên khó thanh lọc, thì đáp ứng quá mẫn muộn bị kéo dài ra và tự bản thân nó gây phá huỷ cơ thể túc chủ khi mà đáp ứng viêm quá mức phát triển thành một phản ứng tạo u cục (granulomatous reaction) mà ta có thể nhìn thấy được. Một u cục phát triển khi có sự hoạt hoá liên tục các đại thực bào làm cho các đại thực bào dính chặt vào với nhau trông giống như các tế bào dạng biểu mô và đôi khi tạo thành các tế bào khổng lồ đa nhân. Các tế bào khổng lồ này chiếm chỗ của mô bình thường tạo nên các u cục mà ta có thể sờ thấy và gây phá huỷ mô bởi nồng độ cao của các enzym trong lysosome được giải phóng vào mô xung quanh. Trong những trường hợp này có thể dẫn đến tổn thương các mạch máu và hoại tử mô dữ dội. 2.2. Các cytokine tham gia và đáp ứng quá mẫn muộn Nhiều cytokine có vai trò trong việc tạo ra phản ứng quá mẫn muộn (hình 13-12). Hình thức mà các cytokine tham gia vào đáp ứng quá mẫn muộn gợi cho ta thấy rằng có thể các tế bào TDTH giống với tiểu quần thể Th1. IL-2 hoạt động
  4. chức năng như một cytokine có hoạt tính autocrine tác động lên ngay chính quần thể tế bào T sản sinh ra cytokine. Một số cytokine trong số các cytokine do các tế bào này sản xuất ra có tác dụng hoạt hoá và hấp dẫn các đại thực bào đến vị trí hoạt hoá tế bào Th. IL-3 và GM-CSF có tác dụng gây tạo máu chọn lọc đối với các dòng tế bào mono và bạch cầu hạt (xem hình 3-2). IFN-( và TNF-( (cùng với nhau và với TNF-( và IL-1 có nguồn gốc từ đại thực bào) tác động lên các tế bào nội mô lân cận tạo ra một số biến đổi có tác dụng thúc đẩy quá trình thoát mạch của các tế bào mono và các tế bào viêm không đặc hiệu khác. Các biến đổi được tạo ra này gồm có tăng biểu lộ các phân tử kết dính tế bào bao gồm ICAM, VCAM và ELAM, những biến đổi về hình dạng của tế bào nội mô mạch máu thúc đẩy quá trình thoát mạch và chế tiết IL-8 và yếu tố hoá hướng động đối với các tế bào mono. Các tế bào mono và các đại thực bào trong máu dính vào các phân tử kết dính tế bào có trên các tế bào nội mô mạch máu rồi thoát mạch vào kẽ mô. Các bạch cầu đa nhân trung tính xuất hiện sớm trong phản ứng, đạt cực đại sau 6 giờ rồi giảm dần về số lượng. Sự thâm nhiễm tế bào mono diễn ra trong thời gian từ 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với kháng nguyên. Trong khi tế bào mono vào mô chúng biệt hoá thành các đại thực bào và được chiêu mộ đến vị trí đáp ứng quá mẫn muộn nhờ các yếu tố hoá hướng động như cytokine IFN-(. Một cytokine khác có tên là yếu tố ức chế di tản (migration- inhibition factor - viết tắt là MIF) (yếu tố này có lẽ cũng chính là IL-4) có tác dụng ức chế không cho các đại thực bào di chuyển hơn nữa và do vậy ngăn không cho
  5. các đại thực bào di chuyển ra khỏi nơi diễn ra phản ứng quá mẫn muộn. Như sẽ được trình bầy chi tiết sau, khảo sát sự sản xuất MIF là một xét nghiệm thường được dùng để xét nghiệm in vitro khả năng tạo ra đáp ứng quá mẫn muộn của mỗi cá thể. Khi các đại thực bào tập trung tại vị trí phản ứng quá mẫn muộn chúng được hoạt hoá bởi các cytokine, trong đó IFN-( có vai trò chính. IFN-( có tác dụng làm cho các đại thực bào biệt hoá thành các tế bào hoạt hoá là các tế bào có kích thước, thành phần của các enzym trong lysosome, khả năng thực bào và khả năng giết các tác nhân gây bệnh bên trong tế bào đều tăng lên so với các tế bào không được hoạt hoá. Vì các đại thực bào được hoạt hoá bởi IFN-( cũng bộc lộ nhiều phân tử hoà hợp mô chủ yếu lớp II và sản xuất nhiều IL-1 hơn nên chúng cũng hoạt động trình diện kháng nguyên hiệu quả hơn so với các đại thực bào không hoạt hoá. Các đại thực bào hoạt hoá như vậy có thể tham gia một cách tích cực vào việc hoạt hoá của nhiều tế bào TDTH hơn và sau đó thì các tế bào này tiết nhiều lymphokine hơn có tác dụng chiêu mộ và hoạt hoá nhiều đại thực bào hơn. Tuy nhiên đáp ứng này tự nó có tính huỷ diệt như một con dao hai lưỡi với một ranh giới rõ ràng giữa đáp ứng có lợi mang tính bảo vệ và đáp ứng có hại gây tổn thương mô mạnh mẽ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2