intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

91
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự cần thiết phải có tế bào Th để tạo ra hoạt tính của các lympho T gây độc chức năng đã được chứng minh trong một thí nghiệm kinh điển do Cantor .H và Boyse .E .A tiến hành. Các tác giả này đã tiến hành phản ứng lympho hỗn hợp một chiều với các quần thể lympho khác nhau của lách rồi sau đó khảo sát hoạt tính gây độc tế bào được tạo ra cùng với khả năng làm tan tế bào lympho bởi tế bào (hình 9.5). Các quần thể lympho thu được bằng cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 3)

  1. ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 3) Sự cần thiết phải có tế bào Th để tạo ra hoạt tính của các lympho T gây độc chức năng đã được chứng minh trong một thí nghiệm kinh điển do Cantor .H và Boyse .E .A tiến hành. Các tác giả này đã tiến hành phản ứng lympho hỗn hợp một chiều với các quần thể lympho khác nhau của lách rồi sau đó khảo sát hoạt tính gây độc tế bào được tạo ra cùng với khả năng làm tan tế bào lympho bởi tế bào (hình 9.5). Các quần thể lympho thu được bằng cách xử lý những lượng tế bào lách như nhau bằng bổ thể và kháng thể kháng các phân tử trên màng của các tiểu quần thể (tương đương với CD4 hoặc CD8) để loại bỏ các tế bào Th hoặc Tc. Thí nghiệm của các tác giả này, được thể hiện trong hình 13.3, đã khẳng định một điều rằng các tế bào TCD8+ là các tế bào có hoạt tính gây độc chức năng mà đã được mô tả trước đó. Ngoài ra các tác giả còn phát hiện ra rằng loại bỏ các tế bào TCD4+ khỏi phản ứng lympho hỗn hợp thì sẽ mất hoạt tính gây độc tế bào của các tế bào TCD8+. Các kết quả trên cung cấp cho chúng ta bằng chứng đầu tiên rằng cần phải có các tế bào Th để hoạt hoá các tế bào Tc cũng như các tế bào B.
  2. Hình 13-3. Minh hoạ thực nghiệm cho thấy các tế bào Th là cần thiết để tạo ra các lympho T gây độc trong một phản ứng lympho hỗn hợp. Ðầu tiên các tế bào đáp ứng được xử lý bằng các kháng thể và bổ thể để loại bỏ các tế bào Th hoặc Tc. Sau đó nuôi các tế bào đáp ứng cùng với các tế bào kích thích là các tế bào khác gien cùng loài đã bị chiếu tia X. Ðo hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T gây độc được tạo ra bằng thử nghiệm gây tan tế bào lympho bởi tế bào có sử dụng các tế bào đích đánh dấu chất đồng vị phóng xạ là [51Cr]. Lượng [51Cr] được giải phóng ra tỷ lệ với số lượng tế bào lympho T gây độc. Phản ứng mô ghép chống túc chủ Có thể sử dụng phản ứng mô ghép chống túc chủ để ước lượng các phản ứng gây độc tế bào bởi tế bào in vivo. Phản ứng này phát triển khi các tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch được tiêm vào một cơ thể nhận khác gien cùng loài mà hệ thống miễn dịch của cơ thể đó đã bị thoả hiệp. Các lympho bào ghép bắt đầu tấn công túc chủ và trạng thái thoả hiệp của túc chủ đã ngăn cản sự tạo thành một đáp ứng miễn dịch chống lại các lympho bào ghép. Về phương diện thực nghiệm các phản ứng này xuất hiện khi các tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch được chuyển vào các động vật mới sinh hoặc vào các cơ thể nhận vừa bị chiếu xạ. Phản ứng mô ghép chống túc chủ cũng xuất hiện khi tiêm các tế bào lympho của bố mẹ vào các cơ thể thuộc thế hệ F1. ở người phản ứng mô ghép chống túc chủ thường xuất hiện sau khi ghép tuỷ xương ở những bệnh nhân bị bệnh ung thư bạch cầu (leukemia) hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch, các trường
  3. hợp thiếu máu tự miễn, hoặc ở các bệnh nhân cần phải thay thế tuỷ xương sau khi tiếp xúc với tia xạ. Có một số biểu hiện của phản ứng mô ghép chống túc chủ. ở động vật một phản ứng mô ghép chống túc chủ ở mức trầm trọng sẽ dẫn đến chết trong vòng vài tuần. Thường thì các động vật bị giảm cân, điều này đặc biệt dễ nhận thấy ở những trường hợp mà phản ứng xẩy ra ở động vật mới đẻ. Thông thường thì các tế bào lympho của mô ghép được đưa đến một số cơ quan trong đó có lách. Tại đây các tế bào lympho của mô ghép bắt đầu tăng sinh đáp ứng lại các kháng nguyên hoà hợp mô chủ yếu khác gien cùng loài của túc chủ. Sự tăng sinh này làm cho các tế bào của túc chủ tập trung lại sau đó thì tăng sinh mạnh mẽ làm cho lách to ra trông thấy hay còn gọi là phì đại lách. Có thể ước lượng cường độ của phản ứng mô ghép chống túc chủ bằng cách tính chỉ số lách theo công thức sau: Trọng lượng lách thí nghiệm/trọng lượng toàn bộ cơ thể nghiệm Chỉ số lách = Trọng lượng của lách chứng/trọng lượng toàn bộ cơ thể chứng Khi chỉ số lách lớn hơn hoặc bằng 1,3 là có thể coi như phản ứng mô ghép chống túc chủ dương tính. Các hiện tượng trong quá trình hoạt hoá các tế bào Tc thành các lympho T gây độc: Cho đến tận khi được hoạt hoá các tế bào Tc vẫn chưa có khả năng hoạt
  4. động gây độc tế bào chức năng. Sự hoạt hoá của các tế bào này trong pha mẫn cảm hình như diễn ra theo một số bước (hình 13-4). Ðầu tiên một tế bào tiền Tc không bộc lộ các thụ thể dành cho IL-2, không tăng sinh và cũng không có hoạt tính gây độc tế bào. Sự nhận diện kháng nguyên đã được chế biến kết hợp với các phân tử hoà hợp mô chủ yếu lớp I trên một tế bào đích tương ứng làm cho tế bào tiền Tc tăng biểu lộ các thụ thể dành cho IL-2. IL-2 do các tế bào Th hoạt hoá tiết ra gắn vào các thụ thể dành cho IL-2 trên tế bào tiền Tc này làm cho nó tăng sinh và biệt hoá thành các tế bào lympho T gây độc thực hiện. Trật tự các bước như vậy bảo đảm cho chỉ có các tế bào tiền Tc được hoạt hoá bởi kháng nguyên mới tiến triển thành các tế bào lympho T gây độc có chức năng thực hiện quá trình gây độc tế bào. Bước mấu chốt trong quá trình này là sự biểu lộ của thụ thể dành cho IL-2. Sự thật thì thụ thể này không được bộc lộ ra cho đến tận sau khi tế bào tiền Tc đã được hoạt hoá bởi kháng nguyên cộng với một phân tử hoà hợp mô chủ yếu lớp I để bảo đảm chỉ có các tế bào tiền Tc đặc hiệu với kháng nguyên mới được nhân rộng thành clôn bởi IL-2 và có được hoạt tính gây độc tế bào. Hình 13-4: Hoạt hoá từng bước các tế bào tiền Tc thành các lympho T gây độc thực hiện trong pha mẫn cảm. Các tế bào tiền Tc thiếu thụ thể dành cho IL-2 do vậy không tăng sinh và cũng không có hoạt tính gây độc tế bào chức năng. Sau khi nhận diện phức hợp kháng nguyên-phân tử hoà hợp mô chủ yếu lớp I trên các tế bào đích tương ứng, tế bào tiền Tc bắt đầu bộc bộ các thụ thể dành cho IL-2.
  5. Khi có IL-2 do các tế bào Th hoạt hoá chế tiết thì tế bào tiền Tc tăng sinh và biệt hoá thành các lympho T gây độc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2