intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Bắt bệnh” lười ăn của bé

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thấy cu Tí 25 tháng vẫn chỉ có 12kg, chị Hoa (Thanh Trì – Hà Nội) phàn nàn với ông bà: “Con cho cháu ăn toàn tôm, cua, thịt bò,… chả hiểu sao cháu vẫn lười ăn, chậm tăng cân”. Lười ăn là chuyện thường! Từ 1 – 5 tuổi, các bé thường chậm tăng cân. Các mẹ thường đổ lỗi việc đó là do bé “lười ăn”. Trên thực tế, bé ở độ tuổi này lên cân rất chậm so với năm đầu tiên phát triển. Thông thường, bé chỉ tăng 2kg/năm so với 7kg trong 12 tháng đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Bắt bệnh” lười ăn của bé

  1. “Bắt bệnh” lười ăn của bé Thấy cu Tí 25 tháng vẫn chỉ có 12kg, chị Hoa (Thanh Trì – Hà Nội) phàn nàn với ông bà: “Con cho cháu ăn toàn tôm, cua, thịt bò,… chả hiểu sao cháu vẫn lười ăn, chậm tăng cân”. Lười ăn là chuyện thường! Từ 1 – 5 tuổi, các bé thường chậm tăng cân. Các mẹ thường đổ lỗi việc đó là do bé “lười ăn”. Trên thực tế, bé ở độ tuổi này lên cân rất chậm so với năm đầu tiên phát triển. Thông thường, bé chỉ tăng 2kg/năm so với 7kg trong 12 tháng đầu tiên. Lúc này các mẹ đừng lo lắng thái quá mà quên rằng tốc độ phát triển của bé từ 1 tuổi trở đi sẽ chững lại. VÌ thế, bé cũng cần ít năng lượng hơn. Lúc này, có thể bé sẽ lười ăn sinh lý. Thay vì bằng mọi giá ép bé ăn, hãy để bé tự quyết định xem sẽ ăn bao nhiêu trong một bữa ăn. Mẹ không cần “than thở” nếu bé chỉ lười ăn đơn thuần mà không kèm theo các dấu hiệu bệnh lý như sụt cân, sốt, nôn, tiêu chảy, không tăng cân trong vòng 6 tháng. Lười ăn do bị ốm Khi bé kiên quyết không chịu ăn gì, mẹ nên xem bé có bị mệt mỏi không. Bé bị viêm họng, viêm phế quản, sốt,… cũng rất lười ăn. Nhưng lúc này, nguyên nhân lười ăn là do bé bị ốm.
  2. Nhưng bố mẹ cũng không nên lo lắng quá và cố tình ép bé ăn cũng không mang lại nhiều kết quả. Bé ăn nhiều sẽ rất dễ bị nôn/trớ và dẫn đến cảm giác sợ ăn. Bố mẹ hãy chấp nhận để bé ăn theo nhu cầu và có thể bị sụt cân. Khi bé bình phục, bố mẹ hãy bồi bổ “bù” cho bé nhé! Lười ăn do bố mẹ quát Vì dỗ mãi mà con không ăn, nhiều bố mẹ đã phải quát lên: “Có ăn không thì bảo? Không ăn tao đổ đi bây giờ…”. Cha mẹ đã quên mất rằng doạ nạt ép bé ăn sẽ làm cho bé sợ ăn. Đây là một điều tối kị. Nếu bé không muốn ăn, hãy cho bé giải lao 30 phút. Sau đó, mẹ lại tiếp tục cho bé ăn. Nếu bé nhất quyết không ăn, mẹ cũng dừng bữa ăn tại đó nhé. Có thể bé sẽ bị đói, nhưng lại là một cách hữu hiệu giúp bé sẽ thích ăn hơn vào bữa sau.
  3. Bữa tiếp theo, thông thường bé sẽ ăn ngon miệng hơn. Khi bé vẫn lười ăn sau nhiều bữa bị bỏ đói, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sỹ ngay. Cũng có trường hợp, nhiều bé có cảm giác buồn khi thấy bố mẹ thiếu sự quan tâm. Bé thường phản ứng lại bằng việc bỏ ăn để thu hút sự chú ý của mẹ. Bố mẹ càng nỏng nảy, càng ép bé ăn, bé càng phản ứng bỏ ăn mạnh hơn. Lười ăn do ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng Bé lười ăn cũng có thể do mẹ đã cho bé ăn quá nhiều thức ăn bổ dưỡng. Với tâm lý muốn cho con ăn những gì ngon nhất, bổ nhất, mẹ thường nhồi nhét cho con quá nhiều thức ăn mà không hề quan tâm con có thích hay không. Những món ăn quá bổ dưỡng nhiều khi lại khiến bé bị ngán và không hấp thụ được. Tình trạng đó kéo dài khiến bé sợ khi thấy những món ăn đó và sợ ăn.
  4. Nhiều mẹ lại cố tình lừa cho bé uống thuốc bằng cách cho thuốc vào thức ăn. Điều này khiến bé ác cảm với món ăn đó và bỏ ăn cả bữa. Hơn nữa, một thực đơn “nghèo nàn” lặp đi lặp lại, mặc dù tốn rất nhiều tiền và công sức của mẹ cũng khiến bé lười ăn. Lười ăn do ăn dặm không đúng cách Bệnh lười ăn của bé cũng có thể là do mẹ tập cho bé ăn dặm không đúng cách. Thời kỳ ăn dặm từ 6 tháng – 12 tháng tuổi cũng là thời kỳ mẹ nên tập luyện vị giác cho bé và khả năng xử lý thức ăn cứng cho bé. Điều này sẽ giúp cho bé luyện răng, luyện cơ hàm rất tốt cho sự phát triển của bé. Ăn dặm không đúng cách có thể khiến cho các chức năng nhai của bé chậm phát triển và là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh lười ăn của bé đối với các thức ăn thô, cứng, lổn nhổn.
  5. Từ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên tập cho bé ăn thêm các thức ăn theo nguyên tắc: từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ mềm đến cứng, từ nhỏ đến to, từ một hạt đến nhiều hạt. Từ tháng thứ 9 trở đi, bé có thể ăn cơm nát, cơm nhão và tập ăn cơm cùng bố mẹ. Bé nào lười ăn, bố mẹ hãy xem mình có mắc các lỗi như trên không, để rút kinh nghiệm và giúp bé ngon miệng hơn nhé
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2