intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Đối phó" với nguy cơ bị sa thải

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

57
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

* Có nên thương lượng để "ra đi"? Bạn hoàn toàn nên làm điều này. Theo luật lao động của hầu hết các quốc gia, người lao động có được rất nhiều quyền nhưng đa phần họ không biết về nó. Bạn có thể trao đổi với sếp để được xem lại quyết định thôi việc cùng người đại diện pháp luật của bạn (nếu có). Sau đó hãy kiểm tra lại chính sách thưởng phạt của công ty hằng năm đối với người lao động và với trường hợp của bạn. Bạn cũng có thể tiếp xúc với người đã từng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Đối phó" với nguy cơ bị sa thải

  1. "Đối phó" với nguy cơ bị sa thải * Có nên thương lượng để "ra đi"? Bạn hoàn toàn nên làm điều này. Theo luật lao động của hầu hết các quốc gia, người lao động có được rất nhiều quyền nhưng đa phần họ không biết về nó. Bạn có thể trao đổi với sếp để được xem lại quyết định thôi việc cùng người đại diện pháp luật của bạn (nếu có). Sau đó hãy kiểm tra lại chính sách thưởng phạt của công ty hằng năm đối với người lao động và với trường hợp của bạn. Bạn cũng có thể tiếp xúc với người đã từng bị công ty cho thôi việc để có những thông tin thực tế nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể nói với sếp và những người liên quan về thời gian bạn đã làm việc tại công ty, về những thành quả bạn đã mang lại cho công ty và chắc chắn rằng những điều đó đều được lưu trong văn bản. Nếu gia đình bạn gặp khó khăn khi bạn bị sa thải, cũng nên thông báo cho công ty biết. Ở đây bạn không chỉ thương lượng về tiền lương khi ra đi mà còn nhiều vấn đề khác như: yêu cầu một thư giới thiệu, tiền bảo hiểm của công ty... * Nên làm gì để có được công việc mới? Trước hết bạn nên dành ra một ngày để giải quyết những vấn đề cá nhân, sau
  2. đó thông báo cho đồng nghiệp cũ, khách hàng cũ hay người quen - những người có khả năng giúp bạn nhất. Hãy thông báo rằng bạn không còn làm việc tại công ty đó nữa. Tránh kể lể dài dòng, hãy chứng tỏ mình là người biết cách cư xử và có năng lực lãnh đạo. Bước kế tiếp là viết một hồ sơ xin việc mới, tìm kiếm thông tin trên các phương tiện truyền thông. * Trả lời thế nào nếu có ai hỏi tại sao bạn nghỉ việc? Bạn chỉ nên kể tóm tắt và hãy giữ cho mình luôn ở vị trí trung gian, không đổ lỗi cho bất cứ phía nào. Kết thúc câu chuyện, bạn nên chọn một câu mang nghĩa tích cực như: Sau khi làm việc ở đó, tôi đã trau dồi được nhiều kiến thức và có được nhiều kinh nghiệm làm việc. * Làm sao để giữ được tinh thần phấn chấn? Khi bị sa thải, thông thường bạn sẽ trải qua 5 trạng thái cảm xúc lần lượt như sau: cảm giác bị từ chối, tức giận, cảm giác bị đánh giá thấp, thất vọng và cuối cùng là đành chấp nhận. Đừng quá khắt khe với bản thân, bạn hãy nghĩ rằng đây chỉ là thời kỳ xuống dốc nhất thời của mình và bạn sẽ lại leo lên một con dốc khác. Nếu cứ trốn chạy trong sự tức giận và chán nản, bạn không thể có được năng lượng cho cuộc “hành trình” mới. Hãy tự chăm sóc tinh thần cũng như sức khỏe bằng cách tập thể dục và ăn
  3. uống điều độ, tìm đến những người bạn lạc quan vui vẻ. Mỗi ngày hãy tự lên cho mình một lịch trình và làm theo. Nếu làm được, bạn sẽ không có cảm giác mình vừa bị sa thải mà đổi lại bạn còn có được một sinh khí mới cho một công việc mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2