''Đứng núi này trông núi nọ'' lợi hay hại ???
lượt xem 15
download
''Đứng núi này trông núi nọ'' lợi hay hại ??? Bài viết đề cập đến một hiện trạng đáng lo và đáng buồn cho cả người lao động và người sử dụng lao động đó là sự gắn bó với nghề nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ''Đứng núi này trông núi nọ'' lợi hay hại ???
- ''Đứng núi này trông núi nọ'' lợi hay hại ??? Bài viết đề cập đến một hiện trạng đáng lo và đáng buồn cho cả người lao động và người sử dụng lao động đó là sự gắn bó với nghề nghiệp. Tác giả mong muốn bài viết có thể thức tỉnh phần nào người lao động trong việc hướng nghiệp của họ và để tương trợ bài viết ''Làm thế nào động viên chủ doanh nghiệp'' nhắc nhở người lao động phải gắn lợi ích của mình vào lợi ích của doanh nghiệp. Song song với khó khăn để làm sao tuyển chọn được người tài, đức tham gia xây dựng và phát triển công ty thì hiện nay một khó khăn lớn đối với hầu hết
- các doanh nghiệp là việc các "salaryman" cứ chuyển đổi công việc như chong chong khiến không ít doanh nghiệp lao đao. Thông thường một doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên mới cho một vị trí nào đó thì để nhân viên đó bắt nhịp được với tốc độ, thói quen làm việc của công ty ít nhất cũng mất một khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng. Thế nhưng bây giờ một hiện trạng đáng lo và đáng buồn đang xảy ra là các nhân viên mới vô công ty sau khi được đào tạo thạo việc thì lại nhảy qua công ty khác. Mục đích của họ có lẽ rất khác nhau: người vì đồng lương ở công ty mới cao hơn, người vì công việc hiện tại không có cơ hội để phát triển, người vì công ty mới quản lý thoáng hơn, chế độ tốt hơn v.v. và v.v.. Cũng có người may mắn khi chuyển tới công ty mới đáp ứng được những gì họ mong muốn nhưng ngược lại cũng không ít người khi qua công ty mới lại nhận ra ‘’ thà làm công ty cũ còn tốt hơn’’. Đối với các bạn trẻ Việt Nam dường như vẫn còn tồn tại một suy nghĩ định kiến là một tấm CV xin việc ngon lành là CV với một list danh sách các công ty đã ‘’trải nghiệm’’ và người xin việc cảm giác tự tin hơn vì thể hiện mình có năng lực nên xin đâu trúng đó. Nhưng cứ thử nghĩ xem, một anh bạn trong 5 năm nhảy tới 7 công ty, đây không biết có phải một thành tích huy hoàng đáng tự hào hay từ góc độ những nhà quản lý doanh nghiệp họ chỉ nhận thấy ở ứng cử viên một sự cố gắng không nhẫn nại, phấn đấu không bền bỉ và một sự gắn bó không lâu dài với công ty? Đồng ý là chúng ta không nên chôn vùi tài năng và tuổi trẻ ở một doanh nghiệp không mang lại cho chúng
- ta những gì chúng ta mong đợi nhưng nên chăng các bạn trẻ hôm nay nên định hướng rõ ràng hơn, vạch định kế hoạch cụ thể hơn cho việc khởi nghiệp cũng như phát triển sự nghiệp của mình? Bản thân tôi nghĩ để đạt được một số thành công dù bé hay lớn nhất thiết cần đến một khoảng thời gian nhất định tất nhiên tùy thuôc vào từng công việc thời gian đi tới đích của thành công khác nhau trừ phi bạn gặp vận may ‘’trên trời rơi xuống’’. Vì vậy khi bắt đầu làm một việc gì nên đặt mục tiêu trong thời gian bao lâu sẽ gặt hái được kết quả gì đương nhiên bạn phải nghĩ tới cả khả năng khoảng thời gian đó thường sẽ kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu hoặc ở giữa chặng đường đi tới thành công bạn phải thay đổi một vài chiến lược cho phù hợp. Tôi sẽ đưa ra cho các bạn một vài ví dụ rất điển hình, sinh động và hũu ích vể người lao động của đất nước mặt trời mọc, một trong những nước nổi tiếng vể kỷ luật trong lao động. Chúng ta hãy qua một vài ví dụ này để ngẫm xem người làm thuê của xứ sở hoa anh đào này suy nghĩ gì về nghề nghiệp nhé! 1. Sự chuyên môn hóa trong công việc và tính tự giác cao: Nếu có dịp đi chơi ở công viên Disney Land - thành phố Tokyo của Nhật, bạn sẽ thấy rất nhiều nhân viên của công viên với những bộ đồng phục khác nhau thể hiện nội dung công việc đảm đương khác nhau và bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy trong hàng vạn du khách nô nức chơi đùa thì họ những người nhân viên của khu vui chơi lớn nhất Tokyo này vẫn chăm chú, cặm cụi làm đúng phần việc của họ. Tôi đã từng đứng lặng đi vài phút để quan sát một
- anh nhân viên lao công cặm cụi quét rác chính xác phải nói là quét bụi vì chẳng có một chút rác rưởi nào với vẻ mặt tươi cười. Người nhân viên đó có thật sự "happy" với công việc anh ta làm hay không tôi không biết nhưng khi nhìn anh tôi cảm nhận được anh ta đang rất tập trung vào công việc và tỏ cho người ngoài thấy mình rất vui vẻ, nhiệt tình với công việc. Tôi lại nghĩ tới công viên của mình, nếu công viên của mình chỉ cần sạch bằng 1/10 công viên của họ thì chắc các nhân viên làm viêc trong công viên đã ngồi nghỉ trên ghế đá và buôn với nhau đủ thứ trên trời dưới biển thậm chí cả chuyện chứng khoán. Đây là một ví dụ về việc chuyên môn hóa công việc của người Nhật. Họ chú tâm vào công việc chính của mình và tự giác làm nó kể cả khi không có người giám sát. 2. Sự linh hoạt và tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong công việc: Có lần ở Nhật lâu tôi thèm ăn đồ ăn Việt Nam, tìm mãi mới thấy một nhà hàng AISA trong đó có bán cả đồ ăn Việt Nam ở quận Shibuya – một trong những quận phát triển và sầm uất nhất của Tokyo. Bước chân vô quán, một không khí đông đúc, sôi động ập vào mắt tôi. Vì giờ nghỉ trưa nên quán ăn khá đông, chúng tôi ghi tên vô danh sách đặt bàn rồi ngồi đợi theo thứ tự. Sau khoảng 10 đến 15 phút chúng tôi được hướng dẫn vô bàn ăn nằm trên lầu lửng. Ở vị trí này tôi có thể nhìn được toàn cảnh nhà hàng. Nhà hàng với diện tích không lớn chỉ có một tầng trệt và một căn gác lửng, do cách bố trí
- bàn ghế rất khoa học nên tổng cộng cũng chứa được khoảng 100 khách. Tôi ngạc nhiên khi thấy chỉ có 2 nhân viên phục vụ và một người trên áo có đính biển Manager, tất cả đều là nam. Tất cả nhân viên phục vụ và quản lý đều có thể làm công việc ở quầy casher khi có khách thanh toán một cách thành thạo. Điều ngạc nhiên hơn nữa là khác với quản lý nhà hàng của ta, chỉ ăn mặc bảnh bao, đi lại rất oai phong, mặt mũi nghiêm trọng ra vẻ như đang rà soát cho công việc chạy tốt hơn thì anh Manager ở nhà hàng kia rất năng động, khi khách quá đông anh vừa phụ nhân viên nhận order của khách, trực tiếp đưa order cho đầu bếp, phụ bê thức ăn ra tận bàn cho khách vừa phụ chuẩn bị những loại đồ uống đơn giản. Cái mà tôi rất thích và khâm phục là thái độ làm việc của họ thể hiện một sự đoàn kết trong công việc khiến tôi thầm ghen tỵ. Dù khách rất đông, ai cũng phải chạy hết công suất nhưng họ vẫn tươi cười với nhau, rất nhanh nhạy trong việc quan sát để hỗ trợ đồng nghiệp một cách tối đa trong công việc cũng như mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bữa ăn hôm đấy có ngon hay không tôi thật sự không biết vì gần như toàn bộ thời gian tôi dành để quan sát sự phối hợp ăn ý của họ trong công việc, tác phong của người quản lý đối với nhân viên và thầm hiểu ra tại sao người Nhật thường gắn bó lâu dài với một công việc. Đây là một ví dụ về một môi trường làm việc tạo tâm lý thoải mái trong công việc, người lao động không phải khó chịu và đối phó với những cạnh tranh nhỏ nhặt và không đáng có của đồng nghiệp.
- 3. Sự nhận thức về trách nhiệm khi phạm sai lầm và thể hiện nỗ lực phấn đấu hơn nữa: Tôi đã nhiều lần tận mắt chứng kiến người lao động Nhật Bản bị sếp chú ý, la mắng vì làm việc chưa hiệu quả hay không đúng ý sếp. Lần đầu tôi rất ngạc nhiên vì đa số nhân viên người Việt khi bị chỉ trách đều tỏ thái độ khó chịu hoặc bất cần thì người Nhật lại im lặng cúi đầu lắng nghe từng lời sếp nói với một thái độ rất nghiêm túc và giữa những câu nói của sếp là câu trả lời ‘’vâng ạ’’ hoặc ‘’tôi hiểu rồi ạ’’ hoặc ‘’tôi xin lỗi, tôi sẽ cố gắng hơn nữa.’’ Khi bài diễn văn của sếp kết thúc tôi bất ngờ khi người nhân viên vừa bị la mắng đứng lên cúi gập đầu cảm ơn sếp đã chỉ dạy và với một lời hứa to, rõ ràng là sẽ cố gắng hơn nữa rồi cúi chào ra khỏi phòng. Trời ơi tôi thấy nếu ở nước ta khi nhân viên làm sai mà doanh nghiệp chú ý hay nhiều khi do cái sai quá trầm trọng hoặc quá ngu ngốc tới mức không thể chấp nhận được khiến các sếp tăng xông mà phải nói lớn tiếng thì hình ảnh điển hình của nhân viên Việt Nam là đứng im không nói tiếng nào với vẻ mặt lầm lì, hỏi lý do dẫn đến sai sót cùng ỳ ra không thèm trả lời hoặc trả lời nhưng toàn là những lời giải thích để cố biện minh cho mình không sai.
- Rồi sau khi bài cải lương của sếp kết thúc thì nhân viên sẽ không một lời xin lỗi hay cảm ơn mà sẽ ra khỏi phòng với một vẻ mặt tỏ rõ sự khó chịu và không phục cứ như thể để cho đồng nghiệp thấy tôi chẳng có gì sai, cách xử lý của sếp thật oan ức. Người lao động đi làm với nhiều mong muốn và nguyện vọng. Họ cũng thường hay ca thán vì công ty không đáp ứng được nguyện vọng của họ và vì thế cứ chạy xô hết nơi này đến nơi khác để đi tìm miền đất hứa nơi họ kỳ vọng sẽ đáp ứng được những nguyện vọng, mong muốn của họ. Các bạn trẻ ơi có nên chăng hãy nhìn lại chính mình và hãy suy nghĩ nhiều hơn cho chủ doanh nghiệp nói riêng, lợi ích của doanh nghiệp nói chung mà điều tiết lại những mong muốn của mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế hơn. Khi đó tôi tin những cố gắng của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng và thái độ làm việc chuyên nghiệp, nhiệt huyết và gắn bó lâu dài với công ty của bạn sẽ là một nguồn động viên vô bờ bến đối với chủ doanh nghiệp những người luôn đứng mũi chịu sào nhưng lại ít nhận được những sự động viên khích lệ nhất vì họ thường bị coi là người có bản lĩnh khác thường. Nhưng các bạn ơi như trong bài viết ‘’Làm sao động viên người chủ doanh nghiệp’’ của tác giả Trần Trí Dũng đã nêu, chủ doanh nghiệp họ cũng là những con người bằng xương bằng thịt, họ cũng có đầy đủ cảm xúc như những người bình thường chỉ khác một điều là trách nhiệm, áp lực trong công việc của họ nhiều hơn. Chủ doanh nghiệp luôn phải đối mặt và giải quyết với rất nhiều vấn đề trong và
- ngoài công ty, luôn phải tìm cách đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng của người lao động trong khi có mấy ai thử nghĩ xem chủ doanh nghiệp cần gì và mong muốn gì ở người lao động. Vậy tại sao chúng ta lại không quan tâm hơn nữa tới chủ doanh nghiệp – người tạo công ăn việc làm trực tiếp cho chúng ta, không gắn bó và chung sức với họ để xây dựng một thương hiệu vững chắc. Khi đó dù chủ doanh nghiệp có đối xử với bạn không được như những gì bạn mong muốn thì riêng sự thật bạn đã là một thành viên góp phần xây dựng nên thành công đó chẳng phải đã là một món quà quý báu với bạn rồi hay sao? Bản thân tôi luôn sống và làm việc hết tâm huyết, nhiều khi công sức mình bỏ ra không được đền bù xứng đáng tôi cũng không thấy buồn vì nghĩ mình đã cố gắng hết mình đấy đã là một phần của sự thành công rồi. Còn những mong muốn về cả vật chất và tinh thần của mình không được đền bù xứng đáng thì tôi cứ nghĩ đơn giản là kiếp trước chắc mình nợ người ta nên kiếp này phải trả nợ cho nó nhẹ người. Các bản thử áp dụng suy nghĩ này của tôi xem có nhẹ người được tí nào không nhé! Khi ta trở nên nhẹ hơn có thể ta còn bay được, khi bay lên cao rồi ta sẽ có cơ hội được nhìn mọi thứ từ trên cao với một góc nhìn hoàn toàn khác biết đâu cái nhìn, cách suy nghĩ của ta lại thay đổi rất nhiều thì sao? Chúc các bạn thành công và đừng ‘’Đứng núi này trông núi nọ’’ nhé! Makoto
- saga.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kỹ năng giao tiếp
215 p | 2934 | 1466
-
Đánh giá kỹ năng nhân viên
8 p | 218 | 73
-
Những quyết định chuyển việc sai lầm
5 p | 177 | 32
-
Kỹ năng lãnh đạo: Phỏng vấn nhân viên xin thôi việc
4 p | 106 | 16
-
Học cách tập trung
6 p | 90 | 10
-
Khoảnh khắc sản sinh tư tưởng chán nghề
7 p | 99 | 10
-
5 cách để hạnh phúc trong hôn nhân
4 p | 133 | 10
-
Đứng núi này, trông núi nọ
0 p | 84 | 4
-
Quản lý
3 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn