intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Hoảng hốt” với giấy vệ sinh “3 trong 1″

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng giấy tiêu dùng (giấy vệ sinh, khăn giấy) kém chất lượng có thể gây dị ứng, viêm da, chàm, viêm kết mạc, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc… Giấy “3 trong 1” Tại một quán ăn trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), khi chúng tôi rút giấy từ hộp để lau muỗng, đũa thì bụi giấy bay mù mịt. “Giấy ăn sao giống giấy vệ sinh vậy?”, chúng tôi thắc mắc thì chủ quán trả lời tỉnh bơ: “Đồ miễn phí, đòi hỏi gì”! Sử dụng lẫn lộn giấy vệ sinh, khăn giấy là chuyện phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Hoảng hốt” với giấy vệ sinh “3 trong 1″

  1. “Hoảng hốt” với giấy vệ sinh “3 trong 1″ Sử dụng giấy tiêu dùng (giấy vệ sinh, khăn giấy) kém chất lượng có thể gây dị ứng, viêm da, chàm, viêm kết mạc, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc… Giấy “3 trong 1” Tại một quán ăn trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), khi chúng tôi rút giấy từ hộp để lau muỗng, đũa thì bụi giấy bay mù mịt. “Giấy ăn sao giống giấy vệ sinh vậy?”, chúng tôi thắc mắc thì chủ quán trả lời tỉnh bơ: “Đồ miễn phí, đòi hỏi gì”! Sử dụng lẫn lộn giấy vệ sinh, khăn giấy là chuyện phổ biến tại các quán ăn. Nhiều quán nhỏ, quán vỉa hè còn dùng loại giấy cuộn (không lõi) màu xanh-đỏ-vàng, lộm cộm tạp chất, là giấy vệ sinh loại rẻ tiền để làm giấy ăn. Giấy này không có bao bì, giá chỉ 1.000đ – 1.200đ/cuộn, trong khi giấy có thương hiệu trên 3.000đ/cuộn.
  2. Nhiều quán ăn vẫn sử dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn Chị Lan – chủ cửa hàng tạp hóa tại chợ Căn cứ 26A (Q.Gò Vấp) cho biết: “Có người đến chào hàng các loại giấy 16.500đ/bịch 10 cuộn, có loại giá 170.000đ/cây 100 cuộn, không nhãn”. Trên thị trường có khoảng 432 nhãn hiệu giấy tiêu dùng, giá chênh lệch nhau rất cao. Ông Vũ Ngọc Bảo – Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy VN cho biết, nguyên liệu làm giấy là bột gỗ và giấy tái chế, khi tái chế phải qua các công đoạn: lọc rác, tạp chất; khử mực ra khỏi giấy; tẩy trắng. Hiện chỉ có sáu công ty có dây chuyền tái chế giấy hiện đại. Các cơ sở sản xuất nhỏ không có công nghệ khử mực, tẩy và rửa chuẩn hóa, lọc tạp chất nên giấy thường có nhiều đốm đen. Họ còn sử dụng clo nguyên tố (chất cấm sử dụng) để tẩy trắng giấy, đe dọa sức khỏe người sử dụng. “Ổ bệnh” từ giấy nhưng thiếu kiểm soát BV Chợ Rẫy đã tiếp nhận rất nhiều ca đỏ da dị ứng, viêm da, chàm âm đạo, viêm đỏ quanh hậu môn, nhiễm trùng tiêu hóa do sử dụng giấy vệ sinh và giấy tiêu dùng. Trong 10 phụ nữ đến khám do bị chàm, dị ứng, viêm âm hộ, âm đạo, có đến tám người sử dụng giấy vệ sinh và giấy văn phòng.
  3. Nhiều loại khăn giấy đóng gói sẵn có hương liệu, chỉ dùng một lần có chỉ số kích ứng rất cao và có thể gây dị ứng. Thậm chí, với những người mẫn cảm, sau khi sử dụng giấy ăn để lau mặt có thể bị viêm kết mạc. Chị N.T.H (30 tuổi, Q.5) đến khám tại Chuyên khoa Da liễu, BV Chợ Rẫy với triệu chứng mặt sưng, đỏ, ngứa, do nhà chị sử dụng giấy ăn từ những cuộn giấy vệ sinh đóng thành từng bao 10 cuộn. Chị H.T.T.T. (35 tuổi, Q.Tân Bình) bị viêm đỏ quanh âm hộ. BS Ngô Kim Thanh – Chuyên khoa Da liễu và tiêu hóa (BV Chợ Rẫy) cho biết, chị T.T. bị một loại chàm, có liên quan đến việc sử dụng giấy vệ sinh. Các quán ven đường thường xuyên dùng giấy ăn rẻ tiền không hợp vệ sinh
  4. Theo BS Thanh, nếu giấy ăn không được xử lý qua các quy trình nghiêm ngặt, có thể bị nhiễm rất nhiều loại vi khuẩn thường trú trên các bề mặt khác nhau, trong đó có những loại vi khuẩn có khả năng sống hàng chục năm trong đất. Khi vào đường tiêu hóa, các loại vi khuẩn này có thể gây ra những bệnh tiêu chảy kéo dài và khó xác định được nguyên nhân. Có trường hợp sau khi bác sĩ bấm sinh thiết đường ruột, mới phát hiện những con vi khuẩn lạ bị biến đổi gien. Tiền căn của những bệnh nhân này là do thường xuyên sử dụng khăn giấy hoặc khăn lạnh. Trong quá trình sản xuất, nếu sử dụng hóa chất để làm sạch và làm trắng giấy như clo, hóa chất hữu cơ đi kèm vượt quá giới hạn sẽ nguy hại cho sức khỏe khi sử dụng khăn. Chưa có chuẩn! BS Lê Văn Nhân – PGĐ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết: “Trung tâm từng lấy mẫu xét nghiệm khăn ướt tại các quán ăn và phát hiện hầu hết đều nhiễm khuẩn, nấm mốc. Kết quả xét nghiệm như vậy, nhưng chúng tôi không thể kết luận được các loại khăn này đạt chuẩn hay không đạt chuẩn, vì chưa có tiêu chuẩn nào về loại sản phẩm này. Đến nay, các cơ quan quản lý cũng chưa ban hành tiêu chuẩn vi sinh, hóa lý đối với giấy tiêu dùng”.
  5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7064: 2002 về giấy vệ sinh và TCVN 7065: 2010 về khăn giấy chủ yếu quy định về cơ học và định lượng: bề mặt giấy phải sạch, không có khuyết tật như lỗ thủng, bột giấy vón cục lớn…; khăn giấy không có mùi khó chịu khi ở trạng thái khô và trạng thái ẩm; độ bền, độ ẩm, khả năng hút nước… BS Nhân cho rằng: “Cần phải đặt ra tiêu chuẩn vi sinh, lý hóa, giấy có nhiễm những chất độc hại được sử dụng trong quá trình sản xuất hay không và độ bụi của giấy khi sử dụng”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2