intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Làm quen” với con

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé mới sinh không khác gì một thành viên vừa chuyển đến sống với gia đình. Sẽ phải có những màn làm quen và trò chuyện nhiều hơn để bé và bố mẹ hiểu nhau, từ đó hình thành sợi dây gắn kết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Làm quen” với con

  1. “Làm quen” với con Bé mới sinh không khác gì một thành viên vừa chuyển đến sống với gia đình. Sẽ phải có những màn làm quen và trò chuyện nhiều hơn để bé và bố mẹ hiểu nhau, từ đó hình thành sợi dây gắn kết. 1. Tín hiệu Ngay cả những nhóc tì tí xíu cũng thích được giao tiếp. Và theo nhà tâm lý Joanna Hawthorne: “Mỗi hành động, cử chỉ của bé đều là muốn nói với chúng ta điều gì đó. Và người lớn chúng ta chỉ cần học để nhận biết những “tín hiệu” của riêng từng em bé”.
  2. Một em bé đang bị stress có thể sẽ ngáp, hắt hơi hoặc đổi màu da. Khi ấy bạn nên hiểu rằng lúc này không phải lúc để chơi, bé cần thời gian yên tĩnh. Nếu em bé của bạn yên lặng nhìn quanh, có thể bé muốn tán gẫu và chơi với bạn đấy. Khóc cũng là một cách giao tiếp chứ không phải bé đang hư đâu nhé! Có thể là bé muốn nói “con đói”, “con buồn ngủ” hoặc “con cần được thay bỉm”. Cũng không loại trừ trường hợp bé muốn được chơi và nói chuyện cùng bố mẹ. 2. “Lời nói” Ngôn ngữ giao tiếp là điều không thể thiếu với một em bé, bởi thế, bạn nhớ rằng phải nói. Nói để tường thuật cho bé ngay cả những điều bạn đang làm. Ví dụ bạn bảo: “Đến giờ tắm rồi nào, mẹ cởi áo nhé… bỏ bỉm này… Rồi, bé của mẹ bơi nào…” rồi đỡ bé vào chậu tắm.
  3. Bạn hãy đặt tên cho cả những vật dụng quanh bé nữa, để gọi tên chúng mỗi ngày, nhớ lặp đi lặp lại. Ví dụ: “Con nhìn Teddy kìa. Có phải Teddy của con không? Đúng là bạn Teddy đáng yêu nhỉ…”. Hỏi bé và tự trả lời câu hỏi. Ví dụ: “Đây là con gì? Đây là con vịt vàng…”. Hát cho bé nghe và đánh nhịp. Cố gắng “thể hiện” theo những phong cách khác nhau. Không nên đưa cho bé ti giả để bé ngậm vì như thế việc “trò chuyện” sẽ gặp khó khăn hơn. Tắt ti vi đi để bé và bạn có thể tập trung vào nhau. 3. Nét mặt Các em bé xíu xiu thường thích quan sát những khuôn mặt, nhưng bé chỉ tập trung ở khoảng cách 20-
  4. 30 cm. Bạn nên thử để tìm ra đâu là khoảng cách phù hợp nhất với bé. Nói chuyện với bé, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt, các thay đổi trên nét mặt và chuyển động của môi sẽ giúp đôi bên hiểu nhau. 4. Ngôn ngữ cử chỉ Những cử chỉ như nhún vai, vẫy tay có thể ra dấu cho bé biết bạn đang giao tiếp với bé. Do đó, hãy “nói” với bé bằng toàn bộ cơ thể bạn. Khuyến khích bé bắt chước các biểu hiện, cử chỉ, lời nói của bạn bằng cách nhại theo những âm thanh của bé. Bé sẽ nghĩ rằng đang cùng bố mẹ chơi trò chơi. Hãy thử massage cho bé, bởi vuốt ve là một dạng thức giao tiếp tuyệt vời. “Song bạn lưu ý đến phản ứng của bé nhé. Bởi vẫn có những em bé không thích bị bố mẹ lột trần để vuốt ve đâu. Khi ấy nên cho
  5. bé thời gian rồi thử lại” - Joanna cho biết. 5. Chơi đùa Những tuần đầu tiên trong cuộc đời, “đồ chơi” lý tưởng nhất của bé chính là khuôn mặt và giọng nói của bạn. Khi bé lớn hơn, hãy chơi ú òa với bé, hoặc vỗ tay theo nhịp, chơi cù kít v.v. Bé lớn hơn nữa, bạn hãy bắt đầu đọc truyện cho bé nghe, nói với bé về những bức tranh trong truyện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2