intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

(Luyện thi cấp tốc Lý) Lý thuyết sóng cơ_Trắc nghiệm và đáp án

Chia sẻ: T N | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

286
lượt xem
163
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu '(luyện thi cấp tốc lý) lý thuyết sóng cơ_trắc nghiệm và đáp án', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: (Luyện thi cấp tốc Lý) Lý thuyết sóng cơ_Trắc nghiệm và đáp án

  1. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí LÍ THUYẾT SÓNG CƠ Câu 1. Sóng cơ học: A. Là những dao động đàn hồi lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian. B. Chỉ truyền đi theo phương ngang còn phương dao động là thẳng đứng. C. Là sự truyền đi của các phần tử vật chất dao động trong môi trường vật chất. D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng. Câu 2. Khi sóng truyền đi từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng nào sao đây là không thay đổi? A. Bước sóng. B. Vận tốc truyền sóng. C. Biên độ dao động. D. Tần số dao động. Câu 3. Bước sóng là: A. Khoảng cách giữa 2 điểm trên cùng một phương truyền sóng và đang dao động cùng pha. B. Quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ. C. Khoảng cách giữa hai gợn sóng. D. Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. Câu 4. Chọn câu đúng A. Dao động của một điểm bất kỳ trên phương truyền sóng sẽ có biên độ cực đại khi nó cùng pha dao động với nguồn. B. Biên độ sóng tại một điểm là biên độ dao động của phần tử vật chất tại điểm đó khi có sóng truyền qua. C. Tần số dao động của các phần tử vật chất có sóng truyền qua sẽ giảm dần theo thời gian do ma sát. D. Sự truyền sóng là sự truyền pha dao động vì các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua sẽ dao động cùng pha với nguồn. Câu 5. Sóng truyền trên mặt nước là: A. Sóng dọc B. Sóng ngang C. Sóng dài D. Sóng ngắn Câu 6. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào: A. Năng lượng sóng. B. Tần số dđ sóng. C. Môi trường truyền. D. Bước sóng. Câu 7. Hai điểm M1, M2 nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng d. Sóng truyền theo chiều từ M1 đến M2. Độ lệch pha của sóng ở M2 so với sóng ở M1 là Δφ có giá trị nào kể sau? 2πd 2πd 2πλ 2πλ A. Δφ = B. Δφ = – C. Δφ = D. Δφ = – λ λ d d Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
  2. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí Câu 8. Điều nào sau đây là đúng khi nói về năng lượng của sóng cơ học? A. Trong khi sóng truyền đi thì năng lượng vẫn không truyền đi vì nó là đại lượng bảo toàn. B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. C. Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trên mặt phẳng, năng lượng sóng giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng. D. Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian, năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng. Câu 9. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về tính chất của sự truyền sóng trong môi trường vật chất? A. Sóng truyền đi với vận tốc hữu hạn. B. Sóng truyền đi không mang theo vật chất của môi trường. C. Quá trình truyền sóng cũng là quá trình truyền năng lượng. D. Sóng càng mạnh thì truyền đi càng nhanh. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng? Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường A. chất rắn. B. chất lỏng. C. chân không. D. chất khí. Câu 11. Phát biểu nào sau đây về sóng cơ không đúng? A. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục. B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì. C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. D. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? Đại lượng đặc trưng của sóng cơ là A. tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động. B. tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động. C. chu kì của sóng chính bằng chu kì dao động của các phần tử dao động. D. bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì. Câu 13. Một sóng cơ có tần số f, bước sóng λ lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi, khi đó tốc độ sóng được tính theo công thức λ f A. v = . B. v = . C. v = λf. D. v = 2λf. f λ Câu 14. Âm là một dạng sóng (dọc) cơ học lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền âm ngược pha nhau là 0,85 m. Tần số âm là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
  3. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí A. 85 Hz B. 170 Hz C. 200 Hz D. 510 Hz Câu 15. Sóng âm (có thể gây ra cảm giác âm trong tai người) được định nghĩa là những sóng dọc cơ học có tần số từ 16 Hz → 20.000 Hz. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Âm phát ra từ nguồn có tần số 680 Hz. Xét 2 điểm cách nguồn âm những khoảng 6,1 m và 6,35 m trên cùng một phương truyền, độ lệch pha của sóng âm tại hai điểm đó là: A. Δφ = π B. Δφ = 2π C. Δφ = π/2 D. Δφ = π/4 Câu 16: sóng ngang: A. chỉ truyền được trong chất rắn. B. truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng. C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. D. truyền được trong chất rắn, chất lỏng,chất khí và chân không. Câu 17: Chọn câu đúng: A. Năng lượng của sóng không phụ thuộc tần số của sóng. B. Công thức tính bước sóng: λ = v.f C. Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc môi trường. D.Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha của dao động. Câu 18: Chọn phát biểu đúng: A. Tần số sóng thay đổi khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác. B. Tần số sóng được xác định bởi nguồn phát sóng. C. Tần số sóng là tích số của bước sóng và chu kì dao động của sóng. D. Tần số sóng trong mọi môi trường đều không phụ thuộc vào chu kì dao động của sóng. Câu 19: Khoảng cách giửa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha bằng: A. λ /4 B. λ C. λ /2 D. 2 λ Câu 20: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ sóng v = 0,4 m/s, chu kỳ dao động T = 10s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là: A. 2m. B. 0,5m. C. 1m. D. 1,5m. Câu 21: Khoảng cách giửa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha bằng: A. λ /4 B. λ /2 C. λ D. 2 λ Câu 22: Chọn câu đúng nhất: hai nguồn kết hợp là hai nguồn: A. cùng tần số và có độ lệch pha không đổi. B. cùng tần số và cùng pha. C. cùng tần số và ngược pha. D. cùng tần số. Câu 23: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3
  4. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí A. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng biên độ. B. xuất phát từ hai nguồn truyền ngược chiều nhau. C. xuất phát từ hai nguồn bất kì. D. xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp cùng phương. Câu 24: Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm A. chỉ phụ thuộc vào biên độ. B. chỉ phụ thuộc vào tần số. C. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm. D. phụ thuộc vào tần số và biên độ. Câu 25: Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì A. Bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi. B. Bước sóng và tần số đều thay đổi. C. Bước sóng và tần số không đổi. D. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi. Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dao động âm có tần số trong niền từ 16 Hz đến 20 kHz. B. Sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm đều là sóng cơ. C. Sóng âm là sóng dọc. D. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe được. Câu 27. Một sóng cơ có tần số f = 1000Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó là A. sóng âm. B. sóng siêu âm. C. sóng hạ âm. D. Chưa đủ điều kiện để kết luận. Câu 28. Sóng cơ lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ nào sau đây? A. Sóng cơ có tần số 10Hz. B. Sóng cơ có chu kì 2,0 ms. C. Sóng cơ có chu kì 2,0μs. D. Sóng cơ có tần số 30 kHz Câu 29. Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất? A. Môi trường không khí loãng. B. Môi trường không khí. C. Môi trường chất rắn. D. Môi trường nước nguyên chất. Câu 30. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có A. hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau. B. hai sóng chuyển động ngược chiều nhau. C. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ. D. hai sóng xuất phát từ hai nguồn kết hợp gặp nhau. Câu 31. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng A. một nửa bước sóng. B. một bước sóng. C. hai lần bước sóng. D. một phần tư bước sóng. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 4
  5. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí Câu 32. Trong hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng: A. một bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. hai lần bước sóng. D. một phần tư bước sóng. Câu 33. Bước sóng là A. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha. B. khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền sóng. C. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động ngược pha. D. quãng đường sóng truyền được trong một đơn vị thời gian. Câu 34. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là tốc độ truyền sóng, v f là tần số của sóng. Nếu d = (2n + 1) ; (n = 0, 1, 2,...), thì hai điểm đó sẽ 2f A. dao động cùng pha. B. dao động ngược pha. C. dao động vuông pha. D. Không xác định được. Câu 35. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là tốc độ truyền sóng, T là chu kì của sóng. Nếu d = nvT (n = 0, 1, 2,...), thì hai điểm đó sẽ A. dao động vuông pha. B. dao động ngược pha. C. dao động cùng pha. D. Không xác định được. Câu 36. Nguồn kết hợp là hai nguồn dao động có A. cùng tần số. B. cùng pha. C. cùng tần số, cùng pha và cùng biên độ dao động. D. cùng tần số, cùng pha hoặc độ lệch pha không đổi theo thời gian. Câu 37. Điều nào sau đây nói về năng lượng của sóng cơ là đúng? A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. B. Trong quá trình truyền sóng, năng lượng của sóng luôn luôn là đại lượng không đổi. C. Trong quá trình truyền sóng, năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng. D. Trong quá trình truyền sóng, năng lượng sóng giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng. Câu 38: Một nguồn dao động đặt tại điểm O trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uO = Acosωt. Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M cách O một khoảng x. Coi biên độ sóng và tốc độ sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm M là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 5
  6. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí A. uM = Acos(ωt – πx/λ) B. uM = Acos(ωt – 2πx/λ) C. uM = Acos(ωt + πx/λ) D. uM = Acos(ωt – πx) Câu 39: Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi, 2 phần tử vật chất tại 2 điểm bụng gần nhau nhất sẽ dao động: A. Ngược pha. B. Cùng pha. C. Lệch pha. D. Vuông pha. Câu 40: Một dây đàn có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là: A. L/2. B. L/4. C. L. D. 2L. Câu 41: Hai âm có âm sắc khác nhau là do chúng có: A. Cường dộ khác nhau B. Các hoạ âm có tần số và biên độ khác nhau C. Biên độ khác nhau D. Tần số khác nhau Câu 42: Một âm truyền từ nước ra không khí thì: A. Tần số không đổi bước sóng tăng. B. Tần số tăng,bước sóng không đổi. C. Tần số không đổi,bước sóng giảm. D. Tần số giảm, bước sóng không đổi. Câu 43: Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền súng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ: A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại B. dao động với biên độ cực tiểu C. dao động với biên độ cực đại D. không dao động Câu 44. Điều nào sau đây nói về năng lượng của sóng cơ không đúng? A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. B. Năng lượng sóng luôn luôn không đổi trong quá trình truyền sóng. C. Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian, năng lượng sóng giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng. D. Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trên mặt phẳng, năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng. Câu 45. Điều nào sau đây nói về sóng âm không đúng? A. Sóng âm không truyền được trong chân không. B. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz. C. Sóng âm là sóng cơ truyền được trong môi trường vật chất kể cả chân không. D. Tốc độ truyền âm phụ thuộc nhiệt độ. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 6
  7. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí Câu 46. Gọi ∆ϕ là độ lệch pha của hai sóng thành phần trong quá trình giao thoa sóng. Với n = 0, 1, 2, 3..., biên độ dao động tổng hợp tại M trong miền giao thoa đạt giá trị cực đại khi v A. Δϕ = (2n +1) . B. ∆ϕ = (2n + 1)π . 2f π C. ∆ϕ = (2n + 1) . D. ∆ϕ = 2nπ . 2 Câu 47. Gọi ∆ϕ là độ lệch pha của hai sóng thành phần trong quá trình giao thoa sóng. Với n = 0, 1, 2, 3..., biên độ dao động tổng hợp tại M trong miền giao thoa đạt giá trị nhỏ nhất khi π v A. ∆ϕ = (2n + 1)π . B. ∆ϕ = 2nπ . C. ∆ϕ = (2n + 1) . D. ∆ϕ = (2n + 1) 2 2f . Câu 48. Trong hiện tượng giao thoa, với k = 0, 1, 2, 3... ; d là hiệu đường đi của hai sóng (d = d2 −d1), tại những điểm dao động với biên độ lớn nhất thì A. d = 2k π . B. d = k λ . C. ∆ϕ = kλ. D. ∆ϕ = (2k + 1)π. Với ∆ϕ là độ lệch pha của hai sóng. Câu 49. Trong hiện tượng giao thoa, với k = 0, 1, 2, 3... ; d là hiệu đường đi của hai sóng (d = d2 −d1), tại những điểm đứng yên không dao động thì A. d = k λ . B. ∆ϕ = kλ.  1v π C. d =  k +  . D. ∆ϕ = (2k + 1) .  2f 2 ∆ϕ là độ lệch pha của hai sóng. Câu 50. Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B cố định thì sóng tới và sóng phản xạ tại B sẽ π A. cùng pha. B. lệch pha . C. vuông pha. D. ngược pha. 4 Câu 51. Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do thì sóng tới và sóng phản xạ tại B π A. cùng pha. B. lệch pha góc . 4 C. vuông pha. D. ngược pha. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 7
  8. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí Câu 52. Sóng âm có tần số 450 Hz lan truyền với tốc độ 360 m/s trong không khí. Giữa hai điểm cách nhau 1m trên phương truyền thì chúng dao động π A. cùng pha. B. vuông pha. C. ngược pha. D. lệch pha . 4 Câu 53: Để có sóng dừng xảy ra trên một dây đàn hồi với hai đầu dây là hai nút sóng thì A. bước sóng bằng một số lẻ lần chiều dài dây. B. chiều dài dây bằng một phần tư lần bước sóng. C. bước sóng luôn đúng bằng chiều dài dây. D. chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng. Câu 54: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng: A. một phần tư bước sóng. B. hai lần bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một bước sóng. Giáo viên:Phạm Trung Dũng Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 8
  9. Tài liệu khóa học Luyện kĩ năng trắc nghiệm Vật lí LÍ THUYẾT SÓNG CƠ 1A 13C 25A 37A 49C 2D 14C 26D 38B 50D 3B 15Á 27A 39A 51A 4B 16B 28B 40D 52B 5B 17D 29C 41B 53D 6C 18B 30D 42C 54C 7B 19B 31A 43C 8B 20A 32B 44B 9D 21B 33A 45C 10C 22A 34B 46D 11D 23D 35C 47A 12A 24D 36D 48D Giáo viên:Phạm Trung Dũng Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2