intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Thuật" khen ngợi

Chia sẻ: Nguyen Huu Vuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

162
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể có người cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể bày tỏ được ý muốn "lấy lòng" người khác bằng thái độ và hành động cụ thể. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Bởi ngợi khen bằng lời vẫn là phương pháp biểu đạt tốt nhất thiện ý của bạn với đối phương. Tuy nhiên, khi chúng ta muốn thể hiện "những lời có cánh" đó tới đối phương cũng cần có nghệ thuật, cần tế nhị, chứ không nên thô cứng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Thuật" khen ngợi

  1. "Thuật" khen ngợi Có thể có người cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể bày tỏ được ý muốn "lấy lòng" người khác  bằng thái độ và hành động cụ thể. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Bởi ngợi khen bằng lời vẫn  là phương pháp biểu đạt tốt nhất thiện ý của bạn với đối phương.  Tuy nhiên, khi chúng ta muốn thể hiện "những lời có cánh" đó tới đối phương cũng cần có nghệ  thuật, cần tế nhị, chứ không nên thô cứng.  Trước hết hãy đề cập đến những gì liên quan đến anh ta bằng những lời nói cung kính, trân trọng.  Còn phần mình thì nên nói một cách vừa phải, ý khiêm nhường, tránh tâng bốc, khoe khoang.  Bạn đừng cho rằng làm như vậy là tâng bốc người khác, nếu nó được dùng một cách thích hợp,  đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến đối phương cảm thấy dễ chịu và thiện cảm với bạn.  Thường thì nhân viên trong công ty rất ít quan tâm đến việc cấp trên đi công tác về. Kỳ thực đây  chính là một cơ hội rất tốt. Một nhân viên lịch thiệp, lúc này sẽ bước tới đón cấp trên, đồng thời  không thể quên nói những câu như: "Giám đốc (hoặc xưng theo chức vụ) anh đã về rồi! Anh vẫn  khỏe chứ? Chắc là mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ạ?... Sau đó xách đồ đạc giúp ông ta, và nhắc thư  ký hoặc đích thân mình đi pha trà mời ông ta. Lời nói và thái độ ân cần của bạn là một cách "lấy  lòng" khá hiệu quả đấy. Chẳng ai lại không hài lòng khi cấp dưới của mình quan tâm, chu đáo với  mình như vậy, phải không?  Những việc nhỏ như vậy thường khiến cấp trên nhớ lâu. "Người không làm được việc nhỏ thì làm  sao làm được việc lớn"­ có lẽ đó là một tiêu chuẩn mà đa số lãnh đạo dùng để đánh giá cấp dưới  của mình.  Lại nữa, khi ăn cơm trưa, không nên lúc nào cũng chăm chú với các đồng nghiệp của mình, hãy  đánh tiếng chào mời cấp trên. Có thể cấp trên còn bận những việc khác nên không đi ăn cùng  được, nhưng một tiếng chào sẽ để cho người ta cảm giác khác hẳn so với trường hợp mà khi cấp  trên còn ngồi đó, vừa tới giờ ăn trưa là râm ran cùng các đồng nghiệp khác rời vị trí.  Những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn được nói chuyện, truyền kinh nghiệm, giáo  huấn đối với cấp dưới, vậy bạn hãy là một người nghe trung thực, lắng nghe những lời huấn dụ  say sưa của ông ta. Với những nhân viên chịu chăm chú lắng nghe những lời của mình hơn những  người khác, tất nhiên là cấp trên sẽ càng tín nhiệm và có đánh giá cao hơn.  Thực tế, người ta sẽ có cảm tình hơn với những đối tượng chịu nghe mình phát ngôn. Khi nghe  cấp trên nói chuyện, thỉnh thoảng bạn hãy bày tỏ tình cảm, sự đồng tình, cảm động, thỉnh thoảng  nhắc lại lời cấp trên; xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn. Lúc đầu sẽ có chút gượng, nhưng mấy lần  sau tự nhiên sẽ quen.  Tóm lại, dù bạn có mệt mỏi, khó chịu, dù bạn ở đâu, làm gì cùng cấp trên, xin đừng quên nói với 
  2. cấp trên những lời "kính trọng" với thái độ chân thành. Hãy chú ý lắng nghe và thực hiện những  dặn dò của cấp trên với thái độ "cung kính" và tác phong nhanh nhẹn. (Theo KH &CN)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2