"Truyền thuyết về Đại pháp quan": Khi chân lí đối thoại với biểu đạt
lượt xem 2
download
Ấn định cách “đọc” dường như không thể phủ nhận của mình, viên Đại pháp quan trở thành ẩn dụ của sự biểu đạt có tính quyết định luận, muốn giành lấy vị trí và giá trị của chân lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: "Truyền thuyết về Đại pháp quan": Khi chân lí đối thoại với biểu đạt
- "Truyền thuyết về Đại pháp quan": Khi chân lí đối thoại với biểu đạt
- Ấn định cách “đọc” dường như không thể phủ nhận của mình, viên Đại pháp quan trở thành ẩn dụ của sự biểu đạt có tính quyết định luận, muốn giành lấy vị trí và giá trị của chân lý. Theo Đại pháp quan, Chúa Jesus “lẽ ra không nên đến đây lúc này chút nào, hay ít nhất là đừng có can thiệp vào công việc của chúng tôi lúc này”(7), và ông sẽ kết tội Chúa, thiêu sống Chúa trên cọc “bởi vì nếu trên đời này có một người xứng đáng với chiếc cọc của chúng tôi thì đấy chính là Chúa”(8). Khẳng định Chúa Jesus là người duy nhất “xứng đáng” với chiếc cọc thiêu người của ông, Đại pháp quan muốn nói rằng việc ông và Chúa cùng tồn tại trong một thế giới là điều không thể, bởi Chúa là hiện thân của văn bản “thuần túy” và Đại pháp quan hiện thân của cách diễn giải quyết định luận, họ yêu cầu ở “độc giả” của họ những điều hoàn toàn khác biệt: một bên đòi hỏi ý chí tự do, một bên đòi hỏi sự tuân phục. Cách “đọc” của Đại pháp quan đi tìm nguồn gốc của tất cả bi kịch mà nhân loại đã trải qua, nó phản ánh con đường dĩ lý vi trung (tức logocentrism − lấy chân lý làm trung tâm) của triết học thế giới hiện đại với tham vọng định vị một trung tâm cơ bản để giải thích cho toàn bộ tri thức và tồn tại của con người(9). Với hàm ngôn sâu sắc về viễn cảnh “hạnh phúc cho toàn nhân loại” mà mọi chủ nghĩa cực quyền vẫn hứa hẹn và thực hiện bằng cách xóa bỏ tính cá nhân và ấn định tính hòa hợp phi cá nhân lên toàn nhân loại, truyền thuyết về Đại pháp quan đồng thời cũng cho thấy hiệu ứng hủy diệt tự do, hủy diệt những cơ hội ngẫu nhiên mà tất cả những dạng thức biểu hiện quyết định luận đều sử dụng để triệt tiêu chân lý của văn bản và thay thế cho chân lý ấy. Ở đây ta có thể dùng một ẩn dụ trong truyện cổ tích “Bộ quần áo mới của Hoàng đế”: Dostoevsky đã đưa chúng ta trở về với sự “trần trụi” tự nhiên của chân lý, để thấy những bộ quần áo tưởng tượng, là các dạng thức biểu đạt, đã bóp méo nhận thức của chúng ta về chân lý như thế nào. 2. Ivan và Alyosha Karamazov: Chân lý và sự lệch pha của ngôn từ Bằng ngôn từ, viên Đại pháp quan đưa ra cách hiểu của mình về hành động “sai lầm” của Chúa. Bằng sự im lặng, Chúa trả lời tất cả những lập luận mà Đại pháp quan nêu ra, cũng như Alyosha trả lời câu hỏi của Ivan “Anh không phản đối, và thế thì sao? Em có phản đối anh vì điều này không?”(10).
- Sức mạnh của ngôn từ trong câu chuyện này thuộc về Đại pháp quan và Ivan. Đại pháp quan không chỉ đối thoại với C húa Jesus bằng sức mạnh của lời nói mà bằng cả “thành quả” sau mười lăm thế kỷ nô dịch nhân loại bằng tôn giáo. Trong bài diễn thuyết của ông, ta thấy cả hai tầng quyền lực đó. Ngược lại, là biểu tượng của chân lý, mà chân lý thì không thể bị trói buộc trong bất cứ quá trình biểu đạt nào, Chúa Jesus im lặng để một mình Đại pháp quan độc thoại. Sự im lặng này cho thấy, chân lý tối thượng mà Chúa là hiện thân ấy không thể bị trói buộc vào bất cứ lập luận ngôn từ nào hay một định nghĩa lý thuyết nào. Viên Đại pháp quan xem đức tin và tôn giáo là những vấn đề lý trí, nên cố gắng thuyết phục Chúa bằng phương tiện của lý trí – tức là ngôn từ. Còn Chúa Jesus đáp lại bằng cách lắng nghe nhưng không tham gia tranh luận, bởi vì nếu Chúa lên tiếng nói, cho dù có đồng tình hay không, hiển nhiên Chúa vẫn phải đưa ra một lập luận ngôn từ khác, sẽ diễn giải văn bản Tân ước một cách lý tính từ một góc độ khác. Lựa chọn sự im lặng, Chúa càng trở thành một hiện thân thuần túy cho chân lý tối thượng, bởi chân lý đó không bao giờ có thể trói buộc bằng quyền lực của ngôn từ và của biểu đạt. Chúa im lặng bởi vì chân lý tuyệt đối và tự do tuyệt đối khước từ sự tồn tại của những trung tâm tạo nghĩa, ngôn từ không thể biểu hiện cái tuyệt đối ấy mà không ấn định một trung tâm tạo nghĩa nhất định. Sự lệch pha của ngôn từ thể hiện rõ nhất trong cuộc đối thoại của Ivan với người em trai, Alyosha: ở đây là dạng thức lệch pha do quyền tác giả của Ivan gây nên. Khi Ivan, với tư cách tác giả, kể cho Alyosha nghe câu chuyện này, thì anh cũng đồng thời đưa ra những lý lẽ nhất định để đảm bảo rằng văn bản của anh sẽ tạo ra đúng những hiệu ứng mà anh mong muốn, giảm thiểu sự tạo nghĩa ngẫu nhiên mà những điều kiện trong quá trình tái tạo và tiếp nhận có thể sản sinh ra. Cấu trúc “truyện trong truyện” (hay nói đúng hơn là ba câu chuyện hàm chứa trong nhau) dẫn đến sự hình thành một lớp nghĩa khác nữa: Ivan, với tư cách tác giả, khẳng định rằng việc Chúa Jesus có phải Chúa thật hay không không quan trọng, mà chỉ có lời nói của Đại pháp quan mới quan trọng. Anh nói với em trai: “vấn đề là ông cụ cần phải nói, vấn đề là cuối cùng sau chín mươi năm của cuộc đời mình, ông cụ đã nói lên, nói to lên tất cả những gì ông đã im lặng suốt chín mươi năm”(11). Với tư cách là độc giả của Ivan, Alyosha không những phải đánh giá cái đúng cái sai của Đại pháp quan và
- Chúa Jesus trong câu chuyện, mà còn phải nhìn sâu vào tâm trí của anh mình, người đã tạo ra hai nhân vật đó. Như thế văn bản của Dostoevsky được cấu trúc theo hai cấp độ biểu đạt: 1/ bản thân “bài thơ” của Ivan; 2/ câu chuyện về việc “bài thơ” đó được đọc như thế nào. Trong tác phẩm vĩ đại nhất của Derrida, Về ngữ pháp học (On Grammatology) chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa nói và viết, tác giả cho rằng truyền thống triết học phương Tây luôn đề cao văn bản nói hơn là văn bản viết, luôn xem văn bản nói là một dạng “ống dẫn” lý tưởng để chuyển tải nghĩa, bởi vì nghĩa sẽ được đảm bảo bởi sự hiện diện của một chủ thể nói, và vì thế nói gần với chân lý (logos) hơn, còn viết chỉ là “một chức năng hạn hẹp và thiếu sót”(12). Có lẽ việc Ivan không viết bài thơ của mình ra giấy mà lại trực tiếp đọc cho Alyosha nghe chính là biểu hiện của ý thức này: ý nghĩa mà anh dự định chuyển tải thông qua văn bản chỉ có thể được tạo sinh và đảm bảo đầy đủ nhất bằng sự có mặt của chính anh. Và như thế, cuộc đối thoại giữa Ivan và Alyosha còn là biểu tượng của cuộc khủng hoảng về nghĩa trong văn bản văn học, khi nghĩa của văn bản dao động giữa hai thái cực: một là quan điểm dĩ lý vi trung về cái tôi tác giả, và hai là sự mờ nghĩa (ambiguity) và bất khả quyết(undecidability) tạo ra bởi những điều kiện bất khả xác định khi văn bản được tái tạo và tiếp nhận. Alyosha nhiều lần ngắt lời Ivan, điều này phản ánh tình thế khó khăn của anh khi phải cố gắng “đọc” bài thơ Viên Đại pháp quan không phải như là văn bản “của Ivan” mà như một văn bản độc lập và tự trị. Anh phải “đọc” bài thơ qua nhiều cấp độ tạo nghĩa: trước hết là bản chất của người được Ivan gọi là Chúa Jesus (điều này đảm bảo tính xác thực của câu chuyện); và thứ hai là tư tưởng đầy mâu thuẫn của Ivan, mà cuối cùng anh an ủi bằng một nụ hôn. Nụ hôn của Alyosha mà Ivan sung sướng gọi là “Đạo văn!”(13), thực ra cũng chính là một dạng “đạo văn” có tính biểu tượng, hay nói đúng hơn là sự lặp lại: Alyosha nói chuyện với Ivan bằng chính ngôn ngữ mà Chúa Jesus dùng để nói với viên Đại pháp quan, ngôn ngữ của im lặng và yên ủi, ngôn ngữ của chân lý tuyệt đối. Khoảnh khắc quyết định là khi Alyosha thốt lên: “Nhưng… thật là quái đản! [...] Bài thơ của anh ca ngợi Jesus chứ không kết án Người… như anh muốn…”(14). Khi khẳng định nghịch lý đó – văn bản của Ivan quay lại phủ định chính ý định của Ivan − Alyosha đã bước vào con đường giải cấu văn bản của Derrida: văn bản lúc
- nào cũng hàm chứa sự phủ định chính nó và cả sự phủ định đó cũng hàm chứa những phủ định tiếp theo. Rộng hơn, câu chuyện của Ivan về viên Đại pháp quan chứa đựng tính khả trùng (iterability) và tính bất khả giản (irreducibility) đặc trưng cho dấu vết (trace) theo định nghĩa của Derrida, nhờ đó bất kỳ quá trình biểu nghĩa hay diễn giải nào cũng trở nên một quá trình đơn giản hóa và lệch pha hóa. Việc Ivan “đọc” nụ hôn của Alyosha như thế nào cũng là một vấn đề cần quan tâm. Trong tư tưởng, Ivan phóng chiếu chính mình vào hình ảnh của Đại pháp quan, cho nên có thể chăng, anh ta cũng “đọc” nụ hôn của Chúa như là một nụ hôn đồng thuận? Và khi anh gọi nụ hôn của Alyosha là “đạo văn” dường như anh ta “đọc” trong đó sự đồng thuận của bản thân em trai mình, và điều này dự báo lời nói của anh ta sau này: “Ai mà chẳng muốn cha mình chết?”(15). Có thể chăng, cách đọc của Ivan đối với nụ hôn của Alyosha cũng là một dạng thức lệch pha? * Viên Đại pháp quan nhắc Jesus rằng “Con người sinh ra đã là kẻ nổi loạn”(16) và bởi vì Chúa trao cho họ sự tự do nên Chúa đã gián tiếp cho phép họ nổi loạn chống lại chính bản thân Chúa, “giương tấm biểu ngữ tự do để chống lại Chúa”(17). Khi ấy, viên Đại pháp quan cũng khẳng định rằng việc ông nổi loạn và soán ngôi Chúa cũng là một điều hợp lẽ. Có thể hiểu điều này như là sự nổi loạn và soán ngôi của các dạng thức biểu đạt chống lại chân lý của văn bản. Như thế, truyền thuyết về Đại pháp quan trở thành một dụ ngôn có tính tự phản chiếu về tấn kịch phổ quát về tự do và nổi loạn trong diễn giải văn bản. Dostoevsky sử dụng rất nhiều tầng lớp trích dẫn và trần thuật để triệt tiêu tất cả những trông đợi của người đọc về một dạng thức biểu đạt chân thật hay trung thực tuyệt đối – đó là điều không thể. Mỗi nhân vật trong Truyền thuyết về Đại pháp quan đưa vào diễn ngôn của mình nhiều tầng trích dẫn và trần thuật để bảo vệ cho cách hiểu của riêng mình về chân lý – nhưng chân lý đích thực thì không bao giờ đến, nó luôn ở đâu đó ngoài tầm trông đợi của người tiếp nhận. Đấy chính là logic của sự biệt hoãn (différance) vốn chi phối tất cả mọi diễn ngôn. Điều này cũng củng cố cho ý tưởng ban đầu của chúng tôi: Truyền thuyết về Đại pháp quanphản ánh cuộc khủng hoảng của triết học phương Tây, khi diễn giải chiếm vị trí thượng phong đối với văn bản, và chân lý bị thay thế bởi các dạng thức biểu đạt − đấy cũng là cuộc khủng hoảng
- của tất cả các lý thuyết duy lý tính hay dĩ lý vi trung, những lý thuyết mà, ở nhiều cấp độ khác nhau, luôn khẳng định mình là sự giải thích khách quan, chính xác và hợp lý nhất cho cuộc sống vốn đầy ngẫu nhiên và bất định của con người
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HAI ĐỨA TRẺ - Thạch Lam
7 p | 274 | 30
-
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
5 p | 207 | 19
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Luyện tập tạo lập văn bản - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 431 | 15
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Đại từ - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 313 | 12
-
Bài 14: Luyện nói - Thuyết minh về một thứ đồ dùng - Giáo án Ngữ văn 8
4 p | 321 | 11
-
Về cốt truyện của truyện ngắn Pháp đương đại
5 p | 104 | 9
-
Từ "Người con gái viên đại úy" của Puskin đến "Tarax Bunba" của Gôgôn, bàn về tính lịch sử và tính thời sự của tiểu thuyết lịch sử_2
5 p | 126 | 7
-
Tài liệu tham khảo: Truyền thuyết về Đại pháp quan - Khi chân lí đối thoại với biểu đạt
7 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn