intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

[Tư duy tích cực]Sinh trưởng của tri thức

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

419
lượt xem
202
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo các bạn tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực khác với một vài loại tư duy khác như thế nào? Tại sao ta lại cần tư duy tích cực? Theo Tin có thể trả lời :“tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến suy nghĩ là ta thường có ấn tượng rằng đó là một hoạt động của não bộ một lúc nào đó. Thực ra, từ “tư duy” ở đây rông rãi hơn, và có nghĩa là một thái độ sống, một cái nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: [Tư duy tích cực]Sinh trưởng của tri thức

  1. [Tư duy tích cực]Sinh trưởng của tri thức Theo các bạn tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực khác với một vài loại tư duy khác như thế nào? Tại sao ta lại cần tư duy tích cực? Theo Tin có thể trả lời :“tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến suy nghĩ là ta thường có ấn tượng rằng đó là một hoạt động của não bộ một lúc nào đó. Thực ra, từ “tư duy” ở đây rông rãi hơn, và có nghĩa là một thái độ sống, một cái nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy trong cụm từ “thay đổi tư duy.” Tư duy tích cực chính là "sống tích cực " hay "thái độ tích cực". Tin nghĩ “trưởng thành” chưa đủ nghĩa, mà phải là “sinh trưởng.” Ta không thể “trưởng” nếu ta không “sinh”. Sống mà như là “tử” thì không thể “trưởng” được. Sinh trưởng của tri thức. Trưởng thành thực sự có nghĩa là sinh và trưởng. Chúng ta hãy cùng quan sát một cây chuối con trong vườn. Làm thế nào để cây chuối này lớn mạnh được, các bạn? Trước hết ta thấy, gốc rễ phải bám chặt vào đất. Thứ hai, thường xuyên phải có nước. Thứ ba, cây chuối phải hấp thụ được nước. Và thứ tư, cây chuối không ngừng lớn, không ngừng thay đổi—mỗi ngày cao to một tí, nhìn khác đi một tí.
  2. 1. Điều đầu tiên ta cần quan tâm cho sinh trưởng của chính ta là ta có bám rễ chặt vào mặt đất không, và mặt đất của ta thực sự là gì. Vậy, mặt đất của bạn là gì? Là tình yêu cho gia đình? Tình yêu cho quê hương? Tình yêu cho đồng bào? Tình yêu cho nhân loại? Tình yêu cho Chúa? Tình yêu cho Phật? Lý tưởng thành chính trị gia lỗi lạc? Doanh nhân đại tài? Giáo viên tận tụy? Nghệ sĩ xuất chúng? Dù cho đó là gì thì bạn cũng phải biết nó là gì. Ta không thể sống được nếu ta không biết đâu mà bám rễ. Rễ tầm gửi cũng được, miễn là phải bám rễ để sống, phải không các bạn. Bạn cứ hỏi lòng và tự chọn cho mình một mảnh đất để bám rễ. Thế giới này, vũ trụ này, đời sống này, thực là rông rãi vô biên. Tha hồ lựa chọn. • Nhưng có một chỗ bạn sẽ không chọn được—Đó là tự bám rễ vào chính mình. Chẳng có cây nào sống nhờ tự bám rễ vào nó cả. Mình không thể là mục tiêu duy nhất cho đời sống của mình. Đời sống không vận hành như thế. Sống là sống cho điều gì đó ngoài mình. Nếu mình muốn cho mình giỏi, mình khỏe, mình thành công, đó không phải vì cho mình, mà vì mình phải như thế thì mới giúp cho người khác, cho gia đình, cho xã hội được. Có nghĩa là ta phát triển chính ta, để ta phục vụ cuộc đời. Nhưng nếu tôi không bằng lòng con đường đó, và tôi chỉ muốn phát triển tôi để phục vụ tôi mà thôi, thì sao? Thì đâu có sao. Bạn cứ thử đi. Sau chỉ vài năm bạn sẽ thấy bạn càng ngày càng đi xuống, và các bạn bè thì càng ngày càng đi lên. Thử nghiệm để chứng minh cũng là việc tốt. Sau khi chính mình thử nghiệm, bạn có thể giảng dạy lại cho người khác một cách tự tin hơn.
  3. 2. Căn bản thứ hai cho sinh trưởng là dưỡng chất. Đâu phải bất cứ loại nước nào cũng tốt cho cây chuối, phải không các bạn? Nếu cây chuối bé xíu dễ thương của ta mà trồng bên bờ Thị Vải, ngay bên miệng cống của Vedan, không chết thì nhất định cũng èo ọt. Sống sao nổi ! Vậy thì, dưỡng chất của bạn là gì ? Nếu bạn chưa phải nằm nhà thương, tiếp dưỡng chất bằng mấy ống tiêm đâm thẳng vào mạch máu, thì bạn phải tự lựa chọn dưỡng chất hằng ngày cho mình. Chẳng ai làm được việc đó cho bạn cả. Mình chỉ có thể nhắc bạn là thế giới này có sáng có tối, có chính có tà. Sáng tối chính tà lại là quan điểm cá nhân, cho nên bạn cũng phải tự xác định chính tà cho bạn. Chẳng ai làm được việc đó cho bạn cả. Điều quan trọng là đừng nghĩ rằng ai cũng như nhau, ý kiến của đại gia nào cũng quý như nhau—Donald Trump và Kenneth Blanchard là hai trường phái rất khác nhau. Quý hay không là tùy theo tâm của
  4. mình thuộc trường phái nào. Một điều khác nữa là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Rất khó cho bạn sống tích cực khi tất cả bạn bè mà bạn sống chung cả ngày toàn là người tiêu cực. Ta không thể xem thường ảnh hưởng của bạn bè và những người ta gần gũi hằng ngày. Nếu bạn có một người bạn tiêu cực, thì nên biết được điều đó, và mang đến cho bạn mình ý tưởng tích cực mỗi ngày, thay vì để bạn mình làm mình tiêu cực theo. 3. Điều căn bản thứ ba là ta phải hấp thụ được dưỡng chất. Có thực phẩm trước mắt mà ta không ăn hay không hấp thụ được thì cũng như không. Mình đã gặp những người cả 20 năm không thay đổi được 1 mm — 20 năm trước và 20 năm sau, đầu óc cũng chỉ nhỏ xíu bằng đó và con tim cũng chỉ nhỏ xíu bằng đó. Thật là lạ lùng! Như vậy làm sao có thể gọi là sống, là trưởng thành được ? Einstein nói, “Phát triển tri thức nên bắt đầu lúc ta mới ra đời và chỉ chấm dứt khi ta chết.” Goethe nói, “Người không tiến tức là lùi.” (Khi nói đến “phát triển tri thức” mình nói đến “phát triển tri thức”, chứ không nói chuyện bằng cấp nhé các bạn. Dĩ nhiên là mảnh bằng cũng là bằng chứng phần nào cho cố gắng của ta. Nhưng ai cũng biết bằng cấp và tri thức khác nhau như ảnh bát cơm trên bảng quảng cáo và bát cơm bạn đang ăn, phải không?) Nhưng làm sao để ta có thể hấp thụ dưỡng chất tốt? Đây là nói đến phương pháp học. Làm thế nào để học, nếu không phải là học một biết mười, thì ít ra cũng học một biết một, thay vì học một biết một phần mười ? Mỗi người chúng ta có một cách học riêng. Bạn phải tự tìm cách học tốt nhất cho bạn. Nhưng để mình chia sẻ
  5. kinh nghiệm riêng với các bạn nhé. Ta có thể học được rất nhanh và rất nhiều, nếu ta thực sự tin rằng bất cứ người nào, bất cứ điều gì ta gặp trong ngày, đều có thể là thầy của ta. Trong vòng 20 năm nay, chưa bao giờ mình gặp một người nào, kể cả các người lao động nghèo khổ hay các em bé 3, 4 tuổi, mà mình lại không học được một hai điều gì đó. Cả một thế giới lớn là vô số vô biên các vị thầy. Mình biết được điều đó hay không mà thôi. Mình nhấn mạnh chữ “thực sự” bên trên để nói rằng đó là một lòng tin chắc chắn trong lòng, chứ không phải đầu môi chót lưỡi. Làm thế nào để ta có được lòng tin đó? Thưa, bạn chỉ phải bỏ một tí thời giờ thử nghiệm thôi. Một ngày nào đó, bước ra đường và quyết tâm tìm được cái gì đó để học từ bất kỳ người nào mình gặp— cô cashier trong chợ, người bạn cùng lớp, người lao công trong trường—và từ bất kỳ điều gì mình thấy—nắng mai ấm áp, bụi hoa cúc bên đường, đàn chim câu trên nóc phố. Chỉ cần bạn muốn học thì sẽ học được. Lúc đã thử nghiệm rồi, bạn sẽ có lòng tin thực sự. Và từ từ, bạn sẽ ngạc nhiên là vận tốc hấp thụ tri thức của bạn
  6. tăng lên bằng 3, bằng 4, nếu không bằng 10. Thế giới này có vô số thầy cho ta học, điều quan trọng là ta có đủ khiêm tốn để làm học trò không. 4. Điều căn bản thứ tư là ta phải phát triển, phải lớn lên, phải thay đổi. Đây chỉ là hậu quả của 3 điều trước, và là bằng chứng của sinh trưởng. Nếu ta không thấy ta thay đổi gì cả trong vài năm, xét lại xem ta đang sinh hay tử. Sống thì bắt buộc phải có thay đổi. Sinh trưởng là thay đổi. Kỹ thuật mới, kiến thức mới, ta hấp thụ hằng ngày. Nhưng quan trọng hơn cả là thái độ và tư duy. Nếu bạn là người luôn luôn “giữ vững lập trường” thì rất dễ gặp nguy cơ là đầu óc và con tim đã thành khối đá lập phương. Mình không nói là các bạn không nên quyết tâm. Nếu không quyết tâm thì ta cứ xìu xìu ển ển trong mọi việc, chẳng làm gì ra hồn cả. Nhưng dù là có quyết tâm giữ vững lập trường, thì quyết tâm đó chỉ nên đến tối đa là 99%, để 1% lại cho ta thay đổi lập trường khi nên làm. Ngay cả kẻ tử thù ta quyết tâm chiến đấu đến cùng, cũng có thể đột nhiên gõ cửa mời ta nói chuyện hòa bình. Lúc đó là lúc phải dùng 1% để dành. Cuộc đời là một dòng sông và ta là con cá bơi lội trong dòng sông đó. Nếu không uyển chuyển để thay đổi với dòng nước, ta có thể như cục đá giữa dòng. Lũ lớn thì các chú cá vẫn bơi theo lũ, nhưng cục đá thì không biết bị đẩy mất tự lúc nào. Một điều quan trọng khác trong tư duy là thành kiến—người Mỹ thì thiếu ga lăng, người Hồi giáo thì hay đánh nhau, người In-đô thì ăn nói bừa bãi, v.v… Các loại kết luận này (và mỗi người chúng ta có thể có cả trăm kết luận như thế) chính là rác rến làm nghẽn lối hấp thụ dưỡng chất của ta. Đây là cái mà ta gọi là “chấp”
  7. hay “vô minh” hay “thiếu ánh sáng”. Nếu ta không giảm chúng xuống đến zero thì ta không thể thay đổi, sinh trưởng gì được. Tóm lại, phát triển tri thức của con người không khác với phát triển cỏ cây. Ta cần bám rễ, cần dưỡng chất, cần hấp thụ dưỡng chất, và cần thay đổi. Sống là chuyển hóa. Không còn chuyển hóa nghĩa là chết. Và chuyển hóa thì cần tự do của tâm thức—một tâm thức uyển chuyển, mở rộng, không đông đá, không rác rến, không giam hãm trong nhà tù tăm tối. Ngày nào ta không còn thấy điều gì mới mẻ nữa, không thấy điều gì phải học nữa, không thấy mình phải xét lại thái độ và tư duy của mình nữa, ngày đó ta nên đưa tay lên mặt, dùng hết sức bình sinh, bẹo vào má, để thử xem ta còn sống, hay đã thành hương hồn lưu lạc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0