intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 cách bảo quản dưỡng chất trong thức ăn

Chia sẻ: Huongdanhoctot_10 Huongdanhoctot_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

90
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ đòi hỏi bạn phải biết lựa chọn những thực phẩm có ích cho sức khỏe, chế biến chúng thành những món ăn lành mạnh mà còn phải biết cách giữ gìn lượng chất dinh dưỡng trong món ăn, sao cho cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 cách bảo quản dưỡng chất trong thức ăn

  1. 10 cách bảo quản dưỡng chất trong thức ăn Một chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ đòi hỏi bạn phải biết lựa chọn những thực phẩm có ích cho sức khỏe, chế biến chúng thành những món ăn lành mạnh mà còn phải biết cách giữ gìn lượng chất dinh dưỡng trong món ăn, sao cho cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất. Vài bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện những thay đổi nhỏ trong cách nấu nướng, nhằm giữ gìn dưỡng chất cho các món đã chế biến, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất.
  2. 1. Chống dính là chất liệu tốt nhưng những dụng cụ nấu nướng bằng sắt cũng không phải là lựa chọn tồi Chúng ta thường sử dụng xoong, chảo chống dính vì chúng giúp hạn chế lượng dầu ăn trong quá trình nấu nướng nên sẽ an toàn hơn cho sức khỏe so với những chất liệu khác. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến một bất lợi đó là sự gia tăng của tình trạng thiếu máu và thiếu hụt chất sắt. Trong khi đó, việc sử dụng xoong, chảo bằng sắt, đặc biệt là với những người đang ăn chay, có thể giúp khắc phục rắc rối này. Nấu nướng trong những dụng cụ bằng sắt giúp tăng hàm lượng chất sắt trong thức ăn. Biện pháp lý tưởng nhất là nên luân phiên sử dụng xoong, chảo chống dính và xoong, chảo bằng sắt để cơ thể được hưởng lợi từ cả hai loại chất liệu này.
  3. 2. Tạo môi trường a-xít trong khi nấu Rất nhiều chất dinh dưỡng như sắt, can-xi và một số khoáng chất khác đỏi hỏi phải có môi trường a-xít để những dưỡng chất này được hấp thu tốt hơn. Chính vì vậy, nên cho thêm chanh, cà chua, cam… vào các món ăn khi đang đun nấu, đặc biệt là khi bạn nấu những món có các loại rau có màu xanh đậm. 3. Sử dụng bình xịt dầu ăn
  4. Đây là cách giúp bạn hạn chế tối thiểu việc sử dụng dầu ăn trong khi nấu nướng. Nếu cảm thấy bình xịt dầu không được tiện lợi, hãy dùng muỗng canh để đong rót chính xác lượng dầu cần dùng, không nên rót dầu trực tiếp vào xoong, chảo nhằm đề phòng trường hợp bạn lỡ tay cho quá nhiều dầu vào món ăn. 4. Chọn dụng cụ nấu nướng có đáy bằng phẳng thay vì đáy lõm Lượng dầu ăn cần dùng khi nấu nướng trong các loại xoong, chảo có đáy bằng phẳng thường rất ít. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các vật dụng nấu nướng có kích thước thích hợp với lượng thức ăn cần nấu. Dùng những chiếc xoong, chảo thật to để nấu lượng thức ăn quá ít sẽ chỉ làm thức ăn thấm nhiều dầu ăn và gia vị hơn so với mức bình thường. Do đó, nếu gia đình ít người, hãy chọn những vật dụng có kích cỡ nhỏ hoặc trung b ình để phục vụ cho việc nấu nướng. 5. Không nên dự trữ rau xanh đã cắt, thái sẵn
  5. Nếu có thói quen cắt, thái sẵn rau, củ và dự trữ chúng trong tủ lạnh để tiết kiệm thời gian, bạn nên biết rằng thời gian dự trữ càng lâu thì lượng chất dinh dưỡng trong rau củ bị mất đi càng nhiều. Vì vậy, chỉ nên cắt, thái rau xanh trước khi bắt đầu chế biến món ăn. Trong trường hợp cần thiết, có thể cắt chúng thành những miếng to và bảo quản chúng trong tủ lạnh để hạn chế tình trạng mất dưỡng chất. Ngoài ra, nên bảo quản những loại rau được dự trữ lạnh trong các túi nhựa hoặc hộp đựng thực phẩm kín không khí. Tuyệt đối không để chúng ở bên ngoài mà không che đậy kỹ. 6. Lựa chọn dầu ăn
  6. Cần có sự cân nhắc và chọn lựa kỹ về loại dầu ăn mà gia đình bạn sẽ mua. Dầu ăn hỗn hợp được đánh giá là loại tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không thích mùi vị của những loại dầu hỗn hợp này, bạn có thể mua hai loại dầu ăn khác nhau và sử dụng chúng luân phiên. Thí dụ, dùng một loại cho bữa trưa, loại còn lại dùng trong bữa tối hoặc dùng theo từng ngày khác nhau. Điều này không chỉ có tác dụng làm thay đổi hương vị của món ăn mà còn giúp cơ thể có thêm những lợi ích từ nhiều loại dầu ăn khác nhau. 7. Chú ý đến tỏi
  7. Tỏi có khả năng bảo vệ sức khỏe rất tốt, đặc biệt là việc phòng chống những rắc rối cho tim và những căn bệnh ung thư. Hãy nghĩ cách để tăng cường sử dụng tỏi trong việc chế biến các món ăn hàng ngày. 8. Cho thêm cám và đậu nành vào bột
  8. Thay vì sử dụng loại bột mì bình thường, bạn nên trộn thêm bột đậu nành vào bột mì hoặc sử dụng các loại bột thô, còn nhiều cám. Đây là bí quyết giúp những món ăn chế biến từ bột của bạn có nhiều chất dinh dưỡng hơn, đồng thời cung cấp thêm lượng chất xơ và protein rất cần thiết cho cơ thể. 9. Nấu các món nướng vỉ và xào thay vì món rán nhiều dầu Mức độ “lành mạnh”, có lợi cho sức khỏe của món ăn không chỉ phụ thuộc vào thành phần và dụng cụ nấu nướng mà còn được quyết định bởi phương
  9. pháp mà bạn sử dụng để chế biến, nấu nướng ra chúng. Khi chiên bất kỳ một loại rau nào, lượng calo của món ăn sẽ tăng trong khi lượng dưỡng chất cũng mất đi nhiều hơn. Nướng vỉ và xào sẽ là những lựa chọn tốt trong trường hợp bạn muốn nấu những món ăn ít calo và giàu chất dinh dưỡng. 10. Tính đến sự đa dạng của các loại chất dinh dưỡng Hãy tạo ra sự đa dạng trong công việc nấu nướng. Điều này góp phần đảm bảo cho cơ thể của bạn có được nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Bạn nên chú ý đến những loại rau, củ có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, cam, xanh vì chúng rất giàu các chất chống ô-xy hóa và vitamin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2