Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
16 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC<br />
THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
Vũ Thị Định*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành phố Hà Nội năm 2011.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các học sinh 6 tuổi (lớp 1), 9 tuổi<br />
(lớp 4).<br />
Kết quả: Cho thấy tỷ lệ sâu răng chung của học sinh là 59,78% trong đó 6 tuổi 56,53%, 9 tuổi 62,87%<br />
trong đó 53,47% sâu răng sữa, 6,31% sâu răng vĩnh viễn, trung bình mỗi học sinh có 1,55 răng sâu. Chỉ số<br />
SMT chung 1,94 (6 tuổi 2,10; 9 tuổi 1,75), chỉ số SMT răng sữa 1,77 (6 tuổi: 2,05; 9 tuổi 1,52), SMT răng vĩnh<br />
viễn 0,127 (6 tuổi 0,03; 9 tuổi: 0,22). Chỉ số sâu cao nhưng số răng được hàn rất thấp ở cả hai lứa tuổi (6 tuổi chỉ<br />
số răng sâu cao gấp 8,7 lần chỉ số hàn; 9 tuổi chỉ số răng sâu cao gấp 6,6 lần chỉ số hàn). Tỷ lệ răng sâu biến<br />
chứng 35,40% (6 tuổi: 36,20%; 9 tuổi: 34,40%). Tỷ lệ bệnh răng miệng và chỉ số SMT của học sinh ngoại thành<br />
đều cao hơn nội thành, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết luận: Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của học sinh thành phố Hà Nội cao ở cả khu vực nội và<br />
ngoại thành. Tỷ lệ học sinh được khám và điều trị sớm còn ít.<br />
Từ khóa: Bệnh răng miệng, nha học đường.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DETERMINING ORAL AND DENTAL DISEASE RATE OF PRIMARY PUPILS<br />
IN HA NOI CITY<br />
Vu Thi Dinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 98 - 111<br />
Objectives: Determining oral and dental disease rate of primary pupils and evaluating oral and dental<br />
disease situation of primary pupils between inner and outer city.<br />
Methods: Horizontal description research design, object of the research is pupil of grade 1 (6 years old) and<br />
grade 3 (9 years old) in 14 schools/14 districts of Hanoi City.<br />
Results: The result has shown that public dental caries rate of pupil is 59.78% in which, 6 years old 56.53%,<br />
9 years old 62.87% in which 53.47% decay on milk tooth, 6.31% permanent decayed tooth, averagely, each pupil<br />
has 1.55 decayed tooths. Public SMT index 1.94 (6 years old 2.10; 9 years old 1.75), milk teeth SMT index 1.77 (6<br />
years old: 2.05, 9 years old: 1.52), permanent teeth SMT 0.127 (6 years old 0.03; 9 years old: 0.22). High decay<br />
index but number of tooth is fixed very low at two age levels (6 years old has decayed tooth index is high 8.7 times<br />
as much as fixed index; 9 years old decayed tooth index is high 6.6 times as much as fixed index). Complicated<br />
decayed tooth rate is 35.40% (6 years old: 36.20%; 9 years old: 34.40%). Oral and dental disease rate and SMT<br />
index of outskirts pupils are higher than inner city, the difference has value to statistics.<br />
Conclusions: Oral and dental disease rate of pupils of Hanoi City is high all over inner and outer city. Pupil<br />
rate has been examined and treated that is very low.<br />
Key words: Oral and dental disease, Odontology for schools.<br />
* Trường Đại học Thăng Long<br />
Tác giả liên lạc: ĐD Vũ Thị Định,<br />
<br />
98<br />
<br />
ĐT: 0915118363,<br />
<br />
Email: congtyvanvu@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh răng miệng (RM) gặp ở mọi lứa tuổi,<br />
mọi tầng lớp xã hội. Bệnh xuất hiện sớm, ngay<br />
từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được phát hiện điều<br />
trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như đau<br />
đớn, mất răng sớm, mất sức nhai, ảnh hưởng<br />
sức khoẻ và sự phát triển thể lực của trẻ gây mọc<br />
răng lệch lạc, ảnh hưởng thẩm mỹ sau này.<br />
Ngoài ra, bệnh có thể gây biến chứng toàn thân<br />
như viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận,<br />
nhiễm khuẩn huyết.… Do tính chất phổ biến, tỷ<br />
lệ mắc cao trong cộng đồng nên chi phí điều trị<br />
bệnh RM rất tốn kém cho cá nhân và xã hội, kể<br />
cả kinh phí cũng như thời gian. Trong khi đó,<br />
phòng ngừa để giảm tỷ lệ bệnh RM lại tương<br />
đối đơn giản, chi phí thấp, không đòi hỏi trang<br />
bị thiết bị đắt tiền, cũng không yêu cầu cán bộ<br />
chuyên môn cao, dễ thực hiện tại các trường<br />
học. Do đó phòng bệnh RM sớm ngay ở lứa tuổi<br />
học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được Tổ<br />
chức Y Tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cần triển<br />
khai, chính vì vậy, chương trình chăm sóc răng<br />
miệng (CSRM) tại trường học đã và đang được<br />
quan tâm và thực hiện ở hầu hết các nước trên<br />
thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay.<br />
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba là<br />
bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Răng hàm<br />
mặt (RHM) của thành phố Hà Nội, được Sở Y Tế<br />
Hà Nội giao cho việc chỉ đạo và triển khai<br />
Chương trình Nha học đường (CT NHĐ) trong<br />
toàn thành phố. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu<br />
quả của chương trình NHĐ, có số liệu thuyết<br />
phục các cấp chính quyền ủng hộ hơn nữa cho<br />
công tác chăm sóc sức khoẻ RM cho HS và cần<br />
số liệu làm cơ sở cho các cấp chính quyền, Sở Y<br />
Tế, Sở Giáo dục & Đào tạo và chương trình<br />
NHĐ thành phố Hà Nội đưa ra kế hoạch tính<br />
kinh phí, nhân lực cho hoạt động phòng bệnh<br />
RM cũng như triển khai và củng cố chương<br />
trình NHĐ cụ thể, sát thực tế hơn. Xuất phát từ<br />
thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
“Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học<br />
sinh tiểu học thành phố Hà Nội năm 2011".<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của HS tiểu<br />
học.<br />
Xác định chỉ số sâu mất trám và tỷ lệ răng<br />
sâu bị biến chứng.<br />
So sánh tỷ lệ bệnh RM của HS tiểu học giữa<br />
các khu vực nội và ngoại thành.<br />
<br />
TỔNG QUAN<br />
Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam<br />
Cũng như nhiều nước đang phát triển, bệnh<br />
lý RM gặp phổ biến ở nước ta, nhu cầu cần<br />
được chăm sóc và điều trị rất cao.<br />
Năm 1991, theo kết quả điều tra cơ bản của<br />
Viện Răng hàm mặt (RHM) cho thấy toàn quốc<br />
có trên 90% dân số mắc các bệnh về RM.<br />
<br />
Tình hình bệnh răng miệng của trẻ em<br />
Việt Nam<br />
Năm 1999, Viện Răng hàm mặt tổ chức điều<br />
tra sức khoẻ RM trên quy mô toàn quốc và cho<br />
thấy tỷ lệ có bệnh viêm lợi rất cao: Ở lứa tuổi 6-8<br />
là 50,2%.<br />
Ngoài ra, răng mọc lệch lạc cũng thường<br />
gặp ở nước ta, hiện nay cũng được các bậc phụ<br />
huynh quan tâm vì nó không những ảnh hưởng<br />
đến tâm lý, chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn<br />
tạo điều kiện cho các bệnh RM khác phát triển,<br />
nếu được hướng dẫn nhổ răng đúng lúc, không<br />
để mất răng sữa sớm tình trạng lệch lạc răng<br />
cũng sẽ giảm một phần.<br />
<br />
Tình hình bệnh răng miệng của trẻ em Hà<br />
Nội<br />
Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, năm 2003,<br />
tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học,<br />
phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là<br />
36%(13), trong khi đó năm 2004 số liệu thống kê<br />
là 36,66%(14).<br />
<br />
99<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Diễn biễn bệnh răng miệng tại Việt Nam<br />
Từ những năm của thập kỷ 60 đến 90 đã<br />
có nhiều công trình nghiên cứu tình trạng sâu<br />
răng ở người Việt Nam cho thấy tỉ lệ bệnh<br />
răng miệng tăng dần theo lứa tuổi và tăng dần<br />
theo thời gian.<br />
<br />
Diễn biễn bệnh răng miệng theo tuổi<br />
Theo điều tra của Viện Răng hàm mặt<br />
(RHM), năm 2001, tỷ lệ sâu răng sữa giảm dần<br />
theo tuổi. Vì ở hai lứa tuổi 6 - 8 và 9 - 11 đang là<br />
lứa tuổi thay răng nên trẻ càng lớn, số răng càng<br />
thay nhiều nên tỷ lệ sâu răng cũng như chỉ số<br />
SMT giảm đi. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ sâu răng<br />
ở cả hai lứa tuổi trên cao thì tỷ lệ trám lại rất<br />
thấp, điều này cho thấy việc điều trị sớm và kịp<br />
thời ở học sinh là rất cần thiết(19).<br />
Bảng 1. Sâu răng sữa theo tuổi (Viện RHM 2001).<br />
Lứa<br />
tuổi<br />
6–8<br />
9 – 11<br />
<br />
Số<br />
mẫu<br />
<br />
% sâu<br />
răng<br />
<br />
362<br />
339<br />
344<br />
344<br />
<br />
87,9<br />
81,1<br />
63,2<br />
47,9<br />
<br />
Sâu mất trám (smt)<br />
s<br />
m<br />
t<br />
smt<br />
5,52<br />
0,30<br />
0,02<br />
5,84<br />
4,60<br />
0,30<br />
0,02<br />
4,92<br />
1,91<br />
0,11<br />
0,01<br />
2,03<br />
1,78<br />
0,09<br />
0,01<br />
1,88<br />
<br />
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT tăng<br />
dần theo tuổi vì tuổi càng lớn thời gian phơi<br />
nhiễm với tác nhân gây bệnh càng dài.<br />
Bảng 2. Sâu răng vĩnh viễn theo tuổi (Viện RHM<br />
2001).<br />
Lứa<br />
Tuổi<br />
6–8<br />
9 – 11<br />
<br />
Số % sâu<br />
mẫu răng<br />
<br />
Sâu mất trám (SMT)<br />
M<br />
T<br />
SMT<br />
0,00<br />
0,01<br />
0,49<br />
<br />
362<br />
<br />
26,0<br />
<br />
S<br />
0,48<br />
<br />
339<br />
<br />
25,2<br />
<br />
0,47<br />
<br />
0,00<br />
<br />
0,00<br />
<br />
0,47<br />
<br />
344<br />
<br />
50,8<br />
<br />
1,04<br />
<br />
0,01<br />
<br />
0,03<br />
<br />
1,08<br />
<br />
344<br />
<br />
59,0<br />
<br />
1,27<br />
<br />
0,02<br />
<br />
0,02<br />
<br />
1,31<br />
<br />
Năm 2002, Nguyễn Hoàng Anh và Hoàng<br />
Tử Hùng khảo sát tình hình sức khoẻ răng<br />
miệng HS tại tỉnh Long An cho thấy tỷ lệ sâu<br />
răng và chỉ số SMT tăng dần theo lứa tuổi (8).<br />
Trong viêm lợi lứa tuổi dậy thì sự tăng sinh<br />
lợi không tương ứng với tình trạng mảng bám<br />
răng và vệ sinh răng miệng của bệnh nhân. Ở<br />
tuổi dậy thì, phản ứng tổ chức đối với mảng<br />
bám mạnh mẽ hơn, sau tuổi dậy thì, mức độ<br />
nặng của viêm lợi giảm xuống.<br />
<br />
100<br />
<br />
Năm 1991, theo điều tra cơ bản toàn quốc<br />
của Viện RHM, tỷ lệ sâu răng viêm lợi cũng tăng<br />
theo lứa tuổi.<br />
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh răng miệng và chỉ số SMT phân<br />
theo lứa tuổi.<br />
Lứa tuổi<br />
12<br />
15<br />
35 - 44<br />
<br />
Sâu răng<br />
57,30%<br />
60,00%<br />
72,33%<br />
<br />
Viêm lợi<br />
95,00%<br />
95,60%<br />
99,34%<br />
<br />
Chỉ số SMT<br />
1,82<br />
2,16<br />
5,37<br />
<br />
Bệnh SR và viêm quanh răng tăng theo lứa<br />
tuổi như vậy phù hợp với thời gian phơi nhiễm<br />
với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ bệnh<br />
càng cao.<br />
<br />
Diễn biến bệnh răng miệng theo thời gian<br />
Nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng<br />
sâu răng ở Việt Nam nói chung và ở trẻ em nói<br />
riêng cho thấy tỷ lệ bệnh RM tăng dần theo lứa<br />
tuổi và tăng dần theo thời gian.<br />
Viện Răng hàm mặt Hà Nội điều tra bệnh<br />
răng miệng ở Việt Nam trong 3 năm 1999 - 2001<br />
cho thấy, tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT của răng<br />
vĩnh viễn cũng tăng dần theo lứa tuổi (17).<br />
Như vậy có sự phù hợp giữa thời gian phơi<br />
nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ<br />
sâu răng càng cao.<br />
Theo Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải,<br />
năm 1999, điều tra sức khoẻ RM trên quy mô<br />
toàn quốc cho thấy tỷ lệ bệnh quanh răng cũng<br />
tăng dần theo thời gian(14).<br />
Bảng 4. Tình hình viêm lợi ở trẻ em toàn quốc năm<br />
2000.<br />
Nhóm tuổi<br />
6-8<br />
9 - 11<br />
<br />
Viêm lợi<br />
50,52%<br />
81,71%<br />
<br />
Bệnh viêm lợi cũng tăng theo lứa tuổi, như<br />
vậy phù hợp với thời gian phơi nhiễm với các<br />
yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ bệnh viêm lợi<br />
càng cao. Chứng tỏ bệnh răng miệng đang tăng<br />
dần lên ở Việt Nam, điều đó cũng phù hợp với<br />
nhận xét của WHO: “Bệnh răng miệng đang<br />
tăng dần ở các nước đang phát triển”. Hiện nay,<br />
đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao,<br />
nhu cầu sử dụng nhiều đường, nước ngọt...tăng,<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
công tác phòng bệnh chưa tốt nên tỷ lệ bệnh RM<br />
tăng cao.<br />
<br />
Công tác phòng chống bệnh răng miệng ở<br />
Việt Nam<br />
Công tác phòng chống bệnh răng miệng<br />
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam do<br />
đời sống của nhân dân ngày càng được nâng<br />
cao, nhu cầu sử dụng đường, nước ngọt ngày<br />
càng nhiều, công tác phòng bệnh chưa tốt nên tỷ<br />
lệ bệnh RM đang tăng cao, do đó làm tốt công<br />
tác phòng bệnh để giảm tỷ lệ bệnh RM là rất cần<br />
thiết.<br />
Giáo dục, chăm sóc răng miệng mới chỉ<br />
được đưa vào chương trình sách giáo khoa của<br />
học sinh tiểu học. Giáo dục chăm sóc sức khoẻ<br />
RM chưa được chú trọng trong toàn dân nên<br />
hiểu biết về tự chăm sóc răng miệng, cách đánh<br />
răng đúng, thức ăn nào tốt hoặc có hại cho răng,<br />
sự cần thiết phải đi khám răng định kỳ... của<br />
người dân còn hạn chế.<br />
Qua điều tra dịch tễ, dạng bệnh RM phổ<br />
biến nhất trong cộng đồng, nguyên nhân gây<br />
bệnh, các biện pháp phòng ngừa bệnh đã được<br />
công nhận trên thế giới. Các hành vi tích cực cần<br />
có và khả thi để loại bỏ mảng bám, giảm lượng<br />
axít dính trên răng, làm chắc răng ngừa là: đánh<br />
răng đúng phương pháp, giảm ăn chất đường,<br />
sử dụng fluor, từ bỏ các thói quen hay quan<br />
niệm sai nơi cộng đồng.<br />
<br />
Hoạt động của công tác nha học đường<br />
Nha học đường là các hoạt động chăm sóc<br />
và phòng bệnh răng miệng cho học sinh tại<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trường học nhằm từng bước tăng cường sức<br />
khoẻ RM và hạ thấp tỷ lệ bệnh RM cho học sinh<br />
nói riêng và cộng đồng nói chung. Ở nước ta,<br />
hiện có khoảng trên 20 triệu học sinh tiểu học và<br />
trung học cơ sở. Lứa tuổi có hàm răng hỗn hợp,<br />
rất dễ mắc bệnh răng miệng và rất cần thiết<br />
được chăm sóc răng miệng.<br />
Tại Hà Nội, tuy chương trình đã được triển<br />
khai đến tất cả các trường học của các quận,<br />
huyện nhưng chất lượng chưa đồng đều, chưa<br />
thực hiện đủ hết các nội dung của chương trình.<br />
Đặc biệt nội dung điều trị răng miệng cho HS tại<br />
trường chỉ được triển khai ở rất ít trường.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Địa điểm<br />
Các trường tiểu học ở 14 quận, huyện nội và<br />
ngoại thành Hà Nội.<br />
<br />
Thời gian<br />
Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm<br />
2010.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh 6 tuổi (lớp 1), 9 tuổi (lớp 4).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
Theo điều tra của chương trình Y tế học<br />
đường năm 2008, thành phố Hà Nội có 275<br />
trường tiểu học với 203.259; chọn ngẫu nhiên<br />
mỗi quận, huyện 2 trường: 1 trường tiểu học ở<br />
nội thành và 1 trường ở ngoại thành.<br />
<br />
Sơ đồ chọn mẫu<br />
14 quận huyện<br />
9 quận nội thành 5 huyện ngoại thành<br />
1 trường tiểu học<br />
<br />
1 trường tiểu học<br />
<br />
14 trường tiểu học<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
101<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Để tiện so sánh với các số liệu của các<br />
nghiên cứu khác, lựa chọn các độ tuổi 6, 9 tương<br />
ứng khám cho HS lớp 1 và lớp 4.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn,<br />
điều tra cắt ngang mô tả.<br />
p1 (1- p1)<br />
n = Z - /2<br />
12<br />
<br />
d2<br />
Trong đó:<br />
p: Tỷ lệ mắc sâu răng tại cộng đồng = 0,5<br />
(Nghiên cứu của Viện RHM).<br />
<br />
: Mức ý nghĩa thống kê = 0,05 với độ tin<br />
cậy 95%. Z = 0,96<br />
d: sai số 0,1<br />
Thay số vào ta có: n = 98 lấy tròn số 100, mỗi<br />
trường phải khám 100 HS.<br />
Mỗi lớp trung bình có 45 đến 50 HS, để công<br />
bằng trong y tế, mỗi trường tiến hành khám từ 2<br />
đến 3 lớp và khám cho toàn bộ HS của các lớp<br />
đã chọn, đảm bảo mỗi khối khám được từ 100<br />
học sinh trở lên.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Chuẩn bị<br />
Liên hệ với các trường lên lịch khám RM cho<br />
HS, thống nhất địa điểm, chuẩn bị bàn khám.<br />
Thiết kế, chuẩn bị phiếu khám RM.<br />
Tập huấn cho cán bộ khám và điều tra.<br />
Chuẩn bị dụng cụ khám:<br />
+ Bộ khay khám có đủ thám châm, gương<br />
nha khoa, gắp cong.<br />
+ Chậu rửa và hộp ngâm khử khuẩn dụng<br />
cụ, ga trắng trải bàn.<br />
+ Dung dịch ngâm dụng cụ: Hexanios GR+.<br />
<br />
9 trường nội thành khám được 1393 HS.<br />
5 trường ngoại thành, khám được 1143 HS.<br />
Do HS tiểu học đang ở lứa tuổi răng hỗn<br />
hợp nên điều tra cả tỷ lệ sâu răng sữa và răng<br />
vĩnh viễn.<br />
<br />
Xử lý số liệu và viết báo cáo<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Khám RM cho học sinh.<br />
Một số khái niệm, định nghĩa và quy ước được<br />
dùng trong nghiên cứu<br />
Định nghĩa về bệnh RM của chuyên ngành<br />
Răng hàm mặt (RHM): Là các bệnh về tổ chức<br />
cứng của răng (sâu răng), tổ chức quanh răng và<br />
niêm mạc miệng (viêm lợi, viêm quanh răng).<br />
Trong đó hai bệnh thường gặp là bệnh sâu răng<br />
và bệnh viêm quanh răng.<br />
Chỉ số sâu mất trám răng sữa (smt), sâu mất<br />
trám răng vĩnh viễn (SMT) là số răng sâu mất<br />
trám trung bình ở mỗi cá thể trong cộng đồng.<br />
Chỉ số này được WHO sử dụng làm chỉ số<br />
đánh giá tình trạng SR của mỗi nước, mỗi khu<br />
vực hay toàn cầu và cũng dùng để đề ra mục<br />
tiêu phòng chống bệnh sâu răng.<br />
Hàm răng lệch lạc: Theo quan niệm của<br />
Hiệp hội Nha khoa Thế giới, hàm răng đẹp là:<br />
hàm răng mọc đầy đủ với các răng mọc đúng<br />
trên cung hàm, có hình dáng bình thường và<br />
khớp cắn đúng. Những hàm răng không đạt<br />
một trong các tiêu chuẩn trên thì sẽ được xếp<br />
vào hàm răng lệch lạc.<br />
Răng biến chứng bao gồm răng viêm tuỷ,<br />
viêm quanh cuống.<br />
<br />
Cách tính các chỉ số được dùng trong nghiên<br />
cứu<br />
Chỉ số sâu mất trám răng sữa (smt), sâu mất<br />
trám răng vĩnh viễn (SMT).<br />
<br />
Khám răng miệng<br />
Trong 14 trường tiểu học có:<br />
Tổng số răng sâu + tổng số răng đã nhổ do<br />
sâu + tổng số răng đã hàn<br />
smt, SMT =<br />
<br />
102<br />
<br />
Tổng số đối tượng nghiên cứu<br />
+ s là tổng số răng sữa sâu; + m là tổng số răng<br />
sữa nhổ do sâu; t là tổng số răng sữa đã hàn. + S là<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />