intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 Đề thi HK1 môn Công Nghệ 10 - THPT Long Nguyễn Đáng & Phạm Phú Thứ

Chia sẻ: Nguyễn Lan May | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

157
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo 2 đề thi học kì 1 môn Công Nghệ 10 - THPT Long Nguyễn Đáng & Phạm Phú Thứ. Để giúp bạn thêm phần tự tin trước kì kiểm tra và giúp cho các bạn em củng cố kiến thức cũ đã học để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra học kì đạt được điểm cao hơn nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 Đề thi HK1 môn Công Nghệ 10 - THPT Long Nguyễn Đáng & Phạm Phú Thứ

  1. Trường THPT Nguyễn Đáng Tổ: Công Nghệ Giáo viên: Nhan Quốc Cường ĐỀ THI HỌC KÌ I (Năm học 2009-2010) Môn: Công Nghệ. Lớp 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1: Nêu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng? Kể tên các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng? (1,5 điểm) Câu 2:Trình bày quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào? Từ đó, em hãy cho biết ý nghĩa của việc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào? ( 2,5 điểm) Câu 3: Thế nào là phân vi sinh vật? Hãy nêu đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng phân vi sinh vật? (2,5điểm) Câu 4: Nguồn sâu, bệnh hại có từ đâu? Giống cây trồng và chế độ chăm sóc ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh? Ở điều kiện nào sâu, bệnh có thể phát triển thành dịch? (3,5 điểm) - - - - - Hết - - - - -
  2. ĐÁP ÁN Câu 1 a) Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng - Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống mới. - Để sử dụng đúng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới. (1đ) b) Có các loại thí nghiệm sau - Thí nghiệm so sánh giống. - Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. - Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. (0,5đ) Câu 2 a) Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào Chọn vật liệu nuôi cấy  Khử trùng  Tạo chồi  Tạo rễ  Cấy cây vào môi trường thích ứng  Trồng cây trong vườn ươm (1,5 đ) b) Ý nghĩa - Có thể nhân giống ở quy mô công nghiệp; đối tượng khó nhân giống. - Có hệ số nhân giống cao. - Sản phẩm đồng chất. - Sạch bệnh. (1 đ) Câu 3 a) Phân vi sinh vật: là loại phân chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hay phân giải chất hữu cơ. (0,75đ) b) Đặc điểm, tính chất của phân vi sinh vật - Thời gian sống của vi sinh vật rất ngắn. - Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định. - Có tác dụng cải tạo đất. (0,75đ) c) Kĩ thuật sử dụng - Có thể trộn vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng. - Bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật trong đất. (1đ) Câu 4 a) Nguồn sâu, bệnh hại - Có sẵn trên đồng ruộng : trứng, nhuộng, bào tử,… của sâu, bệnh tìm ẩn trong đất, các bụi cây cỏ. - Hạt giống ,cây con bị nhiễm sâu, bệnh. (1đ) b) Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc - Hạt giống, cây con bị nhiễm sâu, bệnh là điều kiện thuận lợi để sâu, bệnh phát triển. - Sự mất cân đối giữa nước và phân bón bệnh có thể phát triển mạnh. - Ngập úng và những vết thương cơ giới tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào cây trồng. (1,5đ) c) Điều kiện để sâu, bệnh có thể phát triển thành dịch
  3. Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: đủ thức ăn, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp → sâu, bệnh sẽ sinh sản mạnh và phát triển thành dịch ( nó lây lan rất nhanh) (1đ) - - - - -Hết - - - - -
  4. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG NGÀY SOẠN: 15.12.2010 GV: Lê Thị Hòa TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ NGÀY DẠY: 27.12.2010 HỌ VÀ TÊN : LỚP: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN CÔNG NGHỆ 10 ĐỀ I A. Trắc nghiệm ( 5 điểm ) I. Trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng nhất (0,25đ) Câu 1: Hat có nội nhũ bị nhuôm màu của thuốc thử carmin là a. Hạt sống b.Hạt chết Câu 2: Đất có khả năng hấp phụ nhờ vào a. hạt limon b. keo đất c. hạt sét Câu 3: Biện pháp hàng đầu để cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá a. trồng cây phủ xanh đất b. trồng rừng đầu nguồn c. nông lâm kết hợp d. trồng cây theo đường đồng mức Câu 4: Biên pháp cơ bản để cải tạo đất xám bạc màu a. bón phân hoá học b. luân canh và xen canh c. cày sâu và bón phân hữu cơ Câu 5: loại phân bón gây chua cho đất a. phân hóa học b. phân hữu cơ c. phân vi sinh vật Câu 6 : loại phân bón không gây ô nhiễm môi trường a. phân hữu cơ b. phân vi sinh vật c. phân hoá học Câu 7: khi sử dung phân VSV cần phải a. vùi vào trong đất b. rải lên trên mặt đất c. tiến hành nơi có ánh sáng mạnh Câu 8 : Để tiêu diệt mầm bệnh có trong phân hữu cơ trước khi bón cần tiến hành a. phơi khô b. ủ c. ngâm nước Câu 9: nhiệt độ thích hợp cho sâu bệnh phát triển a. 25 0- 300C b. 35 – 40 0 C c. 10-150C Câu 10: loại phân bón có số lượng các chất dinh dưỡng nhiều a..phân hóa học b. phân VSV c. phân hữu cơ II.. Trắc nghiệm điền khuyết( 0,5 đ/ đáp án ) Câu 1: Điểm khác nhau giữa quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn và thụ phấn chéo là ……………………………………………………………………………..…… Câu 2: cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là ……………………………………………………………………………………… Câu 3: Để điều chỉnh pH của dung dich dinh dưỡng kốp người ta dùng ………………………………………………………………………………………… Câu 4: nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là……………………………………………………………………………………… Câu 5: khả năng hấp phụ là ………………………………………………………………………………………… B.Tự luận ( 5điểm ) Câu 1: Khảo nghiệm giống cây trồng là gì? Trình bày mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng ? (2đ) Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện phát sinh , phát triển sâu- bệnh hại cây trồng? từ đó đưa ra biện pháp hạn chế số lượng sâu - bệnh hại cây trồng ( 3 đ)
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ I A. Trắc nghiệm ( 5 điểm ) I. Trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng nhất (0,25đ) CÂU CÂU2 CÂU3 CÂU4 CÂU5 CÂU6 CÂU7 CÂU8 CÂU9 CÂU10 1 B B A C A B A B A C II. Trắc nghiệm điền khuyết ( 0,5đ / đáp án ) Câu 1 Khu cách ly Câu2 Tính toàn năng/ khả năng phân hoá /khả năng phản phân hoá Câu 3 H2SO4/ NaOH Câu4 Lượng mưa lớn và địa hình dốc/ canh tác lạc lậu Câu5 khả năng mà đất giữ lại H2O và các chất dinh dưỡng trên bè mặt hạt keo B. Tự luận ( 5 điểm ) Câu nội dung biểu điểm Câu1 Nêu khái niệm khảo nghiệm giống cây trồng 0,5đ Nêu hai mục đích của khảo nghiệm 0,5đ Nêu ý nghĩa của khảo nghiệm về hiêu quả kinh tế 1đ Câu2 Nêu tên 3 yếu tố ảnh hưởng 0,5đ Phân tích ảnh hưởng của đk khí hậu 0,5đ Phân tích ảnh hưởng của đk đất đai 0,5đ Phân tích ảnh hưởng của đk giống và chăm sóc 0,5đ Nêu được các biện pháp hạn chế 1đ
  6. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG NGÀY SOẠN: 15.12.2010 TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ NGÀY DẠY: 27.12.2010 HỌ VÀ TÊN : LỚP: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN CÔNG NGHỆ 10 ĐỀ II A. Trắc nghiệm( 5điểm ) I. Trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng nhất( 0,25đ/ đáp án) Câu 1: Loại hạt được đưa vào sản xuất đại trà a. hạt siêu nguyên chủng b. hạt xác nhận c. hạt nguyên chủng Câu 2: hạt giống cần ngâm trong thuốc thử trong thời gian a. 10-15 phút b. 5- 10 phút c. 15- 20 phút Câu 3: Tầng quyết định điện tích của keo đất là a tầng ion khuếch tán b. tầng ion quyết định điện c. tầng ion bất động Câu 4: Ion có nhiều trong đất mặn là a. natri( Na+) b. clo ( Cl-) . c. đồng ( Cu2+) Câu 5 : phân vi sinh vật là loại phân chứa VSV ở trạng thái a. sống b. chết Câu 6: chất nền của các loại vi sinh vật chuyển hóa lân và cố định đạm a. giống nhau b khác nhau Câu 7: phân hóc học nên dùng để bón a. bón lót b. bón thúc Câu 8: lượng mưa lớn số lượng sâu bệnh a. tăng b. giảm Câu 9 : loại phân bón có tác dụng bảo vệ môi trường a. phân hữu cơ b.phân hóa học c. phân VSV Câu 10: loại phân bón có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao a. phân VSV b. phân hoá học c. phân hữu cơ II.. Trắc nghiệm điền khuyết( 0,5 đ/ đáp án ) Câu 1: chất nền của các loại phân VSV là …………………………………………………………………………………………………… Câu 2: Điểm giống nhau giữa quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn và thụ phấn chéo là …………………………………………………………………………………………………… Câu 3: nguyên nhân hình thành đất phèn là………………………………… …………………… Câu 4 : Nguyên lý sản xuất phân bón vi sinh vật gồm……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Câu 5 : hạt xác nhận là …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… B.Tự luận ( 5điểm ) Câu 1: Trình bày đặc điểm – tính chất và cách sử dụng các loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp ( 2đ) Câu 2: : Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện phát sinh , phát triển sâu- bệnh hại cây trồng? từ đó đưa ra biện pháp hạn chế số lượng sâu - bệnh hại cây trồng ( 3 đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0