intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 mục tiêu cần biết khi tự theo dõi đường huyết tại nhà

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

118
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Mục tiêu thứ 1: Bạn cần nhận biết vùng đường huyết nào là an toàn và vùng đường huyết nào là không an toàn. Vùng đường huyết an toàn của bạn là bao nhiêu? Theo Hiệp Hội Đái Tháo đường Hoa Kỳ (ADA), đa số bệnh nhân, mức đường huyết an toàn là: - Trước ăn : 90 - 130mg/dl (5,0 – 7,2mmol/l) - Sau ăn 2 giờ :

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 mục tiêu cần biết khi tự theo dõi đường huyết tại nhà

  1. 3 mục tiêu cần biết khi tự theo dõi đường huyết tại nhà 1. Mục tiêu thứ 1: Bạn cần nhận biết vùng đường huyết nào là an toàn và vùng đường huyết nào là không an toàn. Vùng đường huyết an toàn của bạn là bao nhiêu? Theo Hiệp Hội Đái Tháo đường Hoa Kỳ (ADA), đa số bệnh nhân, mức đường huyết an toàn là: - Trước ăn : 90 - 130mg/dl (5,0 – 7,2mmol/l)
  2. - Sau ăn 2 giờ : < 180mg/dl (10mmol/l) - Trước khi ngủ :110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l) Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng... mà vùng đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau. Càng lớn tuổi, càng nhiều bệnh nặng kèm theo (Suy thận mãn, suy tim, xơ gan…) thì mục tiêu đường huyết có thể cao hơn mới an toàn Làm gì để không bị rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm? - Biết cách tự theo dõi đường huyết: + Đo và đọc kết quả + Ghi nhật ký - Biết mức đường huyết cần đạt (vùng an toàn) - Biết xử trí khi đường huyết dao động nhiều (quá cao hay quá thấp). 2. Mục tiêu thứ 2: Biết cách tự đo, đọc và ghi kết quả đường huyết a. Một bộ máy đo đường huyết gồm - Máy đo đường, có bộ phận nhận máu, có màn hình hiện kết quả.
  3. - Hộp que thử (strip). - Kim và bút lấy máu. - Dung dịch để kiểm tra máy và giấy thử. b. Cách sử dụng máy đo đường huyết - Gắn que thử vào máy. - Thấm máu vào que. - Đợi máy báo kết quả sau 5 – 30 giây. c. Nên tự đo đường huyết khi nào? - Không có hướng dẫn giống nhau cho mọi bệnh nhân. - Tuỳ vào từng người bệnh cụ thể + Chế độ thuốc. + Tuổi tác. + Tính ổn định của đường huyết + Sở thích cá nhân + Tài chính
  4. d. Lời khuyên - Khi mới được chẩn đoán hoặc khi thay đổi chế độ điều trị: nên đo 2 – 4 lần mỗi ngày vào trước các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. - ĐTĐ đang dò liều insulin. Ví dụ: - Khi đường huyết đã tương đối ổn định thì các bạn vẫn nên đo 1 – 2 lần mỗi tuần: + 1 mẫu đường huyết đói + 1 mẫu đường huyết 2 giờ sau ăn bất kỳ. - Ngoài ra, có thể đo đường huyết đột xuất: + 1-2giờ sau bữa ăn với thức ăn mới, lạ hoặc sau ăn tiệc (kinh nghiệm về dinh dưỡng)…
  5. + Khi nghi ngờ hạ đường huyết. + Khi bị ốm hoặc khi thấy không khoẻ trong người Chọn máy - Độ chính xác và độ tin cậy của máy? - Giá cả phù hợp? - Dễ sử dụng? - Các phụ tùng đi kèm dễ tìm? (như pin, các que thử có quá đắt không?) - Máy có lưu kết quả không? Và lưu được bao nhiêu? - Thời gian cho kết quả. 3. Mục tiêu thứ 3: Biết cách tự xử trí ngay nếu đường huyết của bạn quá thấp hoặc quá cao - Hạ đường huyết: Khi đường huyết < 60 mg/dL Bạn sẽ nhanh chóng có một hay nhiều triệu chứng sau, xuất hiện dần từ nhẹ đến nặng hơn: - Mệt lả
  6. - Run, bủn rủn. - Lo lắng, hốt hoảng, hồi hộp. - Hoa mắt, nhìn mờ. - Tê vòng quanh miệng. - Nói khó - Co giật, hôn mê Những việc cần làm ngay Ngay sau khi nhận biết có những dấu hiệu kể trên, bạn phải gọi lớn người nhà đến giúp, gồm: 1. Ngậm 3 viên kẹo ngọt, hoặc pha 3 muỗng cafe đường cát với một ít nước, rồi uống ngay. 2. Đợi sau 5 phút, nếu vẫn chưa bớt, có thể uống nước đường lần nữa. 3. Trong trường hợp quá nặng (co giật, hôn mê), phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nên nhớ, không được cố nhét đồ ăn thức uống vào miệng một người dang hôn mê.
  7. Sau khi qua khỏi cơn hạ đường huyết, bạn cũng cần thông báo lại cho bác sĩ điều trị của bạn biết. 4. Vậy ích lợi của tự theo dõi đường huyết là gì? - Bạn sẽ chủ động hơn khi cùng với BS điều trị kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và phòng các biến chứng do nó gây ra. - Giúp tự tin trong điều chỉnh thức ăn uống phù hợp với chính bạn. - Nhận ra và tránh được những cơn hạ đường huyết nguy hiểm. BS. TRƯƠNG DẠ UYÊN Khoa Nội tiết – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2