intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT CHO BỆNH NHÂN UỐNG THUỐC

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

765
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: 1.Nêu được chỉ định, chống chỉ định của uống thuốc. 2.Nêu được những điều cần biết khi cho bệnh nhân uống thuốc. 3.Những đặc điểm cần lưu ý cho bệnh nhân uống thuốc. 4.Cho bệnh nhân uống được thuốc theo đúng quy trình kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT CHO BỆNH NHÂN UỐNG THUỐC

  1. KỸ THUẬT CHO BỆNH NHÂN UỐNG THUỐC Mục tiêu: 1.Nêu được chỉ định, chống chỉ định của uống thuốc. 2.Nêu được những điều cần biết khi cho bệnh nhân uống thuốc. 3.Những đặc điểm cần lưu ý cho bệnh nhân uống thuốc. 4.Cho bệnh nhân uống được thuốc theo đúng quy trình kỹ thuật. 1.Chỉ định, chống chỉ định của uống thuốc 1.1.Chỉ định Áp dụng cho tất cả bệnh nhân có thể uống được và uống các loại thuốc không bị dịch tiêu hóa phá hủy. 1.2.Chống chỉ định Không áp dụng cho: - Bệnh nhân mê man - hôn mê. - Bệnh nhân bị nôn liên tục. - Bệnh nhân bị bệnh ở thực quản.
  2. - Bệnh nhân tâm thần không chịu uống thuốc. 2.Những điều cần biết khi cho bệnh nhân uống thuốc đặc biệt. Khi cho bệnh nhân uống một số thuốc đặc biệt như: - Thuốc Digitalin: Phải đếm mạch trước khi cho uống. - Khi cho bệnh nhân uống aspirin phải uống lúc no (sau khi ăn) và không uống chung với các loại thuốc có tính chất kiềm. - Các loại thuốc có tính acid làm hại men răng cần pha loãng và cho bệnh nhân uống qua ống hút. - Mùi vị một số thuốc có thể làm bệnh nhân nôn nên cho bệnh nhân ngậm nước đá trước khi uống vài phút. - Thuốc dầu sau khi uống xong nên cho bệnh nhân uống nước chanh hay nước cam. 3.Những điểm cần lưu ý - Đọc cẩn thận chỉ định điều trị nếu có gì không rõ ràng cần phải hỏi lại, tuyệt đối không tự ý sửa chữa. - Phải hết sức chú ý trong lúc lấy thuốc, để tránh nhầm lẫn phải thực hiện đúng chế độ 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. - 3 kiểm tra: Họ tên bệnh nhân. Tên thuốc.
  3. Liều thuốc. - 5 đối chiếu: Số giường, số buồng. Nhãn thuốc. Đường dùng. Chất lượng thuốc. Thời gian sử dụng thuốc. - Nếu có phạm sai lầm trong lúc thực hiện phát thuốc cho bệnh nhân phải thành thật báo cáo cho bác sĩ biết để xử trí kịp thời. - Theo dõi tác dụng của thuốc, phản ứng của thuốc (nếu có). - Chỉ ghi những thuốc do chính tay mình cho bệnh nhân uống. 4.Quy trình kỹ thuật 4.1.Chuẩn bị bệnh nhân - Xem hồ sơ bệnh án thực hiện 3 tra 5 đối. - Giải thích cho bệnh nhân yên tâm và căn dặn bệnh nhân điều cần thiết. 4.2.Chuẩn bị dụng cụ và thuốc Được đựng trong một khay sạch hay xe đẩy gồm có:
  4. - Thuốc theo chỉ định: Thuốc viên, thuốc nước, thuốc nhỏ giọt hay thuốc bột. - Cốc đựng thuốc. - Cốc đựng nước uống. - Bình đựng nước uống. - Các dụng cụ đo lường, cốc chia độ, thìa canh, thìa cà phê, ống đếm giọt. - Dao cưa, ống hút thuốc (nếu cần). - Phiếu cho thuốc. - Túi giấy hay khay quả đậu. - Vài miếng gạc sạch, hay khăn lau mặt. 4.3.Kỹ thuật tiến hành 4.3.1.Điều dưỡng viên rửa tay sạch 4.3.2.Xem lại y lệnh điều trị và phiếu: Cho thuốc cùng với điều dưỡng khác để tránh nhầm lẫn (áp dụng 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trong suốt thời gian bệnh nhân dùng thuốc). Sau đó kiểm tra nhãn thuốc lần thứ nhất và lấy thuốc. 4.3.3.Cách lấy thuốc - Cách lấy thuốc viên: thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trong suốt quá trình lấy thuốc.
  5. Đọc nhãn thuốc. Mở nắp lọ thuốc. Tay phải cầm lọ thuốc, tay trái cầm nắp lọ thuốc hoặc cốc để hứng thuốc. Dùng thìa đếm đủ số lượng thuốc cần lấy theo y lệnh cho vào cốc hoặc giấy (không nên dùng tay bốc thuốc). Đọc nhãn thuốc để kiểm tra lại. Trả lọ thuốc vào chỗ cũ. - Cách lấy thuốc nước: Cầm chai, lọ thuốc kiểm tra nhãn. Tay phải cầm lọ thuốc lên trên để khỏi ướt khi rót thuốc. Tay trái mở nắp lọ để ngửa trên mặt bàn, cầm cốc đựng thuốc đưa ngang với tầm nhìn, đầu ngón tay cái để ngang mức số lượng thuốc cần lấy theo chỉ định và rót thuốc không để miệng chai chạm vào miệng cốc, lau sạch miệng chai thuốc bằng miếng gạc sạch, đậy nắp lại và trả chai thuốc về chỗ cũ. - Cách lấy thuốc giọt: Cho một ít nước đun sôi để nguội vào cốc để làm loãng thuốc, tay phải cầm thẳng ống hút đưa đầu ống hút vào lọ thuốc và hút thuốc, rồi nhỏ từng giọt cẩn thận vào cốc theo chỉ định (lưu ý khi đếm giọt phải tập trung, hết sức thận trọng). 4.3.4.Đặt thuốc lên khay kèm theo mỗi cốc thuốc là một phiếu điều trị.
  6. 4.3.5.Mang khay thuốc đến bên giường bệnh nhân đối chiếu tên bệnh nhân, số giường, số buồng hoặc sổ đeo tay khi vào viện. 4.3.6.Động viên và giải thích để bệnh nhân an tâm và chịu uống thuốc. 4.3.7.Đỡ bệnh nhân ngồi dậy hoặc nằm tư thế đầu cao để bệnh nhân dễ uống và dễ nuốt. 4.3.8.Đưa thuốc và nước cho bệnh nhân uống. Khi uống xong lau miệng cho bệnh nhân và giúp bệnh nhân nằm lại theo tư thế thoải mái. + Lưu ý: Với trẻ nhỏ thì phải hòa tan thuốc theo dạng nước (có thể hòa thêm một ít đường để trẻ dễ uống). Bế trẻ nằm ngửa đầu hơi cao và áp sát vào người, sau đó dùng thìa cà phê lấy thuốc đặt sát miệng trẻ ở giữa hoặc phía cạnh má. Đổ từ từ thuốc vào cho trẻ uống, và tráng lại bằng ít nước sôi để nguội, rồi lau miệng cho khô sạch. 4.4.Thu dọn dụng cụ - Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để đem tiệt khuẩn như cốc uống thuốc, uống nước, thìa... - Trả phiếu thuốc vào ô cũ hay để vào ô giờ cho thuốc lần sau. 4.5.Ghi vào hồ sơ ngày giờ cho bệnh nhân uống thuốc Tên thuốc, số lượng và cách cho uống, phản ứng của thuốc (nếu có). - Những trường hợp không thực hiện cho bệnh nhân uống thuốc được như bệnh nhân vắng mặt, từ chối không uống, bệnh nhân nôn. - Ghi rõ họ tên người thực hiện thuốc cho bệnh nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2