intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 tố chất cơ bản của nhà quản lý doanh nghiệp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

500
lượt xem
228
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời thế nào, anh hùng nấy, đã đến lúc cần ghi nhận vai trò lớp người đầy năng động tiêu biểu cho trình độ phát triền lực lượng sản xuất mới ở nước ta, và nói rộng hơn là phản ánh xu thế phát triển kinh tế ở thời đại ngày nay Trên thế giới đang diễn ra sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực quản lý kinh doanh nói riêng và quản lý kinh tế - xã hội nói chung cả về 2 mặt: một là quản lý - điều hành theo khoa học (với các phương tiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 tố chất cơ bản của nhà quản lý doanh nghiệp

  1. 4 tố chất cơ bản của nhà quản lý doanh nghiệp Thời thế nào, anh hùng nấy, đã đến lúc cần ghi nhận vai trò lớp người đầy năng động tiêu biểu cho trình độ phát triền lực lượng sản xuất mới ở nước ta, và nói rộng hơn là phản ánh xu thế phát triển kinh tế ở thời đại ngày nay Trên thế giới đang diễn ra sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực quản lý kinh doanh nói riêng và quản lý kinh tế - xã hội nói chung cả về 2 mặt: một là quản lý - điều hành theo khoa học (với các phương tiện của công nghệ tin học) và hai là tiêu chuẩn nhân sự quản lý (với các yêu cầu mới về chất). Có thể nói thế kỷ XXI là thế kỷ của nhân tố con người trong mọi lĩnh vực hoạt động. Các nhà quản lý doanh nghiệp, để xứng đáng với tầm cỡ và sự tôn vinh của xã hội cần có hoặc rèn luyện để có các tố chất cơ bản tiêu biểu cho một tầng lớp tinh hoa của đất nước. Có nhà nghiên cứu đã tổng kết 4 tố chất cơ bản của nhà quản lý doanh nghiệp qua 4 chữ: Tâm, Trí, Lực và Văn với các nội dung chính như sau: Thứ nhất, chữ Tâm được đưa lên hàng đầu như là nền tảng cho các tố chất khác. Đó là ý chí lập nghiệp mãnh liệt, có tinh thần mạo hiểm để tận dụng thời cơ, tính tự tin cao ở tài năng để vượt mọi trở lực, thách thức không dễ dàng đầu hàng trước mọi nguy cơ. Có thể ví như ý chí của các ông vua đầu tiên gây dựng nên triều đại mới. Đã từng có nhiều tấm gương lớn về ý chí lập nghiệp
  2. tiêu biểu cho nhân tài quản lý trong thế kỷ XX như Edison, Ford, Honda, Bill Gates... Tâm còn là tâm huyết, tận tâm tận lực với công việc, coi công việc là tất cả ý nghĩa cuộc sống, quên cả mệt mỏi. Đó cũng là ý thức trách nhiệm cao trước xã hội, là lòng yêu nước nồng nàn, làm giàu cho mình và làm giàu cho đất nước. Một biểu hiện khác của chữ Tâm là lương tâm nghề nghiệp. Đó là ý thức làm ăn lương thiệnm, kinh doanh hợp pháp và giữ chữ Tín trong quan hệ. Nhà quản lý có Tâm tuyệt đối không làm ăn chụp giật, lừa đảo, buôn lậu, cạnh tranh tàn bạo, chạy theo lợi nhuận bằng bất cứ giá nào ... Là người nắm và sử dụng quyền lực và tiền bạc, Nhà quản lý có Tâm là người có đức tính liêm khiết, minh bạch, sòng phẳng, công bằng, biết quý đồng tiền mô hôi nước mắt của mình và của người lao động. Tâm còn có nghĩa là tự trọng, khiêm nhường, chân thành, biết cư xử lịch thiệp trong quan hệ với đối tác và người lao động. Nếu như cân nói súc tích nhất, nội hàm chủ yếu của chữ Tâm là tận tâm với tấm lòng trong sáng. Thứ hai, chữ Trí là phần chủ yếu của tài năng, đó là trí tuệ, bao gồm tầm nhìn và kiến thức, cái nền của năng lực quản lý. Trí là tầm nhìn xa trông rộng, biết dự báo nhạy bén, biết đề ra mục tiêu lâu dài, có những ý tưởng táo bạo và dám mạo hiếm có tính toán. Nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược sẽ không “ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài”. Hoạt động marketing không chỉ ở đầu ra (tiêu thụ), mà trước hết phải là công cụ để xây dựng chiến lược kinh doanh. Trí còn có nghĩa là có kiến thức về nhiều mặt liên quan đến hoạt động quản lý, vừa tổng họp vừa chuyên sâu. Giới nghiên cứu về quản lý ở Pháp đã đưa
  3. ra hướng đào tạo các nhà quản lý hiện đại (cho thế kỷ XXI) theo công thức Tefpsymspop từ các chữ cái đứng đâu các thuật ngữ: Nhà kỹ thuật (technicien), Nhà kinh tế (économiste), Nhà tài chính (financier), Nhà tâm lý (psychologue), Nhà đạo đức học (moraliste), Nhà xã hội học (socialogue), Nhà sư phạm (pédagoạue), Nhà tổ chức (organisateur), Nhà triết học (philosophe). Qua đó, ta phải hiểu rằng, nhà quản lý không cần am hiểu sâu từng mặt đó, mà chỉ là cần có kiến thức nhất định đủ để vận dụng vào thực tiễn quản lý, trong đó không dàn đều mà có tỷ lệ nhất định tùy cương vị (bao quát hay chuyên từng phần việc). Thứ ba, chữ Lực là năng lực làm việc, trong đó có tính lực (sức làm việc trí óc) và thể lực (sức khoẻ thể chất). Nhà quản lý có Lực trước hết biết rõ mình phải làm những việc gì, làm như thế nào, bằng cách gì và dùng phương tiện gì để đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất. Đó là khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành, phối họp và kiểm tra mọi khâu trong guồng máy quản lý, đưa ra được nhiều phương án, qua đó lựa chọn phương án tối ưu (tốt nhất song khả thi) và các quyết định đúng. Quản lý thực chất là quản lý con nguồn thông qua con người (ở các cấp quản lý) để tác động đến đối tượng cuối cùng. Vì vậy, năng lực quản lý được thể hiện ở năng lực dùng người (trong quan hệ với tổ chức bộ máy). Lực còn là năng lực tạo ra và khai thác tốt nguồn lực tài chính. Đó là biết huy động vốn qua các nguồn khác nhau, biết đầu tư đúng và sử dụng có hiệu quả, biết kiểm soát thu - chi chặt chẽ. Biết tổ chức công việc của bản thân cũng là một biểu hiện của Lực. Công việc của nhà quản lý rất nặng nề, phức tạp và căng thẳng, đòi hỏi phải biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và phân bố thòi gian, sức lực hợp lý. Đó là khả năng biết phân công, phân quyền để tránh ôm đồm, bao biện, bỏ
  4. việc lớn làm việc nhỏ. Lực còn đòi hỏi phong cách làm việc tốt, hài hòa các phong cách quyết đoán với dân chủ tập thể. Cuối cùng, nhà quản lý có lực phải biết giữ gìn và nâng cao sức khỏe để có thể làm việc liên tục với hiệu suất cao, tránh hội chứng stress. Tính năng động, uyển chuyển và sáng tạo là những yếu tố đặc biệt quan trọng của nhà quản lý có Lực. Thứ tư, chữ Văn ở đây hàm nghĩa văn hóa, nhân văn gồm những giá trị tinh thần trong quan hệ ứng xử, tác động đến tâm lý, tình cảm/ ý thức và hành vi của mọi đối tượng giao tiếp. Văn thể hiện tập trung trong cái thường được gọi là triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp (hay văn hóa công ty). Nhà quản lý có Văn phải xác định cho mình một tư tưởng quản lý, một triết lý kinh doanh để tạo được nét đặc sắc (tính cách riêng, hình ảnh riêng) của doanh nghiệp, qua đó tạo ảnh hưởng và dấu ấn rõ nét tới các đối tác và người lao động trong doanh nghiệp. Đó là động lực tinh thần, tạo ra sức mạnh vật chất và đó là tài sản vô hình. Văn vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính thời đại (hay còn gọi là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại). Một ví dụ điển hình là Nhật Bản đã biết “tây phương hóa” trên nền tảng những giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông, để trở thành một xã hội hiện đại, từ đó các Công ty Nhật thường có văn hóa ứng xử độc đáo, góp phần tạo nên sự phát triển thần kỳ trong thế kỷ XX. Văn là hướng mọi hoạt động vào cuộc sống của con người, vì con người, trái với triết lý thực dụng tất cả vì siêu lợi nhuận hoặc triết lý không tưởng sản xuất tự chuẩn để phân phối cào bằng. Chữ Văn còn bao hàm nghệ thuật quản lý kết hợp với khoa học quản lý, kết
  5. hợp tri thức và kinh nghiệm để xử lý linh hoạt. Đó là việc biết khai thác tốt các tiềm năng (nhân tài, vật lực) biết tận dụng các cơ hội, biết vận dụng các biện pháp và công cụ để kinh doanh phát triển nhanh và bền vững. Trên đây là khái quát những tố chất cơ bản của một nhà quản lý doanh nghiệp có bản lĩnh có trí tuệ. Những người đó sẽ được hình thành để nhận lãnh những trách nhiệm nặng nề nhất và vinh quang nhất trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thế kỷ tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2